Nhà thơ - nhà báo Dương Trọng Dật phân tích: “Trọng chức,trọng quyền và trọng tiền đã thay cho cho trọng tình,trọng nghĩa,trọng nhân. Lũy tre làng đã được mở tung, đồng tiền lên ngôi trong các quan hệ cộng đồng, kể cả gia đình ruột thịt. Anh em, thân tộc đánh nhau để giành giật thừa kế. Con kiện bố mẹ vì phân chia gia tài. Tranh chấp chức quyền gay gắt vì lợi ích riêng của họ hàng,gia tộc. Đời sống nông thôn náo loạn vì tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Chùa chiền mọc lên như nấm. Hoạt động văn hóa tâm linh bị biến dạng vì những toan tính thương mại và mê tín dị đoan. Nhiều hủ tục được khôi phục, phát triển tràn lan đè bẹp những thuần phong mỹ tục truyền thống


VĂN HÓA SOS

DƯƠNG TRỌNG DẬT

Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, nông thôn gần đây đã có bước phát triển mới 
Nhưng có một nghịch lý, nông nghiệp nông thôn dù đang góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế, người nông dân- những người một nắng hai sương, vẫn là người chịu thiệt thòi nhất trong xã hội. Chênh lệch giàu nghèo , bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng. Nông thôn Việt Nam tiềm tàng nhiều bất ổn, chứa đựng những vấn đề nóng bỏng và bức xúc có nguy cơ bùng nổ, khó giải quyết
Tốc độ đô thị hóa quá nóng và quá trình công nghiệp hóa, làm thay đổi bộ mặt đất nước nhưng cũng đưa lại những hệ lụy bất ngờ. Thiếu việc làm trở thành một vấn đề xã hội gay gắt đe dọa sự ổn định cuộc sống nông thôn. Năng lực quản lý xã hội yếu kém và thiếu đầu tư công khiến hệ thống hạ tầng, môi trường sống xuống cấp đến mức báo động. Một bộ phận cán bộ cơ sở hư hỏng, suy thoái,tham nhũng biến chất đã thủ tiêu truyền thống dân chủ làng xã. Cơ chế quản lý bạo ngược, cường quyền, phục vụ lợi ích nhóm, đã thỏa thuận với các nhà tư bản, áp chế, cướp đất của dân. Hệ thống chăm sóc sức khỏe kém, đầu tư cho giáo dục thấp, an sinh xã hội không được coi trọng khiến môi trường sống ở nông thôn ngày càng xuống cấp
Những hững cú hích không thuận chiều trên làm văn hóa các miền quê, xưa kia êm ả sau lũy tre làng đang biến động dữ dội, thậm chí biến dạng, méo mó, lệch chuẩn. Trọng chức,trọng quyền và trọng tiền đã thay cho cho trọng tình,trọng nghĩa,trọng nhân. Lũy tre làng đã được mở tung, đồng tiền lên ngôi trong các quan hệ cộng đồng, kể cả gia đình ruột thịt. Anh em, thân tộc đánh nhau để giành giật thừa kế. Con kiện bố mẹ vì phân chia gia tài. Tranh chấp chức quyền gay gắt vì lợi ích riêng của họ hàng,gia tộc. Đời sống nông thôn náo loạn vì tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Chùa chiền mọc lên như nấm. Hoạt động văn hóa tâm linh bị biến dạng vì những toan tính thương mại và mê tín dị đoan. Nhiều hủ tục được khôi phục, phát triển tràn lan đè bẹp những thuần phong mỹ tục truyền thống.
Đất nước vẫn còn hơn 70% dân số là nông dân. Không thể trở thành nước phát triển nếu bỏ mặc văn hóa nông thôn. Nhiều nghị quyết, đề án tầm vĩ mô đã được đề ra nhưng đầu tư vào nông nghiệp nông thôn chưa tương xứng,trong đó đầu tư cho văn hóa nông thôn gần như là con số không. Chương trình nông thôn mới đã để lại gánh nặng nợ nần lớn cho nhiều địa phương và chủ yếu mang tính hình thức, phong trào, phô trương hơn thực chất.
Nhưng không chỉ văn hóa nông thôn. Văn hóa đạo đức xã hội cũng đang xuống cấp nghiêm trọng. Những vụ giết người man rợ gia tăng, mà điển hình là vụ giết người, hiếp dâm tập thể một nữ sinh đi giao gà ở Địện Biên. Xâm hại tình dục xuất hiện nhan nhản trên mặt báo, diển hình là vụ bố xâm hại tình dục con gái ở Bắc Giang, Thầy hiệu trưởng xâm hại tình dục học sinh ở Phú Thọ. Bạo lực học đường, mới đây là vụ bạo hành một nữ sinh ở Hưng Yên gây chấn dộng dư luận đang trở thành nỗi đau của toàn xã hôi…Mê tín dị đoan lan tràn và vụ cầu vong báo oán chùa Ba Vàng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bị phát hiện
Những tệ nạn trên bắt nguồn từ việc coi nhẹ đầu tư cho văn hóa, nói hay nhưng làm dở. Chương trình giáo dục chỉ chú trọng nội dung truyền đạt kiến thức nhưng không coi trọng giáo dục nhân cách và giáo dục làm người. Chương trình phân ban không chỉ làm học trò què quặt về tri thức mà còn gây ra hệ lụy: các em chỉ chạy theo những môn học “ cần” và có lọi ích trước mắt. Hệ thống giá trị cũ đã thay đổi theo thời gian, thậm chí có những giá trị đã bị thời đại vượt qua nhưng hệ giá trị mới không được coi trọng xây dựng một cách căn cơ. Văn hóa không có những cú đầu tư đột phá kiểu” quả đấm thép” trong kinh tế.Dù những quả đấm thép và doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế chính là mảnh đất màu mỡ cho nạn đầu tư kém hiệu quả, lãng phí và tham nhũng vô tội vạ tài sản của nhân dân. Trong rất nhiều cuộc hội thảo, chúng tôi nhiều lần đặt vấn đề: tại sao không có một quả đấm thép về văn hóa? Đại loại như chính sách rất thành công của Hàn Quốc “ Văn hóa đi trước, kinh tế theo sau”.Nhưng câu hỏi này chưa bao giờ được trả lời ,giống như rất nhiều hội thảo vô bổ đã diễn ra và sẽ tiếp tục diễn ra.
Cơ chế đầu tư văn hóa cũng nhiều vấn đề phải bàn. Chẳng hạn đầu tư văn hóa không đầu tư cho sản phẩm văn hóa mà lại đầu tư cho các hội nghề nghiệp, cái cơ chế cũ kỹ từ thời” Napoleon còn mặc quần thủng đít”. Khoản tiển đầu tư lón hàng ngàn tỷ đồng, đã rơi vào hư không vì đầu tư lầm chỗ vào những hội hè vô tích sự và nuôi báo cô những cây tầm gửi không còn khả năng sáng tạo nhưng có biệt tài “ thở dài và chửi đổng”. Cũng cơ chế cũ rich là cái cơ chế “ gia đình văn hóa” làng văn hoa,xã văn hóa, khu phố văn hóa “ hữu anh vô thực” và lừa dối lẫn nhau. Còn một thứ rất đáng xóa sổ, tồn tại từ thời Liên Xô chưa sụp đổ vẫn được những tư duy bảo thủ tiếp tục bảo tồn cho đến nay: Danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, thú danh xung hão nhưng cũng tốn tiền không ít.
Làm được những điều trên văn hóa cần những người có tâm và có tầm., nhất là những nhà quản lý văn hóa cấp cao!