LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Tuổi thơ đầy hóa chất
Tuổi thơ đầy hóa chất

Nhà văn Lê Văn Nghĩa phân tích: Ngoài những hóa chất hủy diệt thể xác, tuổi   thơ bây giờ còn đang chịu đựng một loại hóa chất khác tấn công. Những hóa chất dùng trong thức ăn, người ta có thể thấy và buộc tội cho khu chợ Kim Biên. (Thật ra dù có dẹp hay di dời chợ   thì cũng chẳng diệt được thói bỏ hóa chất vào thức ăn. Hóa chất là loại phụ gia không thể thiếu trong các ngành sản xuất vì thế làm sao cấm tiệt   sự mua bán của hóa chất). Đó là loại hóa chất tư tưởng. Hóa chất nầy hấp dẫn hơn hóa chất trong chăn nuôi nhiều vì hình ảnh, màu sắc rực rỡ và âm thanh sống động được ca ngợi bằng những từ ngữ hoa lá mỹ miều. Hóa chất tư tưởng phá mòn hệ thần kinh phản xạ bảo vệ những cái tốt đẹp, ngây thơ của tuổi thơ. Ngày nay chỉ với cái điện thoại thông minh rẻ tiền, một học sinh lớp bốn, lớp năm vẫn có thể xem phim bộ với những hình ảnh mát mắt. Lớn lên chút sẽ học được những giá trị ảo của kiếp sống giả bằng quần áo, xe cộ, phát ngôn từ những thần tượng nửa mùa, bại não.

ĐỖ TIẾN THỤY nói về tập thơ của trợ lý Thứ Trưởng được mua bản quyền với giá 550 triệu đồng
ĐỖ TIẾN THỤY nói về tập thơ của trợ lý Thứ Trưởng được mua bản quyền với giá 550 triệu đồng

Thời buổi thi ca ế ẩm, hầu hết các nhà thơ nước Nam đều phải tự bỏ tiền túi ra in tác phẩm rồi chật vật mang thơ đi… tặng mãi mới hết. Việc bán thơ lâu nay vẫn chỉ dừng ở cách gửi in báo. Nhưng ngay cả những nhà thơ danh tiếng nhất cũng lâu lâu mới được in được một hai bài, và tiền nhuận bút “hương hoa” chỉ đủ chi cho những bữa thù tạc thi ca để cuộc đời thêm hương vị. Thế nên việc một tác giả “vô danh” bán sỉ được tập bản thảo “Quà cho con” với giá “một cục” trên nửa tỉ đồng thì quả là “đột ngột như một niềm kinh dị”. Một khi hàng vạn phụ huynh và các cháu thiếu niên nhi đồng đinh ninh rằng “Quà cho con”   là “cẩm nang sống” để học theo thì mối nguy hại khôn lường. Nó không chỉ kéo tụt trình thẩm mĩ thơ ca mà còn làm méo mó băng hoại đạo đức những tâm hồn trong trẻo của thế hệ mai sau.

Cơn ngụy biện trong chương trình "60 phút mở"
Cơn ngụy biện trong chương trình "60 phút mở"

Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.

Vì sao lãng phí 60 PHÚT MỞ?
Vì sao lãng phí 60 PHÚT MỞ?

Lấy nguyên cớ khởi đầu là chuyện clip “Cá chết trong 2 phút” được MC Phan Anh chia sẻ lại trên facebook cá nhân, nhà báo Tạ Bích Loan và những nhân vật đồng quan điểm không ngần ngại dùng những ngôn từ mạnh mẽ để truy vấn MC Phan Anh. Điều bất ngờ là sau vài giây lung túng, MC Phan Anh cũng có những đáp trả hữu hiệu. Nếu nói nhà báo Tạ Bích Loan tổ chức “đấu tố” MC Phan Anh thì hơi quá lời. Tuy nhiên, một diễn đàn mà nhiều người đứng một phe với nhu cầu hạ bệ một người thì chẳng hay ho gì. Suy xét cụ thể từng phân đoạn hỏi – đáp, quả thật không mấy lấn cấn về thiện chí trao đổi của chương trình “60 phút mở”, nhưng thái độ muốn làm người có quyền phán quyết đúng – sai của nhà báo Tạ Bích Loan hoàn toàn không ổn. Thái độ ấy dễ bị quy chụp là chủ quan và trịch thượng. 

LÂM THỊ MỸ DẠ giương cao lá cờ trắng trước thơ
LÂM THỊ MỸ DẠ giương cao lá cờ trắng trước thơ

Ngày 14-6-1998, trong lúc Lâm Thị Mỹ Dạ đang ở Hà Nội, chuẩn bị ngày mai lên máy bay đi dự toạ đàm thơ ở Mỹ thì chồng chị, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bị tai biến mạch máu não, hôn mê ở Đà Nẵng. Lâm Thị Mỹ Dạ phải huỷ chuyến đi Mỹ, bay về Đà Nẵng ngay. Từ đó  đến nay, đã 16 năm rồi, nữ thi sĩ của chúng ta luôn ở bên chồng. Chị như “người mẹ” bao dung, săn sóc, đút mớm cơm cháo, thuốc men, xoa bóp, tắm rửa, vệ sinh cho chồng. Trái tim nhân hậu ấy thêm một lần “rớm máu”. Trăm nghìn thứ việc chưa từng có đè lên vai người phụ nữ làm thơ xinh đẹp ấy. Tuổi ngày càng cao, Lâm Thị Mỹ Dạ càng bị nhiều thứ bệnh tật hành hạ, viêm khớp, viêm xoang, nhức đầu.v.v... Thế mà chị vẫn lo liệu, tổ chức đưa chồng đi chữa bệnh Hà Nội, Đà Nẵng, Khe Sanh, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh đến  6 chuyến  liền. Nghe ai nói thuốc gì hay, thầy nào giỏi, dù xa  xôi, tốn kém đến đâu,  chị vẫn đưa chồng đến cho bằng được…

DI LI luôn bị quyến rũ bởi những điều bí ẩn
DI LI luôn bị quyến rũ bởi những điều bí ẩn

