Họa sĩ Thành Chương- con trai cả của nhà văn Kim
Lân vừa hoàn thiện một không gian tưởng niệm cha mình tại Việt phủ Thành
Chương. Trước đó, 6 người con của nhà văn Kim Lân cũng đã làm một khu lưu niệm
ông tại nhà con gái cả, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền tại số nhà 35 ngõ 424 đường
Trần Khát Chân- Hà Nội. Như vậy những người yêu mến nhà văn Kim Lân từ nay có
hai địa chỉ có thể thăm viếng và chiêm bái các hiện vật cũng như tinh thần của
nhà văn. Tuy nhiên, trong môt số bài báo gần đây có đề cập đến chuyện các con
nhà văn Kim Lân có những tranh cãi bất đồng trong chuyện làm nhà lưu niệm cho bố…Để
tránh những hiểu lầm không đáng có trong dư luận và bạn đọc, nhất là những độc
giả yêu mến nhà văn Kim Lân, 6 người con của nhà văn
Kim Lân gồm họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Mạnh Đức,
Nguyễn Từ Ninh, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Việt
Tuấn có đôi điều chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh câu chuyện này….
Chị và em và di nguyện người quá cố
HỘI QUÂN
Nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân tại số nhà 35 ngõ
424 Trần Khát Chânđược các con nhà văn
Kim Lân bắt đầu thực hiện từ giữa năm 2011 tại nhà họa sĩ Nguyễn Thị Hiền – con
gái cả nhà văn Kim Lân và đã được khánh thành vào ngày 05/01/2012. Lễ ra mắt
nhà lưu niệm có rất đông bạn bè văn nghệ sĩ và những bạn đọc yêu mến nhà văn
Kim Lân tới dự. Ai cũng mừng vì từ nay có một địa chỉ văn hóa để họ có thể tới
thăm viếng, chiêm ngưỡng những kỷ vật gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của
tác giả “Vợ nhặt”.
Về việc làm nhà lưu niệm cho bố Kim Lân, họa sĩ
Nguyễn Mạnh Đức chia sẻ: “Bố tôi cả lúc khỏe mạnh cho đến lúc trước khi mất đều
dặn tất cả các con, các cháu và họ hàng là sau này khi bố mất dứt khoát không
đưa bất kỳ thứ gì liên quan đến ông lên Phủ Thành Chương vì ông là nhà văn của làng quê, của những người nghèo
khổ, ông không muốn chết rồi “nghênh ngang” lên phủ làm gì . Nếu đưa được bố về
quê là đúng tâm nguyện của bố nhất”.
Anh Nguyễn Tiến Dũng, con trai nhà văn Kim Lân
nói thêm: “Sau khi bố tôi mất, chúng tôi
nghĩ rằng làm nhà lưu niệm cho bố ở nhà Hạ Hồi là hợp lý nhất, nên cả nhà đã thống
nhất giao cho anh Thành Chương làm. Đó cũng là nơi mà các con cháu có thể “quấn
túm”(chữ của Nhà văn Kim Lân - PV) tập trung về cúng giỗ, thờ tự, gặp gỡ nhau.
Song rất tiếc là 3 năm sau ngày bố mất, anh Thành Chương vẫn không làm nhà lưu
niệm cho cha tại đây. Chúng tôi đã không thể thống nhất phương án giữ lại ngôi
nhà ở Hạ Hồi được, vì không có người trông nom, và nếu không làm nhà lưu niệm và
không cúng giỗ bố mẹ, ông bà, tổ tiên ở đây thì giá trị của ngôi nhà không được
phát huy tác dụng nên đã phải bán đi”.
Họa sĩ Nguyễn Từ Ninh, con trai Nhà văn Kim Lân
nói: “Anh chị em chúng tôi đóng góp một khoản tiền giao cho anh Chương để anhChương làm nhà lưu niệm cho bố trên Phủ, dẫu
biết rằng nguyện vọng của bố là không muốn lên đó. Toàn bộ đồ đạc, kỷ vật liên
quan đến bố Kim Lân, chúng tôi chuyển hết lên Phủ cho anh Thành Chương. Nhưng rồi
1 năm qua đi, đồ đạc của bố vẫn được đóng gói nguyên xi nguyên kiện trên Phủ
Thành Chương. Hỏi anh Chương thì anh Chương bảo, nếu anh Chương làm nhà lưu niệm
cho bố trên Phủ thì nơi đó không được dính dáng đến bất kỳ ai trong gia đình,
vì nhỡ đâu sau này các anh em lại đòi anh Chương chia tiền bán vé vào Phủ vì
có nhà lưu niệm của bố ở đây. Còn nếu phải liên quan đến mọi người thì mọi
người lên mà lấy đồ của bố về anh không làm nhà lưu niệm cho bố nữa”.
