Nghệ thuật hè phố, hay nghệ thuật dung tục ?
“Thằng Mõ 1” cần được xem như một cuộc phiêu lưu mới của Ngọc Đại. Các bài hát trong album này hầu hết được phổ từ thơ của Nguyễn Đình...
http://www.lethieunhon.vn/2013/05/nghe-thuat-he-pho-hay-nghe-thuat-dung.html
“Thằng Mõ 1” cần được xem như một cuộc phiêu lưu mới của
Ngọc Đại. Các bài hát trong album này hầu hết được phổ từ thơ của Nguyễn Đình
Chính như “Khuyến mại tình dục” hoặc “Cái nường 8x”. Là con trai của nhà thơ
kiêm nhạc sĩ lừng lẫy Nguyễn Đình Thi, nhà văn Nguyễn Đình Chính thành danh với
nhiều cuốn tiểu thuyết đề cập trực diện những mâu thuẫn và những góc khuất của
cuộc đời. Có vẻ chán văn xuôi, Nguyễn Đình Chính làm thơ theo ngôn ngữ bụi bặm
mà quần chúng lao động hay sử dụng, và chính ông tự gọi là kiểu thơ chẹc chẹc.
Thơ Nguyễn Đình Chính từng được đăng tải trên nhiều trang web văn chương uy
tín!
NGHỆ THUẬT HÈ PHỐ HAY NGHỆ THUẬT DUNG TỤC?
Công chúng nghệ thuật bỗng dưng xôn xao khi xuất hiện thông
tin cơ quan quản lý văn hóa muốn thu hồi album “Thằng Mõ 1” của nhạc sĩ Ngọc
Đại. Nguyên nhân mà nhiều người phản ứng gay gắt với “Thằng Mõ 1” không hề đưa
ra một luận giải thẩm mỹ nào, mà đơn giản là “chưa được cấp phép”. Sự nôn nóng
của dư luận đưa lại kết quả ngược, album “Thằng Mõ 1” bỗng dưng được chú ý và
được tìm kiếm khắp nơi. Thêm một lần đời sống văn hóa nước nhà phơi bày điều
trớ trêu: hễ cái gì bị đồn “cấm” lập tức gây sốt trên thị trường!
Thực ra, “Thằng Mõ 1” cần được xem như một cuộc phiêu lưu
mới của Ngọc Đại. Các bài hát trong album này hầu hết được phổ từ thơ của
Nguyễn Đình Chính như “Khuyến mại tình dục” hoặc “Cái nường 8x”. Là con trai
của nhà thơ kiêm nhạc sĩ lừng lẫy Nguyễn Đình Thi, nhà văn Nguyễn Đình Chính
thành danh với nhiều cuốn tiểu thuyết đề cập trực diện những mâu thuẫn và những
góc khuất của cuộc đời. Có vẻ chán văn xuôi, Nguyễn Đình Chính làm thơ theo
ngôn ngữ bụi bặm mà quần chúng lao động hay sử dụng, và chính ông tự gọi là
kiểu thơ chẹc chẹc. Thơ Nguyễn Đình Chính từng được đăng tải trên nhiều trang
web văn chương uy tín!
Nguyễn Đình Chính làm thơ để chơi, và Ngọc Đại phổ nhạc cũng
để chơi. Trong một xã hội cởi mở, bên cạnh dòng nghệ thuật chính thống, luôn
tồn tại dòng nghệ thuật hè phố. Chính sự đa dạng ấy làm nên tính phong phú của
công việc sáng tạo.
Nhạc sĩ Ngọc Đại nói về tác giả những bài thơ mà bản thân
phổ nhạc trong album “Thằng Mõ 1” đang gặp rắc rối: “Nguyễn Đình Chính là người
ngang tuổi tôi, đã có đời sống, có trải nghiệm, những gì ông ấy viết rất thật
với đời sống…”. Số lượng 1000 đĩa CD “Thằng Mõ 1” đã bán hết nhờ mối quan hệ
quen biết của Ngọc Đại, chứ không hề có con đường mậu dịch chuyên nghiệp nào.
Mặc dù Cục Nghệ thuật biểu diễn rất có lý khi cho rằng "phát hành
và đưa ra bán trên thị trường mà chưa được cấp phép, cấp tem là sai
phạm so với quy chế của Nhà nước", nhưng không dễ đòi hỏi tính chất
“chính chủ” cho một sản phẩm vốn sinh ra từ sự tùy hứng của “khổ chủ”.
Suốt một tháng nay,
nhạc sĩ Ngọc Đại đã tự mình đi bán đĩa, gặp ai thì bán, lúc đầu bán 100.000
đồng, sau tăng lên 150.000 đồng, có người trả tới 200.000 đồng. Đồng thời, ông
nhạc sĩ vốn được xem là một nhân vật lập dị này cũng khoe rằng, ở nước ngoài
cũng có người gọi điện về đặt mua. Nhạc sĩ Ngọc Đại không ngần ngại cho biết
đã mời một số ca sĩ, trong đó có Lam - Linh (Thanh Lâm và Linh Dung trong nhóm
Đại - Lam - Linh) thực hiện Thằng Mõ 1, nhưng tất cả đã từ chối. Vậy nên, ông
tự đệm piano và hát. Ngọc Đại cho hay, người hỗ trợ ông làm việc trong phòng
thu là nghệ sĩ Nguyễn Nhất Lý. Trước đó một số bạn bè nhạc sĩ của ông đã “sốc”
khi nghe thử trước bản nháp, nhưng ông vẫn làm vì “đó là con đường tôi cảm thấy
mình được giải thoát với nghệ thuật”. Ông cũng cho rằng, những ngôn từ của các
ca khúc trong CD không có gì là dung tục, mà đó là “sự tự do tuyệt đối trong
nghệ thuật”.
Trên nhiều diễn đàn mạng, câu chuyện xung quanh album
“Thằng Mõ 1” khá sôi sục. Bên cạnh ý kiến cũng hộ cũng có ý kiến chê bai. Ví
dụ, một bạn trẻ bày tỏ: “Cái "quái" của bác Ngọc Đại thời gian gần đây bắt đầu thái
quá và khó chấp nhận. Thời "Nhật thực", bác phổ nhạc cho thơ Vi Thùy
Linh, cũng có tục nhưng mình thấy cái tục đó vẫn rất thơ, rất đẹp, còn những ca
từ như trong bài báo trích dẫn thì đúng là khó tiêu hóa thật!”
Nghệ thuật hè phố tồn tại hay hủy diệt đều có qui luật của
hè phố. Không nên chấp nê và không nên phán xét bằng ánh mắt đã quen ngắm nghía
và xưng tụng “khuôn vàng thước ngọc”. Nếu nói “Thằng Mõ 1” dung tục thì cần xác
định giới hạn tiếp nhận của những người thưởng thức album này. Bất cứ lời lẽ
kết tội vội vàng nào dành cho “Thằng Mõ 1” sẽ có nguy cơ trở thành hành vi
quảng bá đầy tai hại!
TUY HÒA