Nhiều người khổ nỗi sợ đọc đến mức cứ nhìn thấy chữ là sợ, đọc còn chữ nọ chuội chữ kia không vào đầu nổi. Tôi cho rằng định hướng đầu tiên phải bắt đầu từ niềm đam mê đọc sách của cha mẹ và những người thầy thuở đầu đời, thì các em mới thấy đó là tấm gương và dần hình thành thói quen. Hồi con tôi học cấp 1, tôi đã từng bỏ tiền túi ra để mua hàng trăm cuốn sách tài trợ cho thư viện của lớp, với mong muốn cô giáo giúp các con đọc sách vì chỉ cô bảo chúng mới nghe. Việc đọc sách theo nhóm trên lớp và sau đó lần lượt các em lên chia sẻ và thuyết trình về cảm nhận sau khi đọc một cuốn sách là rất quan trọng. Nó có lợi cho tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng thuyết trình, khả năng thẩm thấu mỹ học, cải thiện chính tả, tăng thêm vốn hiểu biết và đương nhiên là học giỏi văn. Nhưng mà khoản tài trợ của tôi sau đó mất tích luôn vì sách được để mốc trong tủ giáo viên vì cô giáo còn loay hoay với các bài học trên sách giáo khoa chứ hơi đâu mà mua việc vào mình là hướng dẫn các con đọc sách.

NGUYỄN KHOA ĐIỀM khao khát đến những miền trong xanh
NGUYỄN KHOA ĐIỀM khao khát đến những miền trong xanh

Nguyễn Khoa Điềm nói hộ cho nhiều người, như để an ủi họ trong cái khoảnh khắc sống rất có hạn của mỗi con người, nhưng vô hạn sự xót xa do con người bày ra: “Ở đó giữa lằn ranh sống – chết. Lòng nhân ái từng giờ sụt lở”. Nhân tình thế thái quả là có lúc, có nơi ngay trong thì hiện tại đang đến hồi tệ hại, thật đáng buồn. Nhưng không chỉ buồn, trên tất cả nỗi buồn, ở một cấp độ khác, là thấp thỏm lo âu, nỗi lo âu trước biết bao điều hệ trọng đối với mỗi con người, những ai còn có biết suy tư, những ai vẫn mê mải đeo đuổi một ngày mai tốt lành, những ai sống không phải chỉ cho mình, những ai đã từng đi qua máu lửa, hiểu sâu sắc cái giá của ngày đang sống: “Bây giờ lá cờ trên cột cờ Đại Nội. Có còn bay trong đêm? Sớm mai còn giữ được màu đỏ…?"

Dịch văn học theo quan niệm của LÊ BÁ THỰ
Dịch văn học theo quan niệm của LÊ BÁ THỰ

Tác giả viết như thế nào thì mình dịch đúng như vậy, nhân vật của tác giả “nói hay” thì ta dịch “nói hay”, nhân vật của tác giả “nói dở” thì ta dịch “nói dở”, họ chọc ghẹo thì mình phải dịch chọc ghẹo, họ viết tục thì đúng ra ta phải dịch tục, y như nguyên tác. Chẳng hạn, hai nhân vật đầu trộm đuôi cướp nói chuyện với nhau, nói toàn những từ tục tĩu, bẩn thỉu, tởm lợm, thì đó là chuyện bình thường, vì đó là tính cách, tư chất của lũ người như vậy, chả nhẽ khi dịch ta lại phải sử dụng những ngôn từ dễ nghe hơn, không cẩn thận có khi lại biến bọn họ thành “những nhân vật tốt”. Đúng ra thì ta phải “nhìn thẳng vào sự thật”, nghĩa là dịch đúng. Tuy nhiên, Việt Nam là nước thuộc văn hóa phương Đông, người đọc không ưa dùng những từ quá tục tĩu, quá thô lỗ thậm chí bẩn thỉu trong văn bản, cho nên người dịch cũng phải tính đến yếu tố này khi dịch những từ, những cụm từ mà ta gọi là “rất nhạy cảm”, có nghĩa là trong một số trường hợp ta nên “mềm hóa” khi dịch.

Ai chấp bút cho OBAMA những ngôn từ thuyết phục?
Ai chấp bút cho OBAMA những ngôn từ thuyết phục?

Cody Keenan, 35 tuổi, hiện là ngòi bút chính của Tổng thống Obama. Người này đã từng so sánh công việc của mình như công việc của một sinh viên mãn đời, "làm việc suốt đêm hay bắt đầu vào lúc rạng sáng, trao bài, rồi chờ xem bài có được ưa thích hay không". Đối với Cody Keenan: "Cái hay nằm ở những điều Tổng thống ghi chú chi tiết và giải thích tại sao". Cody Keenan bắt đầu sự nghiệp chính trị trong một văn phòng không cửa sổ ở Washington. Mười ba năm sau, Cody vẫn ở trong một văn phòng nhưng đặt tại Nhà Trắng. Cody Keenan cho biết, thường thức cả đêm để viết những bài diễn văn quan trọng. Mô tả về thời khắc mà ông bắt đầu viết bài diễn văn đầu tiên, Cody Keenan nói với NBC: "Không có sức ép nhưng đó là sự pha trộn giữa hy vọng và lo sợ".

Diễn văn của OBAMA tại Hà Nội ngày 24-5-2016
Diễn văn của OBAMA tại Hà Nội ngày 24-5-2016

Thương mại tự do ngày càng tăng lên và các sinh viên, học giả nghiên cứu với nhau nhiều hơn. Hoa Kỳ đón sinh viên Việt Nam nhiều hơn bất kỳ nước nào khác ở Đông Nam Á. Mỗi năm Việt Nam đón ngày càng nhiều du khách Mỹ, trong đó rất nhiều người "Mỹ balô" trẻ. Họ tới 36 phố phường cổ Hà Nội, mua sắm ở Hội An, tham quan cố đô Huế. Là người Việt và người Mỹ, chúng ta có liên hệ với nhau, như nhạc sĩ Văn Cao viết: “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”. Trong cương vị tổng thống, tôi muốn tiếp tục những sự phát triển trong quan hệ hai nước và với quan hệ đối tác toàn diện, chính phủ hai nước ngày càng làm việc gần gũi với nhau hơn bao giờ hết. 