Họa sĩ Nguyễn Việt Tuấn, con trai út của nhà văn
Kim Lân chia sẻ thêm: “Anh chị em chúng tôi đều ngạc nhiên khi anh Chương bảo sẽ
làm nhà lưu niệm cho bố ở trên Phủ mà không dính dáng gì đến các thành viên
khác trong gia đình, coi như đây là một công trình riêng của anh Chương. Chúng
tôi đề nghị đây phải là công trình chung của tất cả mọi người trong gia đình,
vì bố không của riêng ai, kỷ vật và những gì bố để lại cũng là của chung của
các con. Quan điểm của anh Chương là nếu thế thì không làm, mọi người lên mà lấy
đồ của bố về anh không tham gia cùng mọi người. Anh Chương hẹn ngày giờ để các
em lên phủ lấy đồ về. Chính tôi và các anh chị em còn lại đã lên Phủ chở đồ của
bố về. Chị Hiền lúc đó đang ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi nghĩ rằng nếu
anh Chương không làm nhà lưu niệm cho bố ở trên Phủ, thì chúng tôi sẽ làm. Ban
đầu anh em dự định sẽ chở đồ về nhà anh Đức và làm lưu niệm cho bố ở đấy, nhưng
rồi lại quyết định làm ở nhà tôi. Nhưng nhà tôi chật quá. Nghĩ đi nghĩ lại mọi
người thống nhất phương án là sẽ chở đồ về nhà chị Hiền ở phố Trần Khát Chân.
Nhà có không gian rộng, yên tĩnh, chị Hiền thì sống ở TP Hồ Chí Minh là chính,
thỉnh thoảng mới ra ngoài này nên điều kiện rất phù hợp để làm nhà lưu niệm cho
bố. 6 anh em chúng tôi đã gọi điện, gửi thư cho anh Chương nhiều lần để bàn bạc
với anh Chương việc làm nhà lưu niệm cho bố tại đây, nhưng không thấy anh
Chương hồi âm. Cuối cùng, chúng tôi đã cùng nhau ký vào một biên bản đồng ý, thống
nhất là sẽ cùng nhau làm nhà lưu niệm cho bố tại nhà chị Hiền”.
Xác nhận điều này với phóng viên, những người
con khác của nhà văn Kim Lân gồm Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Mạnh Đức, Nguyễn Từ Ninh,
Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tuấn đều cho rằng việc họa sĩ Thành Chương trả
lời trên báo chí là chị Hiền lên lấy đồ đạc của bố từ Phủ Thành Chương về để
làm lưu niệm cho bố tại nhà riêng của mình là không chính xác. “Ban đầu chị Hiền
e ngại không đồng ý nhưng khi tất cả anh em chúng tôi (trừ anh Thành Chương là
không gặp được để bàn bạc) nhất trí phương án yêu cầu nhà lưu niệm làm tại
nhà chị Hiền thì chị Hiền vui vẻ đồng ý cùng thực hiện với mọi người, chứ
hoàn toàn không có chuyện tranh cãi bất đồng gì cả”- con trai thứ của nhà văn
Kim Lân, Nguyễn Tiến Dũng nói thêm.
Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, con trai Nhà văn Kim Lân
nói: “Nhà lưu niệm là nơi lưu trữ những kỷ vật quý giá linh thiêng, ấm cúng và mộc
mạc như tâm hồn bố tôi và phải mang yếu tố gìn giữ cho gia đình, con cháu và xã
hội, để mọi người đến chiêm ngưỡng những kỷ vật của nhà văn Kim Lân. Tôi rất bất
bình vì trong một vài bài báo gần đây đã đưa hình ảnh anh Thành Chương cô đơn
tuyệt vọng vì bị chị gái lấy hết đồ đạc mang về nhà riêng của mình, đưa vấn đề
tâm linh, hồn cốt , nam – nữ mất bình đẳng ra so sánh, làm ảnh hưởng tới tất cả
những ngừơi con của Nhà văn Kim Lân, và ảnh hưởng xấu đến ý nghĩa nhà lưu niệm
bố tôi”.
