Sinh thời, ông sống nghèo khổ, thiếu thốn với người vợ hiền
và đàn con nheo nhóc, mấy chục năm thuê nhà tại phố Châu Long, Hà Nội. Rồi đến
lúc chủ nhà cần tiền phải bán đi, gia đình ông trôi dạt về cuối thành phố, tận
bãi cát An Dương, bên sông Hồng, hồi 1984. Lại vẫn một ngôi nhà nhỏ, xây bằng
gạch xỉ, lợp giấy dầu, nơi bùn lầy nước đọng quanh năm. Ông sống trong hoàn
cảnh đó cho đến lúc mất. Nhưng những câu chuyện về ông luôn phảng phất đâu đó,
ám ảnh, khuất lấp sau cái bóng lầm lũi và bên những chén rượu của một thời huy
hoàng và không kém phần cay đắng…
Nhà thơ Đoàn Phú Tứ: Đường đời bao nỗi
VƯƠNG TÂM
Người cô đơn vào trận
Trước khi đi theo cách mạng hoạt động kháng chiến, năm 1945,
nhà thơ Đoàn Phú Tứ, nổi lên như một ngôi sao sáng trên văn đàn thi ca, với bài
thơ Màu thời gian. Đồng thời Đoàn Phú Tứ còn là một trong
những người mở đầu cho nền sân khấu nước nhà, qua gần 20 vở kịch nói, được ông
viết từ khi còn trẻ, trong vòng 10 năm. Đặc biệt vào năm 1937, khi mới 27 tuổi,
Đoàn Phú Tứ đã gây tiếng vang lớn qua hai vở kịch Ngã ba và Thằng
cuội ngồi gốc cây đa, và đạt tới ngôi vị hàng đầu của đội ngũ kịch tác
gia cùng với Thế Lữ, Vũ Đình Long lúc đó. Ông còn cùng với bạn bè lập ra ban
kịch Tinh Hoa và còn cho ra đời tờ báo Tinh Hoa, với vai trò là chủ
bút, tạo nên một không khí hào hứng sôi nổi cho những hoạt động sân khấu nước
nhà vào đầu thập kỷ 40, thế kỷ trước.
Thêm nữa, hình ảnh Đoàn Phú Tứ thêm một lần lừng danh khi là
một trong 6 cái tên nổi tiếng như Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn
Xuân Khoát, Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh thành lập nhóm Xuân Thu nhã tập vào
năm 1942, với những tôn chỉ mục đích về sáng tác văn học nghệ thuật đổi mới.
Xuân Thu nhã tập tìm cách tháo gỡ những bế tắc, từ cái “Tôi” quanh quẩn của đội
ngũ văn học trẻ lúc đó, hướng tới cái “Ta” gắn kết với cộng đồng và những số phận
bên ngoài cần quan tâm.
Bài thơ Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ, in
trên báo Ngày nay, số tết 1940, được coi là tiêu biểu cho sự đổi mới
về cả hình thức lẫn nội dung, mà Xuân thu nhã tập theo đuổi. Ngay sau đó, bài
thơ được nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát phổ nhạc và ca khúc được phổ cập nhanh chóng
trong giới trí thức học sinh, sinh viên. Thậm chí, ba mươi năm sau, bài thơ vẫn
được nhạc sĩ Phạm Duy phổ và nổi tiếng qua các giọng hát Thanh Thúy, Khánh Hà,
Ý Lan, Thái Hiền…
Đoàn Phú Tứ, ở tuổi 35, gánh hành trang của mình theo kháng
chiến và trở thành đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của chính quyền cách mạng
(1946). Ông tham gia với nhiều cương vị: giảng viên Trường Nghệ thuật Liên khu
IV, Liên khu V, viết kịch và làm báo ở Thanh Hóa. Năm 1948, Đoàn Phú Tứ được cử
về Đại Từ, Thái Nguyên làm Tạp chí Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam
và tham gia Thường vụ Đoàn Sân khấu Việt Nam. Thời gian này, Đoàn Phú Tứ chuyên
tâm sáng tác, giảng dạy và đi thực tế lấy vốn sống để viết kịch. Một năm sau,
ông cho xuất bản tập kịch Trở về, với nhiều đề tài phong phú
phản ánh gương những người chiến sĩ và đồng bào quyết một lòng hy sinh và cống
hiến cho cuộc cách mạng trường kỳ gian khổ của dân tộc ta.