Bộ ba Xe Pháo Mã thơ đất Cảng một thuở
Bộ ba Xe Pháo Mã thơ đất Cảng một thuở

Nguyễn Tùng Linh là nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ. Ông tự khẳng định mình vào những năm 70 của thế kỷ trước. Cùng thời với ông còn có hai nhà thơ khác: Thanh Tùng và Thi Hoàng. Bộ ba thơ này thuộc "nhóm Hải Phòng" và được làng thơ coi là bộ ba xe - pháo - mã thơ của đất cảng một thuở. Nguyễn Tùng Linh nhớ lại: "Lúc ấy, cả tôi và Thanh Tùng, Thi Hoàng, tất nhiên đều không nhiều tuổi như bây giờ. Thanh Tùng sinh năm 1935 (44 tuổi). Thi Hoàng sinh năm 1943 (36 tuổi). Còn tôi sinh năm 1946 (33 tuổi). Không biết từ 33 tuổi trở lên, có còn được coi là nhà thơ trẻ nữa không? Theo tôi, Thanh Tùng là người có tâm hồn thơ và bản năng thơ mạnh mẽ; Thi Hoàng là người thông minh, giàu sức nghĩ; còn tôi thì tự nhận mình là người mạnh mẽ và thơ tôi luôn ngổn ngang hiện thực đời sống". 

Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà Nước đang bị thao túng bởi lợi ích nhóm?
Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà Nước đang bị thao túng bởi lợi ích nhóm?

Gần một tháng nay, kể từ khi Bộ VH-TT-DL công bố danh sách những ứng viên Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (VHNT) lần thứ 5, do Hội đồng chuyên ngành đệ trình lên Hội đồng cấp Nhà nước để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, đã dấy lên nhiều dư luận về sự minh bạch và công bằng. Đây là hai giải thưởng cao quý nhất về VHNT được xét tặng 5 năm một lần, bắt đầu từ năm 1996, dành cho 9 lĩnh vực: văn học, mỹ thuật, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, kiến trúc, văn nghệ dân gian, múa. Hai giải thưởng uy tín này do Chủ tịch nước trao tặng, với giá trị hiện kim kèm theo rất lớn, đã trở thành nguồn khích lệ đối với những người sáng tác, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng cả nước quan tâm VHNT.

ĐỖ TRUNG QUÂN thấy Lau Lách Thì Buồn với PHẠM DUY
ĐỖ TRUNG QUÂN thấy Lau Lách Thì Buồn với PHẠM DUY

Nhà thơ Đỗ Trung Quân nhớ lại chuyến đi làm phim tài liệu với nhạc sĩ Phạm Duy: Xe đến Hữu Nghị Quan đã quá trưa, nắng còn chói chang. Cột mốc số 0 khi ấy đã lùi sâu về phía Việt Nam 300m. Một rắc rối nhỏ: muốn quay phim ở cột số 0 phải có giấy phép của chính quyền Lạng Sơn, hôm ấy lại là ngày cuối tuần, đoàn làm phim sẽ phải ở lại thêm vài ngày đợi đến đầu tuần để xin giấy phép. Chưa có phương kế nào, mọi người xuống xe, kẻ hút thuốc, người vươn vai vặn vẹo sau hành trình dài. Phạm Duy cũng thong thả tản bộ im lặng nhìn cảnh quan nơi ông từng viết Trường ca con đường cái quan khi xấp xỉ ngũ tuần. Chú bộ đội cửa khẩu bỗng “Ơ! Chú nhà thơ!”. Thật bất ngờ, anh nhận ra tôi, có lẽ đôi lần từ truyền hình. Trong tích tắc, nút thắt giấy phép đã có cách mở, tôi xáp vào bắt tay trò chuyện vui vẻ với chàng trung úy trẻ tuổi và chỉ ông già tóc trắng phau gần đấy, hỏi “Em biết ai không?” - “Không ạ! Chắc Việt kiều nhỉ!”. 

Từ ĐỐI DIỆN đến ĐỨNG DẬY
Từ ĐỐI DIỆN đến ĐỨNG DẬY

Sài Gòn. 29.4.1975. Tờ Điện Tín ra số chót. Ngày hôm sau, cả biển người và cờ hoa tràn ngập. Làng báo miền Nam được lệnh đình bản nhưng sau đó có hai tờ may mắn được tục bản là nhật báo Tin Sáng và nguyệt san Đối Diện. Không phổ cập đến quảng đại quần chúng mà dư vang trong công luận tưởng không tờ nào bằng Đối Diện do một nhóm linh mục chủ trương. Nhiều tờ báo khả tín và công minh hơn, để lại trầm tích văn hóa sâu lắng hơn, phản ánh thực tại xã hội bao quát hơn, song đã mấy tờ có số phận ly kỳ như Đối Diện.

HÀ KHÁNH LINH lặng lẽ mảnh trăng hoàng cung
HÀ KHÁNH LINH lặng lẽ mảnh trăng hoàng cung

Từ nhiều năm nay, nhà văn Hà Khánh Linh (em gái của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm- nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương) ở một mình trong một căn nhà rộng 20m2 ở hẻm nhỏ đường Chế Lan Viên, Tp. Huế. Hai đứa con lớn lên đều đi làm và lập gia đình ở xa. Ngay cả bé Bình Nghi, đứa cháu nội bà rất yêu quý, nuôi nấng từ lúc mới sinh ra, thay cho người mẹ muốn bỏ rơi, cũng bị bắt phải rời xa bà. Một Hà Khánh Linh ngày nào giờ chỉ còn cách gạt bỏ những đau đớn, nhức nhối, tìm kiếm, chắt chiu từng giọt thời gian để sáng tác. Vui với người trong truyện. Tạo ra nhân vật đồng điệu tâm hồn để chia sẻ với mình. Và ngày ngày nhà văn vẫn cặm cụi bên bàn viết, lần giở về những kỉ niệm xa xôi, ngày-tháng-năm của bao buồn vui, trăn trở.

