Mặc dù tôn trọng người lớn tuổi là một phần của văn hóa Nhật Bản, ý tưởng loại bỏ người già đã xuất hiện ở Nhật Bản trước đây. Mười năm trước, Taro Aso, khi đó là bộ trưởng tài chính và hiện là nhà đàm phán đắc lực của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, đã mong những người già "chết sớm".


 VẤN ĐỀ GIÀ HÓA CỦA NGƯỜI NHẬT LÀM SAO GIẢI QUYẾT?

(Báo NEW YORK TIME- Mỹ)

Tại Nhật Bản, vấn đề già hóa dân số đang trở nên nghiêm trọng. Trong các cuộc phỏng vấn và phát biểu trước công chúng, Yusuke Narita, Tiến sỹ tại Đại học Yale, đã đưa ra ý kiến về cách đối phó với dân số già đi nhanh chóng của Nhật Bản và gánh nặng kinh tế của nó.

“Tôi nghĩ giải pháp duy nhất hiện ra khá rõ ràng- ông ta nói trong một bản tin cuối năm 2021- Đấy là gì nếu không phải là tự sát hàng loạt tựa như kiểu mổ bụng tự sát của người già?”. Seppuku là nghi thức tự mổ bụng mà bộ luật danh dự quy định cho các samurai bị sỉ nhục từ thế kỷ 19.

Năm ngoái, khi được một học sinh trung học yêu cầu giải thích lý thuyết của mình về seppuku hàng loạt, Tiến sĩ Narita đã mô tả một cách sinh động cho một nhóm học sinh cảnh trong bộ phim kinh dị năm 2019 “Solstice”, nơi những người theo đạo Thụy Điển buộc một người lớn tuổi phải tự tử bằng cách nhảy xuống từ một vách đá.

"Đúng hay sai là một câu hỏi khó trả lời hơn. Nhưng nếu bạn nghĩ đây là một điều tốt, thì có lẽ bạn nên thúc đẩy sự xuất hiện của một xã hội như vậy càng sớm càng tốt"- Tiến sĩ Narita nói.

Trong các cuộc phỏng vấn khác, ông ấy cũng đã đề cập đến chủ đề trợ giúp người tự nguyện chết. "Trong tương lai, khả năng cái chết bắt buộc sẽ được thảo luận"- ông Narita dự đoán.

Tiến sĩ Narita, 37 tuổi, cho biết những tuyên bố của ông là "lạc quan" và ông chủ yếu nói về những nỗ lực nhằm loại bỏ các chính trị gia và doanh nhân lớn tuổi khỏi vai trò lãnh đạo đất nước để nhường chỗ cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, với những bình luận của mình về trợ giúp người tự nguyện chết và phúc lợi, ông ấy đã đánh trúng một trong những điểm đau của Nhật Bản.

Mặc dù ông ấy hầu như không được biết đến trong giới học thuật Hoa Kỳ, nhưng quan điểm cấp tiến của ông Narita đã mang lại cho ông ấy hàng trăm nghìn người theo dõi trên mạng xã hội Nhật Bản, hầu hết là những thanh niên vỡ mộng khi nghĩ rằng sự tiến bộ của đất nước đang bị cản trở bởi chế độ lão hóa trị vì. Tiến sĩ Narita thường xuyên xuất hiện trên sóng truyền hình Nhật Bản. Với chiếc áo phông, áo nỉ, áo khoác đường phố đặc biệt và cặp kính một tròn, một vuông đặc trưng của mình, ông ấy thường gây sốc cho công chúng bằng cách vung vẩy tấm cạc chứng nhận ông thuộc Liên hiệp bẩy trường đại học của mình. Ông ta nổi tiếng là một trong những kẻ khiêu khích hiếm hoi và tìm được khán giả  trong ước muốn lật đổ những nền tảng. Khẩu hiệu trên Twitter của ông ấy là "Những gì bạn không được phép nói thường là sự thật".

