Tình trạng hài nhảm và nhạt còn lan cả sang các nhà làm
phim, cho dù họ bỏ cả đống tiền ra làm quảng cáo, tuyên truyền, nói hay và
"tự sướng" với những lời rêu rao khen hay đến nức nở. Hóa ra khán giả
bị lừa. Hẳn nhiều khán giả còn nhớ đến trường hợp bộ phim truyền hình
"Những người độc thân vui vẻ", một kịch bản của nước ngoài đã bị dừng
giữa chừng cách đây ít năm, vì sự phản ứng của khán giả và sự lên tiếng của
giới truyền thông. Đây là một bộ phim yếu kém về diễn xuất, đuối sức
trong khâu dàn dựng, cho dù các diễn viên đều là những tên tuổi khá quen thuộc.
Sau đó là hàng loạt phim hài ra đời, kể cả phim nhựa lẫn phim truyền hình như:
"Gia sư nữ quái", "Công chúa Teen và ngũ hổ tướng",
"Em hiền như ma sơ", "Hoán đổi thân xác", "Cảm hứng
hoàn hảo"… Đặc biệt mới đây, sự xuất hiện của hai cuốn phim nhựa
"Hello cô Ba" và "Nàng Men chàng Bóng" đã đóng góp thêm cho
sự xuống dốc của dòng phim hài nhảm và nhạt này.
TẤU HÀI ĐỂ CƯỜI HAY ĐỂ KHÓC?
CHUNG TỬ
Nhìn biểu đồ đường khúc khuỷu miêu tả sự lên xuống của thị
trường sân khấu hay phim hài, mới hay đoạn cuối của đồ thị đang có nguy cơ
xuống dốc sau mươi năm rầm rộ thăng tiến. Phải chăng khán giả quay lưng hay vì
các nghệ sĩ đã cảm thấy uể oải? Hoặc vì nét duyên kia đã tàn phai làm cho cuộc
giao lưu giữa những nụ cười đứt gánh? Sân khấu đìu hiu. Vì sao thế?
1.
Nếu nhìn qua về số lượng nhóm diễn hài sau mươi năm, từ 40
đơn vị tăng lên tới con số xấp xỉ 100 tại TPHCM thì hẳn ai cũng ngỡ như sân
khấu hài phát triển hùng mạnh lắm. Thực ra, điều này tỉ lệ nghịch với biểu đồ
về chất lượng chuyên môn mà khán giả đã hình dung. Nghệ sĩ hài quen thuộc Anh
Vũ cũng thổ lộ một cách thất vọng rằng, hài bây giờ ế ẩm lắm, và rằng chỉ còn
vài tụ điểm là hoạt động đều đặn mà thôi. Nếu trước kia anh và các nghệ sĩ như
Hoàng Sơn, Minh Béo, Trung Dân, Thúy Nga… chạy sô không hết vi ệc, thì vài năm
trở lại đây, ai nấy đều chỉ tham gia mỗi tuần một suất. May ra cộng tác được
vài tụ điểm. Bản thân Anh Vũ cũng chỉ diễn một lèo, chạy 3 tụ điểm là hết việc;
tiền cát sê cũng chỉ để tiêu vặt chứ không rủng rỉnh như xưa. Chính vì điều này
mà số người diễn có tài thật sự cũng khó bon chen trong hàng trăm nghệ sĩ rởm,
kể cả khi đến với các tụ điểm trong thành phố hay xuống địa phương phục vụ bà
con.
Nhiều nghệ sĩ kêu, hiện không có mấy kịch bản hay, nhất là
kịch bản hài, nên để gây cười cho khán giả quả là khó khăn. Nhiều nhóm hay đoàn
diễn hài đều lấy tiết mục cũ để diễn kiếm ăn, nhưng cách làm này cũng không cứu
vãn được sự đổ vỡ khi các kịch bản mới trở nên bế tắc. Nhất là hiện tượng ai
cũng có thể đứng ra lập nhóm hài, nhà nhà diễn hài, tạo nên sự xô bồ và khủng
hoảng tiết mục.