NGUYỄN KHẮC PHỤC nhẹ nhàng rời khỏi chốn Hỗn Độn
NGUYỄN KHẮC PHỤC nhẹ nhàng rời khỏi chốn Hỗn Độn

Sáng nay 20-5-2016, nhà văn Nguyễn Khắc Phục đã trút hơi thở cuối cùng, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư phổi. Ngòi bút của Nguyễn Khắc Phục tung tẩy trên nhiều lĩnh vực văn chương, sân khấu, điện ảnh, truyền hình đều để lại dấu ấn đậm nét. Những ngày trên giường bệnh, Nguyễn Khắc Phục cũng kịp hoàn thành tiểu thuyết “Hỗn độn” dày gần 1000 trang. Nhà văn Nguyễn Khắc Phục đã chuẩn bị cho chuyến đi xa của mình với di nguyện: tất cả những gì ông đã viết ra thì chứa hết vào "NKP GỬI LẠI", để lại cho con cháu, gia đình, bạn bè và bạn đọc. Nếu in hết chắc cũng đến 20 tập, mỗi tập khoảng 500 trang.

XUÂN TRƯỜNG có 7 khúc luận tội VĂN KHÚC - TỪ QUỐC HOÀI
XUÂN TRƯỜNG có 7 khúc luận tội VĂN KHÚC - TỪ QUỐC HOÀI

Những sự việc này diễn ra hơn tháng nay với nhiều bài báo giấy và báo mạng đề cập tới, nhưng tôi vẫn buộc phải lên tiếng vì có nhiều ý kiến tranh cãi, đánh giá khác nhau và nhất là danh dự công dân của tôi bị Văn Khúc - Từ Quốc Hoài vi phạm nghiêm trọng trong bài viết “Trao đổi với Nông Tử Lệnh Anh và Đặng Huy Giang” khiến nhiều bạn bè trong nước và ngoài nước điện thoại, email hỏi han. Bạn hỏi, về cuộc tọa đàm “Sức sống thi ca TP. Hồ Chí Minh”, Văn Khúc- Từ Quốc Hoài viết: “Cuộc tọa đàm đã diễn ra theo chiều hướng ngược lại” nghĩa là sao? “Sao bảo Lễ hội thơ năm 2016 ở TP. HCM diễn ra những 3 ngày sôi nổi lắm cơ mà? Vì sao Văn Khúc Từ Quốc Hoài lại dám xúc phạm Xuân Trường và một số nhà văn nặng nề thế?

Y PHƯƠNG hồn cốt lặn trong núi đá
Y PHƯƠNG hồn cốt lặn trong núi đá

Nhắc đến Y Phương, đồng nghiệp không ai không nhận ra anh là nhà thơ của Trùng Khánh, Cao Bằng. Người viết văn, làm thơ thì nhiều vô kể, nhưng viết để người ta nhớ thơ văn ấy gắn với đất ấy, người ấy, nết ăn, nết ở ấy thì đâu có nhiều! Tôi càng đọc anh, càng nhận ra hồn vía cốt cách của Y Phương cho dù đi đến đâu, tha phương cầu thực, ăn nhờ ở đậu lang bạt kỳ hồ phương trời nào cũng không tách khỏi núi đá Trùng Khánh Cao Bằng. Người từ đó đi ra, hồn vía nhớ đó trở về, cứ quanh quẩn bịn rịn như mây, như gió qua thung lũng, ở lại đó làm nên mùi vị: Mùi trai Tày/ Giận người không ra mặt/ Yêu người ngâm đáy mắt/ Ruột gan âm ỉ cháy/ Lòng dạ hùng hục sôi”. Hơn đâu hết, trong nghề bút mực, nói lên được cái mùi, nói cái riêng biệt mà vẫn làm hiện ra cái toàn thể… mới là điều căn cốt. Y Phương làm điều đó cứ như nhẹ hều, rằng nó thế, vẫn thế, tự nhiên thế, không lên gân, lên guốc, ra vẻ, ra dáng gì

Nhà thơ làng và mộng ước văn chương
Nhà thơ làng và mộng ước văn chương

Tôi đang chuẩn bị đi làm thì ông đến. Sau khi chào hỏi, ông nói: “Tui có việc này nhờ anh. Cách đây dăm năm, thầy tôi, ông Đường Minh Phang (ông Đường Minh Phang   là người dịch cuốn Gia phả họ Phan Mạc, dòng họ có nhà cách mạng Phan Đăng Lưu từ chữ nho ra chữ quốc ngữ) nói rằng: Em làm thơ rất hay, em phải vào Hội nhà văn để lưu danh sử sách. Tôi định ra Hà Nội nhờ Nguyễn Thế Kỷ can thiệp để vào Hội nhà văn, nhưng nay Nguyễn Thế Kỷ không làm Phó Ban Tuyên giáo trung ương nữa, nên tôi đến nhờ anh chỉ cho đường đi nước bước để trở thành nhà văn Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, trước là để lưu danh sử sách, sau là để viết kiếm tiền”.

NGUYỄN THỊ MINH NGỌC cây bút bạc tỷ không tiền
NGUYỄN THỊ MINH NGỌC cây bút bạc tỷ không tiền

Khi rủng rỉnh tiền bạc, có lúc chị cũng theo bạn bè mua đất nhưng lại bị lừa trắng tay vì không rành thủ tục, không biết kinh doanh. Thấy bạn thiếu nợ xã hội đen, chị thương bạn trả tiền lãi cao, không biết bao giờ mới trả hết, cho bạn mượn tiền trả xong thì bạn lơ luôn. Dần dần chị cay đắng nhận ra những người bạn mượn nợ xã hội đen ấy không phải vì họ nghèo mà vì họ ăn xài xa xỉ, trong khi bản thân chị lại sống rất đơn giản, tiết kiệm. Vậy nhưng Minh Ngọc chỉ cười buồn, nói: “Tôi biết mình nghèo còn vì tự bóc lột bản thân mình và để cho người khác bóc lột mình một cách quá dễ dãi…”

ĐOÀN TỬ HUYẾN chơi cho lệch đất nghiêng trời
ĐOÀN TỬ HUYẾN chơi cho lệch đất nghiêng trời