Tháng trước, một nhóm các nhà bình luận đã phát hiện ra những lời phát biểu của Tiến sĩ Narita và bắt đầu lan truyền chúng trên mạng xã hội. Trong buổi bàn tròn có sự tham gia của các nhà khoa học và nhà báo có thẩm quyền, một nhà xã hội học từ Đại học Tokyo tên là Yuki Honda coi ý kiến ​​​​của ông Narita là "thái độ căm ghét những người dễ bị tổn thương".

Ngày càng có nhiều nhà phê bình cảnh báo rằng quan điểm của Tiến sĩ Narita có nguy cơ ảnh hưởng đến chính sách nhà nước và chuẩn mực xã hội. Với tỷ lệ sinh thấp của Nhật Bản và nợ công cao nhất trong thế giới phát triển, các nhà hoạch định chính sách đang ngày càng quan tâm đến việc làm thế nào đất nước có thể đáp ứng nghĩa vụ lương hưu ngày càng tăng. Cuối cùng, ngày càng có nhiều người già Nhật Bản mắc chứng mất trí nhớ hoặc chết trong cô đơn.

Trong một email trả lời, Tiến sĩ Narita cho biết ông "thuộc số những ai chủ yếu lo ngại về tình trạng khi trong thế giới chính trị, công nghiệp, truyền thông, giải trí và báo chí của Nhật Bản chịu sự thống trị của một số ông trùm".

Các cụm từ "tự sát tập thể" và "mổ bụng tập thể" được ông Narita gọi là "một phép ẩn dụ trừu tượng".

"Đáng lẽ tôi nên cẩn thận với những hàm ý tiêu cực- ông giãi bày thêm- vào năm ngoái,sau khi xem xét lại, tôi đã bỏ những từ đó".

Tuy nhiên, những người phê phán Tiến sỹ Narita cho rằng những nhận xét của ông ấy về chủ đề này đã gieo vào đầu họ những ý tưởng nguy hiểm.

“Thật là vô trách nhiệm- nhà báo Masaki Kubota, chuyên viết các bài báo về Tiến sỹ Narita nói- Những ai quan tâm đến gánh nặng xã hội của người già có thể nghĩ: Ông bà mình đã chữa chạy mãi rồi. Cũng đã tới lúc cần loại bỏ họ thôi!"

Nhà bình luận Masato Fujisaki nói với ấn bản tiếng Nhật của tờ “Newsweek” rằng không nên coi nhận xét của Tiến sỹ Narita như những gì bỏ ngoài tai. Ông này cho rằng những người theo dõi Tiến sĩ Narita thực sự tin người già phải chết và an sinh xã hội phải bị cắt giảm".

Mặc dù tôn trọng người lớn tuổi là một phần của văn hóa Nhật Bản, ý tưởng loại bỏ người già đã xuất hiện ở Nhật Bản trước đây. Mười năm trước, Taro Aso, khi đó là bộ trưởng tài chính và hiện là nhà đàm phán đắc lực của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, đã mong những người già "chết sớm".

Trong bộ phim đen tối năm ngoái "Kế hoạch 75" của đạo diễn Nhật Bản Chie Hayakawa, những người bán hàng dụ dỗ người về hưu vào cái chết êm dịu do nhà nước điều hành với niềm hân hoan và phấn khởi. Còn trong văn hóa dân gian Nhật Bản, các gia đình đã đưa những người thân lớn tuổi lên đỉnh núi cao hay những góc rừng hẻo lánh để họ chết.

Tuy nhiên, những lời của Tiến sĩ Narita, đặc biệt là cuộc nói chuyện của ông về "tự sát hàng loạt", đã làm bùng lên những ký ức lịch sử đau đớn: trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thanh niên Nhật Bản đã chết với tư cách là phi công- cảm tử, và quân đội Nhật Bản đã ra lệnh cho hàng ngàn gia đình ở Okinawa tự sát, mà không được đầu hàng.