Đội ngũ tác giả ít ỏi, nhưng lại sinh ra nhiều cây bút
nghiệp dư, tự biên tự diễn nên các nhóm hài giẫm chân nhau về cách diễn lẫn nội
dung. Điều này chứng minh rất rõ: Ngay cả trong Hội diễn Liên hoan sân khấu hài
chuyên nghiệp diễn ra ở Quảng Ninh cuối năm 2011, nổi lên hiện tượng trùng lặp
khá nhiều tiết mục về Thị Nở và Chí Phèo hay Mẹ Đốp, Xã trưởng. Tình trạng đáng
buồn này, chính nghệ sĩ trẻ Thu Trang, một người được mệnh danh là "Nữ
quái của tiếng cười" cũng than thở: "Sẽ chết đói vì các tụ điểm hài
dẹp hết rồi". Còn nghệ sĩ gạo cội Trung Dân tâm sự rằng, mỗi tuần anh chỉ
diễn được một đêm đã là may.
Tình trạng hài nhạt và nhàm này còn thể hiện khá nhiều và
liên tục trên các kênh truyền hình ở cả hai miền Nam, Bắc. Theo cách tính của
đạo diễn Đỗ Thanh Hải - ông bầu của chương trình "Gặp nhau cuối tuần"
(VTV3) - trước đây chẳng hạn: Mỗi năm phải làm 52 chương trình, vậy phải có
trong tay khoảng 300 kịch bản để chọn, thì lấy đâu ra có chất lượng. Gắng lắm
chương trình kéo dài tới dăm, bảy năm cũng đứt gánh, dừng hẳn một thời gian.
Nghỉ xả hơi vài năm, nhà Đài cho ra chương trình "Thư giãn cuối tuần"
thay thế, nhưng cũng chỉ được một dạo nổi lên với tiết mục "Hỏi xoáy đáp
xoay" do Tiến Dũng và Xuân Bắc diễn xuất. Nhưng rồi sau khi Tiến Dũng bỏ
cuộc chơi vì thấy "hết vị", giờ đây mọi chuyện đã trở nên gượng gạo
với sự lắp ghép khiên cưỡng và khập khiễng giữa các tiết mục hài của hai miền.
Người xem không còn đón chờ "Thư giãn cuối tuần" vì sự lờ nhờ, gượng
gạo hiện nay.
Hơn nữa, mọi chuyện càng trở nên nhàm chán, không phải chỉ ở
nội dung kịch bản, mà còn ở những gương mặt nghệ sĩ quá quen thuộc, với cách
diễn giống nhau ở mọi vai, và xuất hiện ở mọi kênh truyền hình. Ai cũng
rõ, cho dù không ít nghệ sĩ có tài như Hồng Vân, Minh Nhí, Trấn Thành, Hoài
Linh, Hạnh Thúy, Anh Vũ, Hoàng Sơn… ở Tp HCM; hay các gương mặt quen thuộc ở Hà
Nội như Công Lý, Quang Thắng, Vân Dung, Chí Trung, Quang Tèo, Văn Hiệp… nhưng
với các kịch bản yếu kém như hiện nay, thì họ có cố diễn làm sao cho đỡ vô
duyên là may. Thường ra, với không ít tiết mục, chính họ cũng không dám xem lại
mình đã diễn vai như thế nào nữa. Bởi lẽ vai không ra vai, chỉ là những tình
huống, khó có thể lấy được tiếng cười của người xem.
Bên cạnh đó, còn nhiều chương trình hài khác như "Xả xì
choét", "Cười từ nhà ra phố", "Vui bốn phương, cười tám
hướng", "Gặp nhau để cười"… dù cố gắng đến mấy cũng vẫn những
gương mặt quen thuộc đến "tã", đến "nhầu" rồi thì không cứu
vớt nổi tình trạng khán giả buộc phải nuốt "cục tức" mỗi lần bật kênh
hài. Nhất là mấy năm gần đây, nhiều tiết mục cố đem chiêu trò giễu nhại, phóng
đại những khuyết tật hay cách ăn nói của người nhà quê để gây cười quá lố bịch.
Nghệ sĩ hài Chí Trung đã có lần bộc bạch rằng, hài trên truyền hình là hài xem
miễn phí, hài "mậu dịch", ngay cả người thực hiện cũng chỉ cho là
"chuyện thoáng qua", nên làm đơn giản, sơ sài… Do đó những gì khán
giả được thưởng thức quả là không chịu nổi.
2.