Khi tiếng chuông trừ tịch của năm mới Bính Thân chuẩn bị vang lên thì người nhà phát hiện dịch giả Đoàn Tử Huyến bị tai biến nặng ở quê. Chuyến hành trình từ Đức Thọ - Hà Tĩnh ra Hà Nội trong cơn thập tử nhất sinh ấy, người khác có lẽ đã mệnh tận. Nhưng Đoàn Tử Huyến đã làm một cú lừa ngoạn mục với thần chết để trở về. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho biết, bản dịch tiếng Việt “Nghệ nhân và Margarita” của dịch giả Đoàn Tử Huyến khi mới ra đời là sự kiện văn học. “Trước hết, đây là sự kiện trong giới văn chương, tiếp đó là sự kiện với công chúng để tạo ra sự va đập trong đời sống xã hội. Và cuối cùng, Đoàn Tử Huyến đã đưa Bulgacov đến với công chúng Việt Nam bằng một tác phẩm lớn. Người ta bàng hoàng, sửng sốt, nhất là khi hiểu về Bulgacov”. Bản dịch ngay năm đó đã được trao Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Đây là một trong những giải thưởng xứng đáng của Hội. Từ đó, người ta biết đến Đoàn Tử Huyến với tư cách một dịch giả”, ông Nguyên nói.

Sự bất tử của một nhà văn từng bị đả đảo ở Nga
Sự bất tử của một nhà văn từng bị đả đảo ở Nga

Ngày 15-5-2016 vừa qua, kỷ niệm lần thứ 125 ngày sinh của nhà văn Nga nổi tiếng Mikhail Bulgakov. Cùng với B. Pasternak và muộn hơn là A. Solzhnitsyn, ông đã cất tiếng nói lên án chế độ chuyên quyền, những điều trái logic cùng nhiều tệ nạn khác của đất nước mình dưới thời Xô Viết.   Người đọc Việt nam đã may mắn làm quen với hầu hết gia tài văn xuôi của M.Bulgakov như “Thợ cả và Margarit”, “Trái tim Chó”, “Những quả trứng định mệnh”, “Tuyển tập văn xuôi của M. Bulgakov” qua phần chuyển ngữ kỹ càng, công phu của dịch giả Đoàn Tử Huyến…   Mikhail Bulgakov đã lựa chọn cho mình một con đường nguy hiểm nhất: con đường của việc trào lộng, phê phán một cách sâu cay, độc địa mà hết sức thẳng thắn, dũng cảm trong việc mô tả hiện thực của xã hội Xô Viết. Vào giữa những năm 1920 mà nhà văn đã dám viết ra những tác phẩm “gây sóng gió” như   “Đảo rực đỏ”, “Những quả trứng định mệnh”, “Trái tim chó”. Trên báo chí bắt đầu nổi lên một chiến dịch “Đả đảo Bulgakov”…

TRẦN NINH HỒ vì thơ, ta mãi phong trần
TRẦN NINH HỒ vì thơ, ta mãi phong trần

Hễ ai mới gặp, ngỡ Trần Ninh Hồ là người không biết buồn bao giờ. Lúc nào cũng như mỉm cười thường trực. Nhưng chơi thân, mới nhận ra, anh tạo sự vui nhộn và có phần ồn ào, hoạt ngôn ấy, để che lấp nỗi cô đơn của mình. Người cầm bút, có mấy người dễ vui? Cô đơn là thuộc tính của sáng tạo. Với thơ, người viết dù khéo mấy, cũng khó dấu được nỗi niềm của mình. Phần thơ “Viết trên vỏ cây” trong tuyển thơ của anh, nhiều bài như cố nén đi cái cô đơn cố hữu.“Tôi là con trâu đen/ Còn đen hơn đêm tối/ Nhưng mà những đen tối/ Đừng lẫn vào đen tôi”. Con người-con trâu, thì cũng là kiếp kéo cày cả thôi. Mà trâu của anh, lại đen hơn đêm tối, thì còn vui nỗi gì?! Quán chiều vốn dĩ gợi buồn. Người viết, lại buồn hơn trước bao điều khát khao cho những trang văn mà mình chưa viết được “Người suông tớp rượu nhạt/ Ngắm bình rạn hoa ôi”. Đời sống hiện đại, con người như càng xa lạ nhau. Anh như càng cô đơn trước những trò hạnh phúc giả tạo “Chợt nhớ những chồng vợ/ Không một ngày tình nhân”. 

HỮU ƯỚC từng nghiến răng căm hờn suốt 3 năm oan ức trong song sắt trại giam
HỮU ƯỚC từng nghiến răng căm hờn suốt 3 năm oan ức trong song sắt trại giam

Khủng khiếp nhất là trong thời gian Hữu Ước ở Chí Hòa, cứ vài tháng, các quản giáo lại nhận được lệnh từ một cấp trên nào đó chuyển ông sang phòng giam khác. Đối với phạm nhân, đang ở phòng giam này mà phải chuyển sang phòng giam khác, đó là một sự tra tấn vô cùng tinh vi, nhất là khi “chỗ ở” mới cũng là nơi giam giữ những kẻ lưu manh chuyên nghiệp, đám đầu trộm đuôi cướp và phòng nào cũng rất sẵn đám “đầu gấu, đại bàng”.  Bởi người mới vào thì phải nằm chỗ bẩn thỉu nhất, phải hầu hạ đám “đầu gấu, đại bàng” và phải bị ăn những trận đòn “ra mắt”. Những năm tháng bị giam cầm đã gây cho ông một căn bệnh mà chúng tôi cứ gọi là “hội chứng nhà giam”. 

HỮU ƯỚC tiết lộ hành trình từ ngày tù tội đến lúc đeo lon Trung tướng Công an như thế nào?
HỮU ƯỚC tiết lộ hành trình từ ngày tù tội đến lúc đeo lon Trung tướng Công an như thế nào?

