Trong luận văn tác giả nhận định, bình luận các hiện tượng văn học một cách phản văn hóa thành những tác phẩm có văn hóa. Ví dụ: Ở trang 31 trích dẫn toàn là văn tục tĩu, thế mà tác giả luận văn hết lời cổ súy. Tác giả đã sai lầm khi không nhận ra văn hóa nghệ thuật có rất nhiều thể loại, nhưng văn học, văn chương mà thơ ca lại có vị trí nổi bật. Tính hiện thực, tính tư tưởng, tính thẩm mỹ là những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật. Từ sai lầm này, tác giả đã trình bày trong luận văn toàn văn tục tĩu, vô văn hóa trong đánh giá nhận xét mà người hướng dẫn khoa học vẫn để, hội đồng chấm luận văn vẫn cho điểm 10 thì... không hiểu nổi (chúng tôi không trích dẫn ra đây được vì nó quá tục tĩu, vô văn hóa). Nguyễn Du, Nguyễn Tuân... rất coi trọng tiếng Việt. Nguyễn Tuân từng gọi tiếng Việt là hương hỏa của ông bà để lại. Phải nâng niu quý trọng, gìn giữ sự trong sáng của nó, viết bậy, nói tục, làm thơ tục là làm nghèo, làm xấu tiếng Việt. Xin hỏi khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô giáo có dám đọc đoạn văn viết trong luận văn đó cho con mình, cháu mình nghe không?



SỰ “LỆCH CHUẨN” CỦA MỘT LUẬN VĂN

PHẠM TUẤN KIỆT

Luận văn thạc sĩ: “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa” của tác giả Đỗ Thị Thoan (tức Nhã Thuyên). Người hướng dẫn khoa học là Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, Nhà giáo ưu tú - Tổ trưởng tổ văn học hiện đại Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đạt kết quả xuất sắc với điểm 10 tuyệt đối. Dư luận cho đây là một luận văn phi văn hóa, phi đạo đức, phi lịch sử, phi khoa học, phi chính trị. Vấn đề đặt ra là Đại học Sư phạm Hà Nội - nơi đào tạo những giáo viên - kỹ sư tâm hồn của quốc gia nên tính chính quy, tính văn hóa, tính khoa học, pháp lý của luận văn cần phải hết sức nghiêm túc. Tại sao lại cho điểm 10 một luận văn tệ hại như vậy?

Lý do chọn đề tài của tác giả luận văn đã có vẻ tìm tòi, sáng tạo để đổi mới tránh trùng lặp khi làm luận văn. Tuy nhiên, tác giả và thầy hướng dẫn đã sai lầm cơ bản về những vấn đề có tính quy luật của một đề tài khoa học, tính khoa học của một luận văn. Ví dụ tác giả xác định văn hóa là một chỉnh thể bao gồm cái hiện diện và cái vắng mặt, dòng chính (mainstream) và dòng ngầm (underground). Thế nhưng, khu biệt văn hóa không đúng, vì dù văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng như thế nào đi nữa thì những tiêu chí xác định bản chất của nó cũng không thay đổi. Lẫn lộn giữa văn hóa với phản văn hóa sẽ làm tổn hại tới văn hóa và dẫn tới phản văn hóa. Vì văn hóa chỉ dung nạp những cái gì tốt đẹp, tích cực, tiến bộ, phát triển, bồi dưỡng và phát huy nhân tính, xứng đáng với con người. Chính vì thế tác giả đưa tất cả những gì thuộc “bên lề, dòng ngầm tạp pí lù” vào luận văn làm mất tính khoa học của một luận văn, đặc biệt văn phong của luận văn không khoa học.

Trong luận văn tác giả nhận định, bình luận các hiện tượng văn học một cách phản văn hóa thành những tác phẩm có văn hóa. Ví dụ: Ở trang 31 trích dẫn toàn là văn tục tĩu, thế mà tác giả luận văn hết lời cổ súy. Tác giả đã sai lầm khi không nhận ra văn hóa nghệ thuật có rất nhiều thể loại, nhưng văn học, văn chương mà thơ ca lại có vị trí nổi bật. Tính hiện thực, tính tư tưởng, tính thẩm mỹ là những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật. Từ sai lầm này, tác giả đã trình bày trong luận văn toàn văn tục tĩu, vô văn hóa trong đánh giá nhận xét mà người hướng dẫn khoa học vẫn để, hội đồng chấm luận văn vẫn cho điểm 10 thì... không hiểu nổi (chúng tôi không trích dẫn ra đây được vì nó quá tục tĩu, vô văn hóa). Nguyễn Du, Nguyễn Tuân... rất coi trọng tiếng Việt. Nguyễn Tuân từng gọi tiếng Việt là hương hỏa của ông bà để lại. Phải nâng niu quý trọng, gìn giữ sự trong sáng của nó, viết bậy, nói tục, làm thơ tục là làm nghèo, làm xấu tiếng Việt. Xin hỏi khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô giáo có dám đọc đoạn văn viết trong luận văn đó cho con mình, cháu mình nghe không?

 Hiện nay tại Đại học Sư phạm Hà Nội có số giáo sư trước đổi mới hết lời ca ngợi văn học cách mạng. Nhưng đến đổi mới (từ năm 1987), các vị lại quay sang chê bai, phủ nhận văn học cách mạng, tìm cách hạ thấp thơ văn cách mạng trong sách giáo khoa. Đây là giả danh học thuật để thực hiện các hành vi chính trị. Dùng thủ thuật “mượn miệng” người khác, người đã chết và người còn sống để bôi nhọ, phỉ báng những văn nghệ sĩ nổi tiếng có công với cách mạng và văn hóa dân tộc. Đến nay, qua luận văn của Nhã Thuyên, học trò của họ lại đi tiếp con đường của thầy và được thầy cổ vũ bằng điểm 10 xuất sắc!

Chính McNamara - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - trong thời kỳ chiến tranh xâm lược Việt Nam, 20 năm sau cuộc chiến, viết cuốn “Nhìn lại quá khứ: Tấm thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, đã thừa nhận: “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”. Ông ta nêu 11 nguyên nhân chính khiến nước Mỹ bị thảm bại, trong đó có nguyên nhân: “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc đấu tranh, hy sinh cho lý tưởng và các giá trị cơ bản của nó” (*). Tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường là cốt lỗi trong tư tưởng của nhân dân Việt Nam, là động lực để dựng nước và giữ nước thành công, đó cũng là giá trị bậc nhất trong văn hóa giữ nước của Việt Nam. Trong những năm qua, trên các diễn đàn mạng, một số kẻ trong ngoài nước đã lợi dụng chủ trương đổi mới, phát huy dân chủ để cố tình xuyên tạc, phủ định các thành quả văn học, nghệ thuật cách mạng. Đây là một âm mưu chống phá đất nước dưới dạng tinh vi, hiểm độc nhất. Điều đáng nói, những âm mưu như thế đang tìm cách len lỏi vào môi trường gioá dục để đầu độc thế hệ trí thức trẻ. Cần sớm ngăn chặn điều này trước khi quá muộn.

(*) Roert S.Mc Namara (1999), Nhìn lại quá khứ: Tấm thảm kịch và những bài học về Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.316.


Nguồn: Báo Công An TPHCM số ra ngày 26-7-2013