Nhà phê bình Bùi Việt Thắng đáng giá: “Có vẻ như về kĩ thuật
tiểu thuyết, Đào Thắng không thuộc số những cây bút tân kì cả trong Nước mắt
cũng như Dòng sông mía (không có “dòng ý thức”, không có “hậu hiện đại”…),
nhưng đọc vẫn giữ được nhiều ấn tượng, nhiều ám ảnh nghệ thật. Vì sao? Tôi nghĩ
cái chinh phục độc giả trong trường hợp này là chất sống (hay là vốn sống) của
nhà văn. Đào Thắng còn rất nhiều dự định sáng tác tiểu thuyết, vì chỉ có tiểu
thuyết – theo quan niệm của ông và nhiều nhà văn khác – mới có thể ôm trùm, kể
hết được về cái thực tại đời sống vốn lúc nào cũng mênh mông, nhiều bí mật và
mời gọi. Đào Thắng trong tiểu thuyết chọn một lối kể chuyện giản dị, không
nhiều điểm nhìn trần thuật, bằng cách “xông thẳng” vào các biến cố, sự kiện bên
ngoài hay những diễn biến bên trong tâm lí nhân vật”.
“NƯỚC MẮT” ĐỔ VÀO “DÒNG SÔNG MÍA”
BÙI VIỆT THẮNG
Tiểu thuyết Nước mắt của Đào Thắng (in lần đầu năm 1991)
nhận Giải thưởng Văn học về đề tài Quốc phòng và An ninh Hội Nhà văn Việt Nam
(1991 -1993), Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng (1989 -1994). Mười bốn năm sau,
Đào Thắng nhận Giải thưởng (Hạng A) Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ hai, 2002
-2005, của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Dòng sông mía (xuất bản lần đầu
2004, tái bản 2004, 2005, 2006). Khởi viết tiểu thuyết Nước mắt từ năm 1982,
điều đó cho thấy, Đào Thắng tỏ rõ bản lĩnh nghệ thuật của một nhà văn trải qua
thử thách “lửa đỏ và nước lạnh” của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Nước mắt là một cuốn tiểu thuyết thuộc dạng phải đọc một
mạch, tiếp thu tức thì và đọc xong có một ấn tượng mãnh liệt và duy nhất (gần
giống với lối tiếp nhận truyện ngắn). Nó thuộc dạng thức tiểu thuyết ngắn (205
trang), loại sau này khá phổ biến trong văn chương đương đại Việt Nam, thường
có độ nén chặt về dung lượng, kết cấu gọn nhẹ và đa dạng, sự giản lược
cốt truyện, ít nhân vật, cách kể tốc độ…
Nước mắt của Đào Thắng chọn một góc nhìn khác về chiến
tranh, từ góc nhìn này giúp chúng ta nhìn rõ hơn cuộc chiến tranh đã qua đối
với cả cộng đồng, và quan trọng hơn đối với mỗi cá nhân. Nếu nhân vật Kiên
trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh bị nhấn chìm trong hồi ức chiến tranh –
một cuộc chiến tranh mang gương mặt buồn thì nhân vật Thái trong Nước mắt của
Đào Thắng bị nhấn chìm trong hủy diệt của chiến tranh – một cuộc chiến tranh
mang gương mặt của cái ác và cái xấu. Mở đầu tiểu thuyết Nước mắt, nhà văn đã
ngay lập tức cho độc giả biết mục đích viết của mình “Tôi phải lục tìm những
câu chuyện đã xảy ra, một công việc quá nặng nhọc, có thể trái ý mình, nhưng
không thể khác được, phải lục lọi, bới ra từ tro tràn, từ trong khói đen của dĩ
vãng, từ sự ẩn giấu trong lòng người, mà con người đã rải lên lớp gio giấu kín
nó đi, có thể chính ngòi bút đã lấp đi, một sự lấp liếm đầy đau khổ và dằn vặt.