Quanh câu chuyện này, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền bộc
bạch: “Nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân ở phố Trần Khát Chân được hiểu là công
trình của các con nhà văn Kim Lân tưởng nhớ bố, là nơi các con cháu, họ hàng tập
trung về đây cúng giỗ cha mẹ, ông bà, tổ tiên, và cũng là nơi gìn giữ hình ảnh
của ông với con cháu, họ hàng, bạn bè trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật
của ông, trong đó có cả của Thành Chương nữa, vì kỷ vật của bố là của
tất cả các con không thể chia chác như ý của Thành Chương được. Bây giờ
Chương làm thêm không gian tưởng niệm bố ở Phủ, thì chúng tôi đều rất vui. Chuyện
làm nhà lưu niệm xưa nay không có quy định nào là con trưởng hay con thứ, con
trai hay con gái thì mới được làm. Có quan điểm nói tôi phận gái “nữ nhi ngoại
tộc” thì không được làm nhà lưu niệm cho bố, tôi không đồng ý. Bố tôi là nhà
văn luôn yêu thương trân trọng phụ nữ, ông chưa bao giờ có ý nghĩ phân biệt con
trai, con gái con trưởng hay con thứ trong gia đình. Tất cả các con đều bình đẳng
như nhau, và nếu con gái ông làm nhà lưu niệm cho ông thì dưới suối vàng ông cũng
vui như con khi con trai ông làm nhà tưởng niệm cho ông vậy. Huống hồ đây lại
là công trình của tất cả những người con ông cùng làm, chứ không phải riêng
tôi. Tôi ví dụ trường hợp họa sĩ Trần Hậu Tuấn, dù không phải người thân thích
trong gia đình mà vẫn làm nhà lưu niệm họa sĩ Bùi Xuân Phái, hay chuyện con
gái và con rể nhà văn Sơn Nam
xây nhà lưu niệm cho cha. Vấn đề là ở tấm lòng của mỗi người. Ai có tâm, có
điều kiện thì làm. Và cũng không ai quy định nhà lưu niệm thì chỉ có một. Rất
nhiều danh nhân, người nổi tiếng được nhiều nơi làm nhà lưu niệm. Bảo tàng Hội
nhà văn Việt Nam
cũng sắp sửa khánh thành một bảo tàng cho các nhà văn, nhà thơ .v.v.. mà trong
đó sẽ có không gian tưởng niệm nhà văn
Kim Lân nữa. Và tôi nghĩ nơi nào, dù to dù nhỏ, dù giàu, dù nghèo, có tấm lòng
chân thành, để tưởng niệm cha tôi thì cũng đều có ý nghĩa tâm linh như nhau, chứ
không có nơi nào là duy nhất có hồn cốt, tâm linh cả.”
Hỏi họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, nếu họa sĩ Thành
Chương đề ra một phương án hợp nhất hai khu lưu niệm cha mình là ở Phủ Thành Chương
và tư gia của chị thì chị có đồng ý không, chị Hiền cho hay. “Nếu bây giờ Thành
Chương có một mảnh đất, một địa chỉ nào đó, mà không phải ở Phủ (vì cha tôi
sinh thời nói không thích lên đó) để làm nhà lưu niệm cho cha và phải chắc chắn
rằng đây là nơi quần tụ của tất cả các anh em, con cháu, họ hàng trong gia đình
chứ không phải của riêng Chương thì chúng tôi sẽ chuyển giao khu lưu niệm này
cho Chương làm cùng tất cả anh chị em trong gia đình. Hoặc nếu Chương về quê
làm nhà lưu niệm cho cha ở đó, chúng tôi cũng ủng hộ ngay vì chúng tôi, 7 người
con của ông cũng là tài sản của ông để lại”.
Kim Lân là một nhà văn có nhiều độc giả yêu mến,
không chỉ bởi tác phẩm mà còn bởi nhân cách sống, thái độ sống của công với con
người, với cuộc đời. Ông có 7 người con và các con ông phần lớn đều theo hội họa
và chắc chắn là ai cũng đều tự hào khi có một người cha như vậy. Làm nhà lưu niệm
là nghĩa cử mà những người con của nhà văn Kim Lân làm để báo hiếu và tưởng nhớ
bố mình. Thiết nghĩ, có hơn một không gian tưởng nhớ cũng là điều tốt, là cơ hội
để những người yêu mến ông có thể hiểu thêm về thế giới tinh thần của nhà văn
mà chúng ta yêu mến. Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền cũng rất đồng ý với điều này. Chị
nói: “Chúng tôi đang cố gắng thực hiện việc đưa nhà lưu niệm bố về quê là đúng
nhất với tâm nguyện của ông. Nhà lưu niệm đó không chỉ tưởng nhớ bố Kim Lân, mà
còn có cả mẹ chúng tôi nữa. Vì bà chính là một nửa của ông”.
Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…
Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.
Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy …
Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh
Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.