Những người phê phán lo ngại rằng những bình luận của Tiến Sỹ Narita có thể dẫn đến việc lặp lại tình huống năm 1948 khi Nhật Bản thông qua luật ưu sinh. Theo luật này, các bác sĩ đã cưỡng bức triệt sản hàng nghìn người khuyết tật về tâm thần,mắc bệnh tâm thần hoặc bất thường về gen. Năm 2016, một người đàn ông tin rằng nên xử tử những người tàn tật đã giết chết 19 người tại một viện dưỡng lão ở ngoại ô Tokyo.

Trong công việc hàng ngày của mình, Tiến sỹ Narita tiến hành nghiên cứu kỹ thuật về các thuật toán vi tính hóa cho chính sách giáo dục và chăm sóc sức khỏe.Và Tiến sỹ Narita còn thường xuyên xuất hiện trên nhiều nền tảng internet, truyền hình Nhật Bản nên sự nổi tiếng của ông ấy ngày càng tăng: ông ấy xuất hiện trên trang bìa, thường xuyên xuất hiện trên các chương trình trò chuyện và thậm chí còn đóng quảng cáo cho nước tăng lực. Tiến sỹ Narita thậm chí còn có một bản sao trên TikTok.

Ông ấy thường xuất hiện trong công ty của những kẻ gây rối của Thế hệ X như Hiroyuki Nishimura, doanh nhân khét tiếng và chủ sở hữu của 4chan (một bảng thông báo trực tuyến phát triển dựa trên một số ý tưởng độc địa nhất trên internet) và Takafumi Horie, một doanh nhân khôn ngoan từng vào tù vì gian lận chứng khoán.

Đôi khi Tiến sĩ Narita thậm chí còn thử sức mạnh ranh giới của những gì được phép. Tại một cuộc thảo luận bàn tròn của trường kinh doanh Globis của Nhật Bản, Tiến sĩ Narita nói với đám đông: "Nếu những người như các bạn ở Nhật Bản lần lượt bắt đầu thực hiện tự xử (seppuku), điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà còn quảng bá rất nhiều cho hình ảnh của đất nước chúng ta ở nước ngoài".

Nhưng gây sốc không kém, một số nhà lập pháp còn nói rằng ý tưởng của Tiến sĩ Narita mở ra cánh cửa cho các cuộc thảo luận chính trị đã bị trì hoãn từ lâu về cải cách lương hưu và những thay đổi đối với hệ thống phúc lợi. "Ngày càng có nhiều lời chỉ trích rằng người già có quá nhiều quỹ hưu trí còn những người trẻ tuổi phải hỗ trợ người già - ngay cả những người già giàu có"- Shun Otokita, 39 tuổi, thành viên thượng viện của Đảng Đổi mới Nhật Bản cánh hữu, cho biết.

Những người phê phán lại cho rằng Tiến sĩ Narita đã phóng đại quá mức vấn đề già hóa dân số mà không đưa ra các biện pháp thực tế để giảm bớt.

Nhà sử học đương đại của Đại học Connecticut, Alexis Dadden, cho biết: “Ông ấy bỏ qua các chiến lược hữu ích khác, ví như những vườn trẻ tuyệt vời, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động hoặc hòa nhập người nhập cư.Chính những biện pháp như thế đương nhiên đã thổi một làn gió mới vào xã hội Nhật bản”.

Nói về cái chết êm dịu, Tiến sĩ Narita kể câu chuyện về mẹ của ông, người bị chứng phình động mạch khi ông 19 tuổi. Việc chăm sóc của bà đã tiêu tốn của ông 100.000 yên mỗi tháng - khoảng 760 USD.

Theo một số cuộc thăm dò của Nhật Bản, hóa ra phần lớn dân số ủng hộ việc hợp pháp hóa cái chết êm dịu tự nguyện. Nhưng việc bắt buộc thực hiện thủ tục này, như Tiến sĩ Narita gợi ý, khiến các nhà đạo đức kinh hoàng. Fumika Yamamoto, giáo sư triết học tại Đại học Thành phố Tokyo, cho biết cho đến nay, hoạt động này chỉ hợp pháp ở một số quốc gia - và sau đó là trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.

 TÔ HOÀNG (chuyển ngữ)