Cựu ngoại trưởng Mỹ - Kissinger nhận định: “Chúng ta đang trên miệng hố chiến tranh với Nga và Trung Quốc vì những vấn đề mà chính chúng ta khơi mào, và chúng ta không có chút khái niệm nào phải tiến hành hay kết thúc mọi thứ ra sao”.

KISSINGER cho rằng M đang đứng bên bờ vực chiến tranh với Nga và Trung Quốc.

(Báo THE WALL STREET JOURNAL -Mỹ)

Henry Kissinger, 99 tuổi, vừa phát hành cuốn sách thứ 19 của mình mang tựa đề: “ Thủ lĩnh: sáu bài học về chiến lược thế giới” ( Leadership: Six Studies in World Strategy). Sách là sự phân tích những suy nghĩ và những thành tựu lịch sử của một loạt các nhà lãnh đạo nắm quyền lực sau khi Thế chiến II kết thúc: - Konrad Adenauer, Charles de Gaulle, Richard Nixon, Anwar Sadat, Lee Kuan Yew và Margaret Thatcher.

Trong cuộc trò chuyện của chúng tôi ( tác giả bài báo), diễn ra tại văn phòng của ông ấy ở Manhattan vào một buổi chiều tháng Bảy nóng nực, Kissinger nói với tôi rằng vào những năm 1950, "ngay cả trước khi tôi bước vào hoạt động chính trường, tôi đã lên kế hoạch viết một cuốn sách về cách các quốc gia đã ký thỏa thuận hòa bình và bắt đầu chiến tranh vào thế kỷ 19, mở đầu bằng Đại hội Vien. Hóa ra khoảng một phần ba cuốn sách đó được dành cho Bismarck, và lẽ ra nó phải kết thúc với sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất”. Theo Kissinger, cuốn sách mới " giống như phần tiếp theo. Nó không chỉ là những suy ngẫm về hiện tại".

Như cựu ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã nói, tất cả sáu nhân vật lịch sử được mô tả trong cuốn sách "Lãnh đạo" đều được hình thành dưới tác động của cái mà Kissinger gọi là "cuộc chiến tranh ba mươi năm thứ hai" - khoảng thời gian từ năm 1914 đến năm 1945 - và họ đã đóng góp đáng kể vào những gì thế giới hình thành sau họ. Nhìn chung, theo quan điểm của Kissinger, có hai mẫu phẩm chất lãnh đạo: - tính thực dụng có tầm nhìn xa của chính khách và lòng dũng cảm biết phóng tầm mắt ra xa của nhà tiên tri.

Khi tôi hỏi Kissingger, liệu ông ấy có thể kể tên bất kỳ nhà lãnh đạo hiện đại nào có những phẩm chất như vậy không, ông ấy trả lời phủ định: “Không! Tôi sẽ bảo lưu rằng mặc dù De Gaulle có tự nhận thức được như vậy, nhưng trong trường hợp của Nixon, có lẽ là cả Sadat, và ngay cả Adenauer, chúng ta không thấy điều này trong giai đoạn đầu.Mặt khác, không ai trong số họ ban đầu là những nhà chiến thuật giỏi. Tất cả bọn họ đều phải học nghệ thuật chiến thuật, và khi nhậm chức, họ mới có ý thức về mục tiêu".

Trong các cuộc trò chuyện với Kissinger, từ "mục tiêu" liên tục được nhắc tới - theo quan điểm của ông ta, đây là một đặc điểm đặc trưng của nhà tiên tri. Nhưng bên cạnh từ "mục tiêu" còn thường được nghe từ "cân bằng" và đây là mối quan tâm chính của một chính khách. Kể từ những năm 1950, khi Kissinger còn là một học giả Harvard,khi ông ta viết một tác phẩm về chiến lược hạt nhân, Kissinger đã coi ngoại giao như một công cụ để bảo đảm sự cân bằng giữa các cường quốc, mà bóng đen của một thảm họa hạt nhân có thể treo lơ lửng trên đầu. Theo quan điểm của Kissinger, tiềm năng mang tới thảm họa của công nghệ quân sự hiện đại- theo quan điểm của ông ta- khiến cho việc duy trì sự cân bằng giữa các cường quốc thù địch - dù có vẻ khó chịu đến đâu - cũng là mệnh lệnh quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế.