Sự đặc biệt trong số phận của Hữu Ước là hy hữu: ở Việt Nam chưa ai từng bị đi tù mà phấn đấu lên hàm Trung tướng như ông, nuôi dạy hai con ngoan ngoãn, du học châu  Âu và trở về là những cán bộ Nhà nước có năng lực. Đời Hữu Ước hơn cả tiểu thuyết và tiểu thuyết "Kiếp người" chắc chắn là sách để đời của nhà văn.  Rất nhiều người đã ví câu này, rất nhiều nhà văn, nhà thơ, biên kịch đã dùng vốn sống để đưa vào trang viết, xem đó là lợi điểm, lại là hạn chế khi quá lệ thuộc, khai thác nhiều sẽ hết vốn.   Thẳng thắn và trung thực, tôi ít thấy một cuốn tiểu thuyết nào gây ấn tượng mạnh đến thế. Những nghiệm sinh và tâm hồn nghệ sỹ nhạy cảm, đa tình, ắp niềm ham sống đã giúp Hữu Ước lập được nhiều “biên bản” về cuộc đời, về cuộc sống có giá trị tư liệu lịch sử. 

Sau tiểu thuyết Kiếp Người gay cấn, Trung tướng HỮU ƯỚC bước vào cuộc chiến pháp lý để lấy lại danh dự nhà văn?
Sau tiểu thuyết Kiếp Người gay cấn, Trung tướng HỮU ƯỚC bước vào cuộc chiến pháp lý để lấy lại danh dự nhà văn?

Ngày 12/5, trên trang Facebook cá nhân, Luật sư Trần Đình Triển – Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân xuất hiện những thông tin liên quan đến Trung tướng, nhà văn Hữu Ước và khuất tất của một dự án đất có giá trị giao dịch lên đến 200 tỷ đồng. Ngày 13-5, trên báo Năng Lượng Mới và báo Giao Thông cùng khẳng định Trung tướng, nhà văn Hữu Ước cho biết sẽ khởi kiện luật sư Trần Đình Triển vì hành vi vu khống, làm tổn hại danh dự của cá nhân ông. Trung tướng, nhà văn Hữu Ước bức xúc: "Họ vu cáo tôi, thấy tôi nổi tiếng thì bám vào để nổi tiếng theo”. Còn bài viết của luật sư Trần Đình Triển trực tiếp đặt câu hỏi: “Ông Hữu Ước phù phép biến hơn 28 nghìn mét đất của cán bộ chiến sỹ báo Công an Nhân dân đi đâu?”

Dở khóc dở cười đối mặt với hồi ký
Dở khóc dở cười đối mặt với hồi ký

Sự thật có nhiều ngã. Ngã ba hay ngã bảy đều do quan niệm và cách đánh giá. Bản thân sự thật không thể mặc thêm những chiếc áo khoác cho thêm vẻ kín đáo hay tân kỳ được. Thực sự, đưa ra công luận hồi ký là điều vô cùng khó khăn đối với những người nổi tiếng, nhất là ở Việt Nam. Nếu cứ nói ra sự thật thì chắc chắn sẽ bị công luận “ném đá” đến mức đau đớn. Nhiều người sau khi nhìn thấy Lê Vân và Thương Tín bị “tơi tả” thì chùn bước trong việc công bố các sự thật trong hồi ký. Hoặc họ buộc phải viết theo kiểu đèm đẹp, giấu biến đi hết các tên tuổi liên quan để khỏi phiền lòng đến ai. Muốn yên thân khi công bố hồi ký, có lẽ người viết chỉ nên kể những chuyện đẹp đẽ nhất của bản thân, như thế là ổn! Vậy thì độc giả nên hiểu hồi ký kiểu ấy còn một nửa sự thật khác đang được giấu kín.

Báo Nhân Dân phê phán "hiện tượng lạ" trong đời sống truyền thông thời gian gần đây
Báo Nhân Dân phê phán "hiện tượng lạ" trong đời sống truyền thông thời gian gần đây

Về khoa học xã hội và nhân văn, các quan hệ, giao lưu, trao đổi, học hỏi… cũng được mở rộng hơn trước rất nhiều. Đó là tiền đề quan trọng để chúng ta đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, tiếp thu tri thức từ nhân loại, nâng cao năng lực khám phá, sáng tạo của người làm khoa học,… Tuy vậy, hòa hợp dân tộc không có nghĩa là khi đưa tin về sự vụ của người Việt ở nước ngoài lại giới thiệu và để mấy người không từ thủ đoạn nào chống phá Việt Nam được phát ngôn trên báo chí Việt Nam; hợp tác quốc tế không phải để “tôn vinh”, “cảm ơn” mấy nhà nghiên cứu đã xuyên tạc, bóp méo lịch sử Việt Nam; tiếp thu thành tựu văn hóa, văn học nhân loại không phải để ca ngợi, quảng bá mấy nhân vật có “thành tích chống cộng” được phương Tây o bế và trao giải thưởng; càng không phải để xuất bản mấy cuốn sách chứa đựng các nội dung ngược lại với bản chất xã hội, với tiến trình phát triển đất nước… 

Gặp tác giả bài thơ Cô Gái Vót Chông nơi thượng nguồn Sông Hinh
Gặp tác giả bài thơ Cô Gái Vót Chông nơi thượng nguồn Sông Hinh

Mô Lô Y Choi chia sẻ: “Những mạch nguồn cảm xúc cứ tuôn trào, đánh thức sức sáng tạo để tui viết một mạch xong bài thơ “Cô gái vót chông”. Đó là tác phẩm đầu tay nên tui thật sự lo ngại khi giới thiệu với anh em văn nghệ sĩ ở cơ quan. Nào ngờ nhiều người khen hay, nên bài thơ không chỉ được đăng ở Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc, mà sau đó được Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam giới thiệu với người yêu thơ”.  Thêm một bất ngờ nữa là bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc bài hát “Cô gái vót chông”. Nhịp điệu nhanh trong những ca từ giàu hình ảnh sống động đã khơi dậy tinh thần chiến đấu của đồng bào ở các buôn làng: “Như bao cô gái ở trên non/ Cô gái sông Ba đầu búi tóc thon/ Tay vót chông miệng hát không nghỉ/ Như bao cô gái ở trên non/ Như bao cô gái ở Tây Nguyên/Ai nhanh tay vót bằng tay em?/ Chim hót không hay bằng tiếng hát em/ Mỗi mũi chông nhọn hoắt căm thù/ Xiên thây quân cướp nào vô đây…”. 