Tình trạng hài nhảm
và nhạt còn lan cả sang các nhà làm phim, cho dù họ bỏ cả đống tiền ra làm
quảng cáo, tuyên truyền, nói hay và "tự sướng" với những lời rêu rao
khen hay đến nức nở. Hóa ra khán giả bị lừa. Hẳn nhiều khán giả còn nhớ đến
trường hợp bộ phim truyền hình "Những người độc thân vui vẻ", một
kịch bản của nước ngoài đã bị dừng giữa chừng cách đây ít năm, vì sự phản ứng
của khán giả và sự lên tiếng của giới truyền thông. Đây là một bộ phim
yếu kém về diễn xuất, đuối sức trong khâu dàn dựng, cho dù các diễn viên đều là
những tên tuổi khá quen thuộc.
Sau đó là hàng loạt phim hài ra đời, kể cả phim nhựa lẫn
phim truyền hình như: "Gia sư nữ quái", "Công chúa Teen và ngũ
hổ tướng", "Em hiền như ma sơ", "Hoán đổi thân xác",
"Cảm hứng hoàn hảo"… Đặc biệt mới đây, sự xuất hiện của hai cuốn phim
nhựa "Hello cô Ba" và "Nàng Men chàng Bóng" đã đóng góp
thêm cho sự xuống dốc của dòng phim hài nhảm và nhạt này.
Chắc khán giả chẳng thể quên, trong phim "Hello cô
Ba" xuất hiện cảnh Tư Lặn (Hoài Linh đóng) nhìn cô Lành tắm, nhưng không
ngờ bị ngã xuống giếng. Thế rồi từ đó, Tư Lặn có tài tiên đoán trước mọi việc
và trở thành cô Ba bói toán; và cứ thế câu chuyện được kéo dài với tất cả các
màn tấu hài ghép lại để diễn một cách cẩu thả, với những tình huống dở khóc dở
cười. Sau khi trình chiếu, phim bị dư luận khán giả lên án như một thảm họa cho
làng phim nước nhà về mọi khía cạnh. Vậy mà chẳng bao lâu sau, lại thêm bộ phim
"Nàng Men chàng Bóng", khai thác chuyện về giới đồng tính được công
chiếu, càng gây thêm sự nhiễu loạn cho người xem, cũng bởi sự lắp ghép rời rạc
những màn hài kịch ngẫu nhiên và nhạt nhẽo.
Với mục đích siêu lợi nhuận, các nhà làm phim kiểu này chỉ
cần tập hợp một số nghệ sĩ hài ăn khách và lắp ghép cho có chuyện để diễn, miễn
là gây cười. Sau đó là đưa vào công nghệ PR. Các phim đều được quảng bá liên
tục và nhấn mạnh những hình ảnh gây tò mò cho người xem, với các gương mặt hài xuất
hiện trên phim như Hoài Linh, Tấn Beo, Hiếu Hiền, Ngô Kiến Huy, Đinh Ngọc Diệp,
Phi Nhung, Việt Anh… Phim nào họ cũng gom các nghệ sĩ hài ăn khách của sân khấu
thị trường vào một nồi lẩu thập cẩm, đủ trò gây cười để câu khách. Có thể họ tự
hào vì doanh thu, nhưng xem ra theo đuổi dòng phim giải trí rẻ tiền như vậy, họ
đã có tội trong việc đem những hoàn cảnh trớ trêu của con người ra để làm trò
cười và góp phần làm lệch lạc thẩm mỹ nghệ thuật cho một số khán giả dễ tính.
3. Vậy là khoảng vài ba năm nay, sân khấu hài ở những thành
phố lớn đều có sự khủng hoảng và bế tắc trước sự đòi hỏi đổi mới của người xem.
Hiện tượng người xem quay lưng là một minh chứng. Sân khấu hài không còn sáng
đèn đêm đêm, không phải bởi ảnh hưởng của sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn
cầu, mà chính là ở chất lượng ngày càng yếu kém, thiếu sự sáng tạo, đổi mới từ
sàn diễn của các nghệ sĩ. Thật đáng buồn, khi có nghệ sĩ còn thách thức dư luận
bằng những lý sự cùn rằng, nếu không thích thì đừng bật kênh xem nữa; còn nếu
xem thì chớ kêu. Họ tuyên ngôn: "Bằng mọi cách làm cho khán giả cười, thế
thôi". Tất nhiên khán giả không bao giờ chấp nhận thái độ phản ứng như
vậy. Và sân khấu hài đã phải trả giá bởi hệ lụy đó
Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…
Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.
Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy …
Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh...
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.