Thế là, tôi đã tự bộc lộ nơi ẩn nấp của chính mình” (NM, tr.5). Chiến tranh,
như ai đó nói, đã lột trần tất cả, từ sự vật đến con người, không ai được phép
dối trá trước sự thật khắc nghiệt của nó. Mở đầu tiểu thuyết là một cảnh ngoạn
mục: Hà đi tìm Thái ở một đơn vị pháo cao xạ đóng ở đất Nghệ An đầy gió Lào và
cát trắng, họ mới cưới nhau và sắp có con, chị liều mình đi tìm chồng trong
khung cảnh đạn bom ngất trời. Có cái gì đó như là điềm báo chẳng lành trong
cảnh đoàn viên ngắn ngủi giữa chiến tranh khi mở đầu tiểu thuyết, trước khi Hà
xuất hiện, tác giả lại “quay cận cảnh” một tổ chim chấp chới giữa hoang tàn đổ
nát “Một con chim mái đang ấp trứng dưới gốc bụi cây xương rồng gai đâm tua
tủa. Trong đôi mắt đau đáu khô khao vì gió cát bỗng bừng lên cái ánh vui mừng
của kẻ sắp làm mẹ (…). Đang xòe hết đôi cánh ủ kín ổ trứng, con chim bỗng nhiên
ngẩng đầu, như có một tín hiệu lạ nhập vào người, làm cho sức lực bừng dậy, nó
đập cánh vụt lên qua đám xương rồng cát. Một bên cánh bị gai cào, xước da chảy
máu, con chim không hề hay biết. Một bên cánh xõa ra, nó vẫn vút lên cao, treo
lơ lửng bên trên một khẩu pháo và kêu lên thảng thốt” (NM, tr. 6 -7). Con chim
ấy giống người vợ thương yêu của Thái bởi Hà cũng sắp được làm mẹ. Nhưng chiến
tranh tàn độc đã cướp đi sinh mạng của cả hai mẹ con chị trên đường trở về sau
chuyến thăm chồng vội vã nhưng viên mãn hạnh phúc, một thứ hạnh phúc hiếm hoi
mà con người được thụ hưởng trong chiến tranh. Tưởng chừng như Thái không còn
nước mắt để khóc thương cho vợ con. Nhưng rồi vết thương chiến tranh, theo thời
gian, cũng dần dần lên da non khi Thái gặp Xuân và được cô trao cho tình yêu
đầu đời trong trắng và mãnh liệt. Xuân là điểm tựa tinh thần mới của Thái. Cô
đã khóc khi dũng cảm cứu Thái khỏi dòng nước dữ suýt nhấn chìm anh. Và cô đã
khóc khi cả hai người rơi vào một tình huống ngàn cân treo sợi tóc, căn hầm họ
trú nấp bị sập, tấm sắt dày ở cửa ra vào bị phủ xăng đặc đã bén lửa. Xuân đã
“Khóc lên một cách tuyệt vọng”, và khi không còn cơ hội thoát ra khỏi hầm, khi
thần chết lừ lừ tiến tới sát thì “Cô gái khóc nấc lên” lần cuối “Hai con người
trẻ tuổi, tràn đầy sức lực, không còn gì che đậy, ôm lấy nhau trong giây phút
cuối cùng của cuộc sống” (NM, tr. 208). Một kết thúc bi tráng bởi nước mắt đã
chảy cạn kiệt, những giọt nước mắt khiến các thế hệ độc giả có lương tri biết
căm thù chiến tranh mang bộ mặt của cái ác và cái xấu. Nước mắt vừa là nhan đề
tác phẩm vừa là một biểu tượng nghệ thuật về nỗi đau khổ của con người do chiến
tranh gây ra, và những giọt nước mắt ấy đã cảnh tỉnh chúng ta trong cuộc sống.
Dòng sông mía (2004) ghi nhận cuộc bứt phá của Đào Thắng
trong lộ trình sáng tác tiểu thuyết. Nếu chiến tranh phơi bày bộ mặt cái ác,
cái xấu một cách công khai, trực diện khiến con người dễ dàng nhận ra và có
cách thức chống trả thì cái ác, cái xấu trong đời thường lại thường được ngụy
trang khéo léo dưới nhiều kiểu cách mặt nạ khác nhau. Dòng sông mía của Đào
Thắng cố gắng giải mã bằng hình tượng nghệ thuật một câu hỏi nhức nhối “cái ác,
cái xấu từ đâu ra?”. Viết cuốn tiểu thuyết tâm huyết thứ hai này, Đào Thắng
muốn “lột mặt nạ” cái ác, cái xấu vốn được che đậy, ngụy trang khéo léo bởi
những con người có chức quyền hoặc thậm chí không cần che đậy, trái lại lộ
liễu, trắng trợn, bạo tàn của những người sống hoang dã, bản năng. Đã một thời
kì khá dài nhà văn của chúng ta bị chi phối bởi thuyết “quyết định luận tính
cách đối với hoàn cảnh” mà xem nhẹ yếu tố hoàn cảnh đã ảnh hưởng và quyết định
tính cách như thế nào. Nhà văn hiện đại Nga I. Bônđarep (tác giả của nhiều tiểu
thuyết nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt như Bến bờ, Trò chơi, Tuyết cháy…)
đã có một ý sâu sắc về vấn đề này “Đúng thế, tất cả chúng ta đều là tù binh của
hoàn cảnh và không một ai được tự do hết. Điều đó thật khủng khiếp, thật tuyệt
vọng và hèn hạ…Nhưng đó cũng phải có một cái ý nghĩa hợp lí nào đó chứ”. Có thể