Lặng nghe một thời đã mất
Lặng nghe một thời đã mất

Sau năm 1975, đất nước liền một dải, những con người văn nghệ ở hai đầu nước Việt đứng nhìn nhau nhưng quá bỡ ngỡ, lạ lùng. Chia cắt lâu quá nên hiểu được nhau, thấu được lòng nhau có khi mất cả hàng thập niên nữa. Với nhiều người từ miền Bắc, không phải dễ dàng nhận ra những câu thơ như trẻ con của Bùi Giáng là tuệ giác. Với nhiều người miền Nam, không phải nhanh mà cảm nhận được sự trằn trọc trong thơ Việt Phương về đồng hồ Liên Xô và mặt trăng Trung Quốc. Sau năm 1975, không phải nhạc sĩ nào của miền Nam cũng bắt nhịp lại được với nghề nghiệp của mình suôn sẻ. Có những người ngần ngại với thời cuộc, có những người vấp phải những hàng rào định kiến... mà thậm chí gần 20 năm sau mới có thể viết ra thêm được một bài hát mới. Lại có những người ra đi, dù không vướng bận điều gì trong tâm cảm, nhưng lại không thể dựng lại hồn mình. 

PHAN HOÀNG qua góc nhìn của bạn văn chương
PHAN HOÀNG qua góc nhìn của bạn văn chương

Tại buổi gặp mặt và tọa đàm với nhà thơ Phan Hoàng diễn ra tại Trường đại học Phú Yên, người con văn chương của vùng đất Phú đã trở thành “chàng thơ” trong ánh nhìn của cánh văn nghệ sĩ. Nhà thơ Phan Hoàng nói rằng, anh xúc động trước tình cảm của giới văn nghệ sĩ Phú Yên. Cũng bởi cánh văn nghệ sĩ Phú Yên trân trọng tấm chân tình của nhà thơ khi chọn buổi ra mắt sách mới đầu tiên trên chính quê hương mình, tạo cơ hội để văn nghệ sĩ khắp nơi có cơ hội trau dồi thi ca trên vùng đất Phú. Nhà thơ Phan Hoàng chia sẻ: “Tình cảm yêu quý của văn nghệ sĩ là nguồn động viên, cổ vũ tôi trên bước đường sáng tác. Điều quan trọng trước nhất với tôi là tình nghĩa. Tôi trân trọng tình cảm với những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong nghiệp văn chương và cuộc sống. Tôi tin rằng con người sống chân thành với nhau và hết mình với niềm đam mê thì may ra mới đóng góp đ

Một tập thơ kỷ lục nặng ký, hay một trò hề háo danh lố bịch?
Một tập thơ kỷ lục nặng ký, hay một trò hề háo danh lố bịch?

“Hoa Lư thi tập” được trao kỷ lục bởi Liên minh kỷ lục thế giới – WorldKings, một tổ chức vừa thành lập không lâu và hầu như không có uy tín gì trên trường quốc tế. Thứ hai, “Hoa Lư thi tập” là một tác phẩm bình thường về mặt nghệ thuật văn chương. Nếu lấy chế tác cầu kỳ và đắt đỏ làm tiêu chí, thì chỉ càng thêm bẽ bàng “y phục bất xứng kỳ đức”. Hơn nữa, khi trao giải cho một tập thơ, nhất định phải đề cập đến sức rung động thẩm mỹ, chứ không phải nằm ở trọng lượng. Cái cách mang một tập thơ đặt lên bàn cân để minh định 54 kg hay 53 kg, là một trò hề đích thực! Nếu căn cứ theo số kg, thì tất cả các tập thơ từng được trao giải Nobel chỉ đáng vứt sọt rác, và ngay cả kiệt tác Truyện Kiều đáng tự hào nhất của dân tộc Việt Nam cũng chỉ đáng xếp vào hàng… tập thơ nhẹ ký!

Báo Công An Nhân Dân nói về hệ lụy từ bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh
Báo Công An Nhân Dân nói về hệ lụy từ bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh

Khi nói “diễn biến hòa bình", kể cả khi nói vấn đề “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, có thể ai đó sẽ tặc lưỡi: Ừ, biết vậy nhưng đối tượng của “tự diễn biến” còn xa và là ai đó chứ… không phải mình. Thế nhưng, sự thực có những thứ mà chúng ta dễ dàng bị cuốn vào, bị xô vào như sóng dạt, mình còn lớn tiếng chê bai, chỉ trích mà không ngờ đã nằm gọn trong mưu đồ kẻ xấu với những hành động của “tự diễn biến”. Cảnh giác thực không thừa và cảnh giác nhưng phải có bản lĩnh, có sáng suốt mới hiểu mình đã, đang làm gì. Tôi muốn nói một hiện tượng như vậy: Bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” mà chỉ sau mấy ngày ra đời đã gây “bão mạng”, giờ hàng vạn người đã thuộc với đủ lời bình chế.   

Đã xa khúc nhạc trầm hồn ngây dại
Đã xa khúc nhạc trầm hồn ngây dại

Nhà thơ Bàng Sỹ Nguyên vừa qua đời tại TPHCM, hưởng thọ 92 tuổi. Nhà thơ Bàng Sỹ Nguyên trong ký ức nhà văn Nguyễn Đình Chính: “Thi sĩ họ Bàng nói về bài Hà Lạc trong Kinh Dịch, nói về đất đai, phong thuỷ, về một thế giới tâm linh bí ẩn ông cắt nghĩa vì sao đúng 50 năm sau, năm 2001 tôi lại tìm thấy mộ mẹ tôi giữa bạt ngàn nói rừng hoang vu Nà Coọc… Và ông nói về  nguỵ biện luận của người Tàu ngày xưa. Ông nói về cách vẽ tranh bằng 5 ngón tay và cách xử dụng các móng tay để vuốt mảnh nét vẽ. Và cuối cùng ông nói về  thơ hậu hiện đại. Đêm khuya cuối năm. Bãi sông thông thống. Gió lạnh gào rú. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Thi sĩ họ Bàng tề chỉnh com lê trắng, khăn phu la sành điệu. Râu vểnh ngược. Cao hứng ông dạo thế võ đá tung thanh củi tàn lửa bay tán loạn. Rồi ông quỳ xuống cất giọng ư ử hát một bài hát của người Nhật Bản. Ông hát bằng tiếng Nhật. Dù chẳng biết một nửa chữ Nhật nhưng tôi nghe rõ lời khóc than của một người trai Nhật Bản đau đớn tiếc thương người tình của mình đã