Nhưng rồi bất ngờ có một chuyện đã xảy ra với Đoàn Phú Tứ
tại Việt Bắc, năm 1950. Ấy là khi ông nhận được giấy mời dự đám cưới của một
cán bộ thuộc Cục Quân nhu, mà người chủ hôn lúc đó không ai khác chính là Trần
Dụ Châu, Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu. Đoàn Phú Tứ không thể không đi, nhưng
trong thâm tâm lại đè nặng những nỗi niềm suy tư ẩn giấu. Bởi lẽ, nhiều điều
khuất tất, gian lận và tham nhũng của Trần Dụ Châu, bấy lâu đã thể hiện.
Hắn là một hình ảnh tệ hại của những chiến sĩ ngoài mặt
trận, bởi lẽ đến cái màn, cái áo mền trấn thủ của chiến sĩ mà hắn cũng còn bớt
xén vật liệu và số lượng để đút tiền vào túi. Nhưng không hề có ai dám lên
tiếng tố cáo, đấu tranh. Vậy mà đến đám cưới của thuộc hạ, hắn lại xa xỉ đến
bất ngờ. Lợn gà đem giết mổ chất đầy bờ sông Nông Giang. Nhiều bà con nông dân
còn nghĩ đến mức, nếu có múc nước sông lên lúc đó nấu canh cũng ngọt, cũng
ngon. Cùng với đó, trên bàn tiệc nào là sơn hào, hải vị, rượu tây, thuốc lá
ngoại, đều được chuyển từ Hà Nội lên.
Tiệc cưới được bày linh đình dưới ánh sáng của hàng trăm
ngọn nến, cùng với ban nhạc sống diễn ra tại một ngôi đình lớn ở Phú Bình, Thái
Nguyên. Mọi sự ồn ào, khuếch trương, lãng phí làm cho tâm trạng Đoàn Phú Tứ mỗi
lúc thêm một nặng nề, khắc khoải. Không ngờ lúc đó, Trần Dụ Châu oai phong tỏ
rõ quyền uy, lên tiếng yêu cầu Đoàn Phú Tứ sáng tác bài thơ ca ngợi đám cưới,
để làm vui lòng cô dâu, chú rể và mọi người. Đoàn Phú Tứ như chết lặng, một lúc
sau bất ngờ đứng dậy, nói mình sẽ đọc một câu thơ mới chợt nghĩ ra. Mọi người im
lặng. Đoàn Phú Tứ nghẹn lòng và đọc to từng chữ một: “Bữa tiệc chúng ta sắp
chén đẫy hôm nay/ được dọn bằng xương máu của chiến sĩ”.
Trần Dụ Châu quát lên, cho rằng nhà thơ láo xược, và tên cận
vệ xông tới tát Đoàn Phú Tứ. Nhà thơ ngay lập tức bỏ tiệc cưới ra về. Đêm hôm
đó, Đoàn Phú Tứ viết một bức thư gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chức danh
đại biểu Quốc hội cùng những lời tố cáo đanh thép, cộng thêm những dẫn chứng và
dư luận xấu về Trần Dụ Châu. Với tính cách mạnh mẽ thẳng thắn, nhà thơ đã dũng
cảm tố cáo tệ nạn tham nhũng đang diễn ra ngay trong hàng ngũ cán bộ cách mạng,
làm tiền đề cho một vụ án hình sự đầu tiên trong chính phủ ta ngay tại chiến
khu Việt Bắc.
Với tội danh tham nhũng chất đầy, qua những điều tra cụ thể
và những chứng cứ không thể chối cãi, Đại tá Trần Dụ Châu đã bị lãnh án tử
hình, cùng đồng bọn phải nhận các án tù thỏa đáng. Nhà thơ Đoàn Phú Tứ nổi danh
là một chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận chống tham nhũng. Nhưng thật trớ trêu
thay, với những tâm trạng ngày càng nặng nề làm lung lay trái tim thi sĩ đa
cảm. Có thể vì sự mệt mỏi hay cả nghĩ về câu chuyện mình đã làm nên bản án tử
hình có một không hai vừa qua? Hoặc rất có thể sau những đoạn đường đầy hoan lộ
thi ca và sân khấu, nhà thơ muốn có sự vận động chuyển hướng mà không thấy nổi
một con đường mới mở ra trước mắt. Phải chăng vì thế mà ông đã bỏ lại sau lưng
cái tên Đoàn Phú Tứ lừng lẫy một thời và chấm dứt sáng tác từ đó.