nói, văn học Đổi mới đã giúp nhà văn có điều kiện trở lại những nguyên tắc của
chủ nghĩa hiện thực trong sáng tạo văn chương. Trong Dòng sông mía, qua nhân
vật Lẹp, Đào Thắng đã chỉ ra một cách khá thuyết phục ngọn nguồn của cái ác,
cái xấu nẩy sinh trong đời sống xã hội. Lẹp, một trong những nhân vật chính
mang chủ đề tiểu thuyết đã được “Sinh ra trong tà ám, nuôi dạy trong hận đắng
và nó được giáo dục bằng một cách khác, kích thích sự thù hận phân chia. Nó
được bồi đắp bằng sự hung hãn của cái ác”. Mặc dù phạm vi sinh tồn và hoạt động
của nhân vật này chủ yếu diễn ra ở phần I tiểu thuyết – Lửa hoang (chiếm khoảng
1/2 số trang) – nhưng cái ác, cái xấu mà nó gieo rắc thì còn gây ra nhiều hệ
lụy trong đời sống. ở phần II tiểu thuyết – Máu của đất – thì nhân vật
Lẹp vẫn “sống nhăn răng” với đời, với người, hắn ta đã thực sự bán mình cho quỷ
dữ (Lẹp toàn gây ra những chuyện động trời: loạn luân với cô Bé – cùng cha khác
mẹ – giết em vợ, lấy cô Bê lớn, trở thành cốt cán trong cải cách ruộng đất, sa
đọa và biến chất…Tóm lại đó là quá trình tha hoá của con người trong một hoàn
cảnh đầy rẫy những điều phi lí). Có thể nói những “những trò chơi của số phận”
được Đào Thắng dựng lên khá đặc sắc qua các nhân vật ông Quỹ Nhất, bà Cả Thuần,
Lẹp, cô Bê lớn, Khuê, Mận, bà Mến. Bà Mến – mẹ thằng Lẹp gọi con mình là hiện
thân của cái ác. Khi bà khoác cái bọc khăn vuông bọc đứa cháu quái thai, đi
thẳng xuống dòng sông của thiên đường “tâm bão”, kêu lên lời Chúa trời trong
Kinh thánh “Nếu các người nhẹ dạ quên cái ác thì cái ác sẽ trở lại với bộ mặt
ghê gớm hơn, ở chỗ này và chỗ khác, nơi này và nơi khác, nước này và nước khác;
nó có thể đến tận nước đức Chúa trời (D.S.M. trang 266). Đó là sự cảnh báo, sự
tiên cảm về cái ác đang trở lại.
*
Có vẻ như về kĩ thuật tiểu thuyết, Đào Thắng không thuộc số
những cây bút tân kì cả trong Nước mắt cũng như Dòng sông mía (không có “dòng ý
thức”, không có “hậu hiện đại”…), nhưng đọc vẫn giữ được nhiều ấn tượng, nhiều
ám ảnh nghệ thật. Vì sao? Tôi nghĩ cái chinh phục độc giả trong trường hợp này
là chất sống (hay là vốn sống) của nhà văn. Đào Thắng còn rất nhiều dự định
sáng tác tiểu thuyết, vì chỉ có tiểu thuyết – theo quan niệm của ông và nhiều
nhà văn khác – mới có thể ôm trùm, kể hết được về cái thực tại đời sống vốn lúc
nào cũng mênh mông, nhiều bí mật và mời gọi. Đào Thắng trong tiểu thuyết chọn
một lối kể chuyện giản dị, không nhiều điểm nhìn trần thuật, bằng cách “xông
thẳng” vào các biến cố, sự kiện bên ngoài hay những diễn biến bên trong tâm lí
nhân vật. Đây là cách kể trong tiểu thuyết Nước mắt “Cách đây đã hai mươi năm.
Chuyện xảy ra như đã cũ lắm rồi. Tôi đi tìm cái cũ để rao bán cho con người ư?
Hay chỉ ghi lại cái gì tinh chất được sàng lọc qua thời gian và trong trí nhớ,
để độc giả cùng sống lại, cùng tôi nguyện ngắm, như cách nói của người Thiên
chúa giáo, một thời chiến tranh mà chúng tôi từng chịu đựng, thời chiến tranh
mà kẻ thù định đưa dân tộc chúng tôi trở về thời kì đồ đá” (NM, tr.5). Cứ chân
thành, cứ nhẩn nha và thủ thỉ như thế nhà văn đã dần dà chinh phục độc giả thời
nay vốn thông minh nhưng đôi khi cũng hơi khó tính và đỏng đảnh. Đào Thắng hoàn
toàn tỏ ra tự tin vào những điều mình kể trong tiểu thuyết vì nhà văn không
“rao bán” quá khứ mà chỉ muốn kể lại để được chia sẻ những gì mình trải nghiệm.
Tự tin, điềm tĩnh và chân thành khi viết chính là sức mạnh ngòi bút tiểu thuyết
Đào Thắng. Màu mè, hoa mĩ, hợp “mốt” hay không hợp “mốt” hình như là xa lạ với
nhà văn này. Tôi nhìn thấy mẫu hình nhà văn lao động cật lực trên cánh đồng chữ
nghĩa của mình đã khiến cho Đào Thắng gần với Nguyễn Xuân Khánh, Ma Văn Kháng,
Lê Lựu trong địa hạt sáng tác tiểu thuyết.
Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…
Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.
Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy …
Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.