TỪ QUỐC HOÀI trao đổi với NÔNG TỬ LỆNH ANH và ĐẶNG HUY GIANG
TỪ QUỐC HOÀI trao đổi với NÔNG TỬ LỆNH ANH và ĐẶNG HUY GIANG

Từ bài viết “Thơ – Khen và chê” in trên báo Văn Nghệ, đã diễn ra cuộc đôi co không mấy thuyết phục giữa nhiều cây bút trên trang web Hội Nhà văn TPHCM và báo Văn Nghệ TPHCM. Tác giả bài viết “Thơ – Khen và chê” là nhà thơ Từ Quốc Hoài với bút danh Văn Khúc, đã có đôi lời thưa lại cùng hai đồng nghiệp Nông Tử Lệnh Anh và Đặng Huy Giang. Xưa nay, tranh luận trong xã hội rất cần thiết, tranh luận trong văn chương càng cần thiết. Thế nhưng, điều tối kỵ là chuyện bé xé ra to, nặng lời với nhau ngoài phạm vi học thuật. Để bạn đọc có thêm góc nhìn, chúng tôi giới thiệu nguyên văn phần trao đổi xem như “vãn tuồng” của Văn Khúc – Từ Quốc Hoài. Hy vọng, bàn tròn văn chương nước nhà sẽ bớt đi những dằn vặt bé mọn…

Phong trào thơ đã mất một thủ lĩnh!
Phong trào thơ đã mất một thủ lĩnh!

Chủ tịch Câu lạc bộ Thơ Việt Nam - Bành Thông đã qua đời ngày 4-5-2016 tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Bành Thông không liên quan gì đến cụ Bành Tổ sống lâu ngót ngàn ở bên Trung Quốc. Bành Thông tên thật là Đào Đức Thông, vốn là phóng viên báo Hà Sơn Bình, sau đó chuyển sang hoạt động văn nghệ. Bành Thông tự đứng ra thành lập Câu lạc bộ Thơ Việt Nam, thu hút hơn 10 ngàn hội viên khắp ba miền. Về thi ca, Bành Thông chỉ làm được loại vè quần chúng như "Anh đi giường chiếu chia đôi. Anh về trống vắng cả nơi anh nằm. Anh đi giường chiếu lặng câm. Anh về chúng nó réo ầm cả lên...". Thế nhưng, Bành Thông có khả năng tổ chức và kích hoạt tinh thần người yêu thơ rất ghê gớm.

TRẦM HƯƠNG kiếm tiền tỷ từ máu và nước mắt
TRẦM HƯƠNG kiếm tiền tỷ từ máu và nước mắt

Kiếm được tiền tỉ, người đàn bà tài năng, đa cảm và đa đoan phải đánh đổi bằng bao đêm thức trắng, nhỏ nước mắt và cả máu lên trang viết. “Một tay bọc trái tim đau, tay kia lau nước mắt, tay bồng con, tay viết sách trải lòng…” - thơ chị cũng chính là đời chị, nghề chị. Hơn 30 năm viết như phát rồ để cho ra gia tài văn chương đồ sộ mà nhà văn Trầm Hương vẫn còn ước sao trời đừng có đêm để chị không phải... đi ngủ, để có thêm thời gian viết: “Tôi thực tế, thậm chí thực dụng lắm, viết cái gì ra tiền là tôi viết liền”.   Hiện nay ở cái tuổi sắp nghỉ hưu, tác giả của Đêm trắng Đức Giáo Tông, Đêm Sài Gòn không ngủ... vẫn “cày chữ” cật lực gửi 20.000 USD mỗi năm cho con gái đang du học ở Mỹ và chuẩn bị cho con trai cũng sắp du học vào cuối năm nay. 

Tuyệt phẩm cũng từng bị khước từ
Tuyệt phẩm cũng từng bị khước từ

Không phải tác phẩm đầu tay nào của các nhà văn mới vào nghề cũng đều được các nhà xuất bản nồng nhiệt, ấm áp đón nhận. Càng không phải các nhân viên biên tập ở các nhà xuất bản đều có “cặp mắt xanh” để nhận ra những mầm đọt tài năng của nhà văn này, nhà văn kia ngay trong tác phẩm đầu đời của họ. Vì vậy, nhiều tuyệt phẩm từng bị khước từ có thể nhắc đến “Lolita”, “Đi tìm thời gian đã mất”, “Cuốn theo chiều gió” và cả… Harry Potter!    

Tình nghĩa giáo khoa văn
Tình nghĩa giáo khoa văn

Khoảng năm 1956,   tuần báo Nhân Loại, tờ tuần báo có nhiệm vụ đấu tranh hiệp thương hai miền Nam, Bắc do nhà văn Ngọc Linh làm tổng thư ký phụ trách tòa soạn. Tờ tuần báo này là nơi tập hợp một số cây bút miền nam   ‘trụ’ như Viễn Phương, Sơn Nam, Tô Nguyệt Đình, Tân Đức, Trường Xuân Trúc, Nhất Tiếu, Kiên Giang… Rồi sau đó, từ tờ tuần báo nầy xuất hiện những truyện ngắn của Trang Thế Hy. ‘Nắng Đẹp Miền Quê Ngoại’ của Văn Phụng Mỹ (Bút danh của nhà văn T.T.Hy) ra đời từ đây. Một thời gian sau, đánh hơi thấy tờ tuần báo này có ‘khuynh hướng thiên cộng’ nên chính quyền Sài Gòn đã ‘đánh chết’ tờ báo bằng hệ thống phát hành. Và theo Võ Phiến trong Tổng Quan Văn Học Miền Nam “sau khi Nhân Loại đóng cửa thì các nhà văn chạy theo cộng sản”.