Hoàn thành bản thảo Mùa lá rụng trong vườn, gửi tới Nhà xuất
bản Phụ nữ, Ma Văn Kháng đi thực tế nông thôn Hà Nam 6 tháng. 6 tháng xa Hà
Nội, tuy yên tâm vì đã ký thác “đứa con tinh thần” của mình cho những bà đỡ tin
cậy: Giám đốc Nhà xuất bản Phụ nữ lúc này là nhà văn Nguyệt Tú và người biên
tập cuốn sách là cô Mai Quỳnh Giao - một biên tập viên trẻ trung, xinh xắn,
giàu năng lực thẩm mỹ, nhưng lòng dạ Ma Văn Kháng vẫn không khỏi bồn chồn. Làm
sao mà không bồn chồn lo lắng? Vì lúc này, các xuất bản phẩm đều được kiểm tra,
xét nét rất kỹ lưỡng. Quả nhiên, sau đợt công tác ở nông thôn dài trở về, Ma Văn
Kháng được đọc bản thảo của mình vừa biên tập ở NXB, thấy nhiều đoạn bị cắt bỏ
thì vô cùng hốt hoảng và vội gọi điện tới ngay Giám đốc – nhà văn Nguyệt Tú.
MAY HƠN KHÔN
- Xin chào chị Nguyệt Tú. Thưa chị, tôi mới đi công tác về,
được biết là cuốn sách của tôi bị cắt nhiều đoạn quá, nên quả thực...
- Anh đã xem lại chưa?
- Thưa chị, tôi đã xem lại. Và quả thực là... nếu cuốn
sách bị cắt nhiều đoạn như thế thì có lẽ là nên... thôi, không in nữa chị ạ.
- Anh cứ bình tĩnh, anh Ma Văn Kháng!
- Vâng, thưa chị. Chị cũng là một nhà văn nên chị hoàn toàn
có thể thông cảm với tâm trạng xót xa, thậm chí đau đớn của tôi lúc này...
- Anh Ma Văn Kháng ơi, anh hãy bình tĩnh. Tôi sẽ đọc lại
những đoạn bị cắt với tinh thần và ý thức của một nhà văn.
Hai hôm sau, Ma Văn Kháng thở phào. Giám đốc Nguyệt Tú gọi
điện cho ông báo tin, đồng ý lấy lại gần hết những đoạn trước đó biên tập viên
có ý định cắt bỏ.
Sau chuyện này, khi có người hỏi, Ma Văn Kháng tâm sự:
- Tôi có tài cán thuyết phục gì đâu! Chẳng qua là may hơn
khôn. May là tôi gặp Giám đốc Nguyệt Tú, một nhà văn có tài, có tâm, có hiểu
biết, chứ nếu không thì... Mà anh biết rồi đấy, nhà văn nước ta như loại tôi,
ngoài mấy con chữ ra, còn có tài cán gì đâu; họ yếu ớt lắm!
Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…
Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.
Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy …
Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh...
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.