Giải thưởng dịch thuật và hai lần được kết nạp Hội
Nhà văn
Với tấm bằng học Đại học Luật tuy còn dở dang, nhưng vì
tiếng tăm văn chương và trình độ tiếng Pháp rất giỏi, nhà thơ Đoàn Phú Tứ vẫn
tìm được những công việc thật hợp với mình. Ông đã đi dạy học nhiều nơi trong
thành phố và nổi tiếng là một người đẹp trai có duyên ăn nói. Nhưng thời buổi
mỗi ngày một khó khăn, năm 1952 ông lấy vợ và sinh đôi ngay hai con trai
đầu tiên, nên nhà thơ gần như “múa tay trong bị” vậy. Cái nghèo ập đến, nhất là
khi Đoàn Phú Tứ bị mất việc, cả nhà bí bách kiếm ăn lần hồi từng bữa. Cũng may,
bà Khiêm vợ ông, còn là công nhân nhà nước, lại chịu khó buôn bán, đan len
thêm. Thế là miếng cơm manh áo, ông đành trông cậy vào người vợ tần tảo, chịu
thương chịu khó, với nhiều mặc cảm tê tái.
Rồi một lần tình cờ ông được mời dạy học ở Trường Albert
Sarraut, với môn Văn bằng tiếng Pháp và có một hợp đồng dịch đặt sẵn trên bàn.
Thế là từ đó, với bút danh Tuấn Đô, ông dịch liên tục một số tác phẩm văn học
và kịch tác gia nước ngoài, như Môlie, Sếchxpia, Ipxen, Đơ Muyxê… Chính vì tài
năng dịch thuật, mà ông được mời là thành viên đầu tiên sáng lập Hội Nhà văn
Việt Nam
năm 1957.
Sau này thôi dạy học vì trường của người Pháp không còn nữa,
ông toàn tâm toàn ý cho công việc dịch thuật suốt 20 năm trời. Với tài năng văn
chương Việt bẩm sinh, nhà thơ Đoàn Phú Tứ có những bản dịch thật sự xuất sắc,
vang danh một thời như: Đỏ và Đen của Stăngđan (NXBVH-1971) và
Păngtagruyen của Rabơle (NXBVH-1981). Hàng chục cuốn sách dịch
được đến tay độc giả, cái tên Tuấn Đô nổi lên như một thương hiệu của Nhà Xuất
bản Văn Học. Nhiều bạn đọc chờ đón sách dịch của ông, nhiều nhà văn cũng tìm
đến những bản dịch của ông để tích lũy ngôn ngữ, bởi lẽ văn của ông không những
chính xác mà còn đẹp về văn phong và đa dạng về tu từ. Sự đóng góp của ông đối
văn học nước nhà quả là đáng kể. Chính vì lẽ đó, năm 1983, ông đã được Hội Nhà
văn Việt Nam
tặng Giải thưởng Văn học dịch.
Nhưng có chuyện vui sau đó hai năm, khi Hội Nhà văn tổ chức
kết nạp ông, với danh nghĩa hội viên dự bị (năm 1985 vẫn còn thủ tục này),
không biết rằng chính Đoàn Phú Tứ đã là hội viên sáng lập Hội từ năm
1957. Nhà thơ cũng chẳng hề có ý kiến gì, hay có thể ông cũng quên, vì đã
75 tuổi. Vậy mà, tới hai năm sau đó, Hội mới công nhận ông là hội viên chính
thức (1987). Thủ tục kết nạp được chưa được bao lâu, thì năm 1989, nhà thơ Đoàn
Phú Tứ, kiêm dịch giả Tuấn Đô ra đi. Khi đến viếng và đưa tiễn ông tại gia ở
bãi An Dương, mọi người mới phát hiện ra điều này. Ai cũng thấy chuyện ông “bị”
kết nạp lại mà ngậm ngùi bao nỗi.
Mãi đến năm 1992, Hội Nhà văn làm cuốn Kỷ yếu các
nhà văn Việt Nam
hiện đại, mới ghi ông vào danh sách hội viên sáng lập Hội từ năm 1957.
Vậy quả là Màu thời gian vẫn đẹp qua bao lận đận, bởi trong tâm hồn Đoàn Phú
Tứ, cho dù: “Duyên trăm năm đứt đoạn/ Tình một thuở còn hương/ Hương thời
gian thanh thanh/ Màu thời gian tím ngát” (Màu thời gian)
Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…
Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.
Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy …
Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh...
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.