"Tôi tin rằng có hai yếu tố của sự cân bằng -Kissinger giải thích. - Cân bằng với việc thừa nhận tính hợp pháp của các giá trị đôi khi đối lập nhau. Bởi vì nếu bạn khăng khăng tin rằng kết quả cuối cùng của những nỗ lực của bạn phải là sự áp đặt giá trị của chính bạn- thì theo quan điểm của tôi- sự cân bằng là không thể có được. Có nghĩa là, đòi một sự cân bằng tuyệt đối. Cấp độ thứ hai là “cân bằng trong hành vi, nghĩa là, tuân thủ những hạn chế trong việc bạn sử dụng lực lượng, phương tiện và ảnh hưởng của mình để đạt được cân bằng tuyệt đối”. Để đạt được cả hai- theo với Kissinger- " tài năng thực sự" là cần thiết. "Không phải thường xuyên chứng kiến  các chính khách đạt được điều này, điều kia một cách có ý thức, bởi vì có rất nhiều cơ hội để mở rộng quyền lực và ảnh hưởng mà không gây ra thảm họa, và chính vì thế mà các quốc gia chưa bao giờ cảm thấy rằng họ có nghĩa vụ phải làm như vậy".

Tuy nhiên, Kissinger cũng thừa nhận rằng mặc dù sự cân bằng là điều đặc biệt quan trọng, nhưng bản thân nó không nên là mục đích tự thân. "Thường có những tình huống mà việc chung sống đơn giản là không thể được –Kissinger nhận xét-

Ví dụ, với Hitler. Thật vô ích khi thảo luận về sự cân bằng với Hitler, mặc dù tôi có phần thông cảm cho Chamberlain nếu ông ta nghĩ rằng ông ta cần phải có một chút thời gian trước khi va chạm, điều mà theo ông ta hiểu, là điều không thể tránh khỏi.

Trong cuốn sách “Thủ lĩnh” có đoạn ngụ ý Kissinger vẫn hy vọng rằng các chính khách Mỹ hiện đại có thể học được bài học của những bậc tiền nhiệm. “Tôi cho rằng ngày hôm nay chúng ta gặp vấn đề lớn trong việc xác định hướng di chuyển-Kissinger nói.

 Chúng ta quá bị lôi cuốn vào cảm xúc của của những gì đang xẩy ra. Người Mỹ chống lại việc tách ý tưởng ngoại giao ra khỏi ý tưởng về “mối quan hệ cá nhân với kẻ thù”. Như một thói quen, họ có xu hướng xem các cuộc đàm phán theo kiểu truyền giáo hơn là tâm lý, cố gắng tìm cách bắt bẻ hoặc lên án người đối thoại với mình thay vì đột nhập vào tiến trình suy nghĩ của đối thủ.

Theo Kissinger, ngày nay thế giới đang đứng trước bờ vực của sự mất cân bằng nguy hiểm. "Chúng ta đang trên miệng hố chiến tranh với Nga và Trung Quốc vì những vấn đề mà chính chúng ta khơi mào, và chúng ta không có chút khái niệm nào phải tiến hành hay kết thúc mọi thứ ra sao”- Kissinger nói-. Mỹ có thể ứng xử với hai đối thủ này, xây dựng mối quan hệ với họ theo cách đã làm trong thời chính quyền Nixon?.Kissinger không thể đệ trình một toa thuốc đơn giản. “Bây giờ không còn có thể nói rằng chúng ta sẽ chia rẽ Nga với Tàu và xúi bảy họ chống lại nhau. Tất cả những gì có thể làm bây giờ là không làm cho tình hình căng thẳng thêm và tạo ra các lựa chọn. Để thực hiện điều này, phải xác định cho được mục tiêu cơ bản”- Kissinger nói.

TÔ HOÀNG chuyển ngữ