Khối C nguy rồi!
Thống kê nhanh của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo vừa công bố tổng số hồ sơ đăng lý dự thi Đại học – Cao ...
http://www.lethieunhon.vn/2013/06/khoi-c-nguy-roi.html
Thống kê nhanh của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng
thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo vừa công bố tổng số hồ sơ đăng lý dự thi Đại học –
Cao đẳng năm nay đạt được con số 1.700.983. Con số này nếu chia đều cho các
khối thi thì không có gì đáng nói. Thế nhưng, số hồ sơ khối C chỉ đạt 6%. Rõ
ràng, số lượng sĩ tử muốn theo đuổi ngành khoa học nhân văn đã tiếp tục giảm,
và đã đến mức báo động! Trước đây, thí sinh thi vào khối C phải chấp nhận tỉ lệ
chọi 1/30 hoặc 1/40 nhưng hiện nay tỉ lệ chọi chỉ còn 1/ 4 hoặc 1/ 5. Tỉ lệ
chọi thấp thì không ai dám tin chất lượng sinh viên sẽ cao. Ngành khoa học nhân
văn đã mất giá rồi ư? Khối C đã nguy rồi ư? Phải chăng xã hội chúng ta không
cần nguồn nhân lực gìn giữ nền tảng văn hóa, nền tảng tinh thần, nền tảng nguồn
cội nữa? Xin thưa, vẫn cần nhưng… quá nhiều vấn đề khó khăn chưa giải quyết
được.
KHỐI C NGUY RỒI
Thống kê nhanh của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng
thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo vừa công bố tổng số hồ sơ đăng lý dự thi Đại học –
Cao đẳng năm nay đạt được con số 1.700.983. Con số này nếu chia đều cho các
khối thi thì không có gì đáng nói. Thế nhưng, số hồ sơ khối C chỉ đạt 6%. Rõ
ràng, số lượng sĩ tử muốn theo đuổi ngành khoa học nhân văn đã tiếp tục giảm,
và đã đến mức báo động!
Ngay ở nhiều trường đại học danh tiếng của Đại học quốc gia
Hà Nội và Đại học quốc gia TPHCM, sự tụt dốc số lượng thí sinh nộp hồ sơ khối C
cũng khiến những người làm công tác tuyển sinh phải băn khoăn. Chẳng hạn,
Trường ĐH Sư phạm HN mùa tuyển sinh năm ngoái có số hồ sơ dự thi khối C là 4042,
nhưng đến mùa tuyển sinh năm nay thì chỉ còn 3.306. Qua khảo sát, dễ dàng thấy
rằng, qui mô trường đại học càng nhỏ thì số lượng hồ sơ dự tuyển khối C càng ít
ỏi. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết thu được vỏn vẹn 49 hồ sơ
khối C trong tổng số 12.007 hồ sơ dự thi. Vì sao có tình trạng này? Câu hỏi đã
được đặt ra nhiều năm, nhưng chưa có giải pháp, đến mùa tuyển sinh 2013 thì
thật sự đáng ái ngại.
Trước đây, thí sinh thi vào khối C phải chấp nhận tỉ lệ chọi
1/30 hoặc 1/40 nhưng hiện nay tỉ lệ chọi chỉ còn 1/ 4 hoặc 1/ 5. Tỉ lệ chọi
thấp thì không ai dám tin chất lượng sinh viên sẽ cao.
Ngành khoa học nhân văn đã mất giá rồi ư? Khối C đã nguy rồi
ư? Phải chăng xã hội chúng ta không cần nguồn nhân lực gìn giữ nền tảng văn
hóa, nền tảng tinh thần, nền tảng nguồn cội nữa? Xin thưa, vẫn cần nhưng… quá
nhiều vấn đề khó khăn chưa giải quyết được.
Thứ nhất, về mặt tâm lý, các bạn trẻ mới rời khỏi ghế trường
phổ thông cũng cơ hồ nhận ra được rằng học khối C sẽ khó xin việc làm, hoặc chỉ
xin được việc làm với thu nhập thấp. Quan niệm lý tài ấy không phải không đáng
thông cảm trong bối cảnh nhà nhà đua nhau làm giàu, người người đua nhau giàu
tiền. Khi đồng tiền được đặt lên hàng đầu thì mọi giá trị khác phải bị lu mờ
một cách xót xa!
Thứ hai, về mặt đào tạo, chất lượng sách giáo khoa và trình
độ giáo viên giảng dạy các môn Văn – Sử - Địa hơn một lần đã bị học sinh và phụ
huynh kêu ca. Thế nhưng, đã có rất nhiều hội nghị lẫn hội thảo vẫn chưa đưa ra
lối thoát về chuyện cải cách phương pháp dạy và học. Ở đây cần thành thật khẳng
định với nhau, với môn Văn thì học sinh còn cố gắng học để thi khối C, chứ hai
môn Sử và Địa thì năm nào không nằm trong danh sách các môn phải thi tốt nghiệp
thì học sinh không màng ngó ngàng tới.
Cả nước có 419 trường đại học và cao đẳng nằm rải rác ở 63
tỉnh thành, nhưng một mùa tuyển sinh chỉ có hơn 102 ngàn hồ sơ dự tuyển khối C
thì không còn là nỗi lo của riêng ai. Có ý kiến đề xuất rằng, đã đến lúc Chính
phủ đặt hàng với các trường đại học để đào tạo các ngành xã hội nhân văn cơ bản
nhằm tạo sự cân bằng cho phát triển đất nước dài lâu!
TUY
HÒA