Vào những năm đầu của cuộc chiến tranh 1964-1975, phi công lái MIG là hình tượng đầy lãng mạn, chứa đựng tất cả những khát khao, mơ tưởng của đám lính tráng chúng tôi. Theo chỗ chúng tôi được biết, đội ngũ phi công lái MIG đa số thuộc thành phần cơ bản (gốc gác bần cố nông). Bởi lẽ đó chúng tôi càng quan tâm, say mê, mến mộ hơn đến lớp "giặc lái" của ta là những chàng trai người Hà Nội. Cao lớn, đẹp trai, sức khỏe tuyệt vời và “ga lăng”  kiểu con trai Hà Nội. Lại học hành bài bản từ nước ngoài về... Lớp đàn anh, ví như có phi công Từ Đễ, lớp đàn em có Hoàng Tam Hùng. Nếu Từ Đễ là con trai của bác sỹ Từ Giấy - một cán bộ cao cấp thuộc Tổng Cục Hậu Cần Quân đội, thì Hoàng Tam Hùng là con trai trưởng của ông Hoàng Anh, thời đó là Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng nước VNDCCH.


CHUYỆN CHỈ CÓ THỂ XẢY RA NGÀY HÔM QUA...

TÔ HOÀNG

Sau 44 năm, kể từ ngày người thanh niên này hy sinh, đến tận Ngày Kỷ niệm Quân đội năm nay 22/12/ 2016 chúng ta mới được nghe kể về Liệt sỹ
- Phi công Hoàng Tam Hùng qua mấy chục phút phim truyền hình của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội. Điều này quá muộn hay cũng là lẽ thường tình? Tôi sẽ bổ sung, thêm thắt được điều gì tiếp theo lời kể của bà Hoàng Lương Hoa- em gái của Liệt sỹ?
Bạn hãy nhìn vào tấm ảnh chụp chiếc khăn có thêu rành rõ tên một người con gái mà Hoàng Tam Hùng chưa kịp chuyển tặng. Đâu đó, vào hai năm 1966-1967, tôi có quen biết cô gái kia-
con một bà giáo dạy cùng trường với bố tôi. Lúc đó cô đang là sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Ngoại ngữ. Khi quan hệ giữa hai chúng tôi thân hơn một chút, cô gái nhẹ nhàng nhắc tới tên người bạn trai cùng học một lớp tại Trường Phổ Thông cấp 3 Lý Thường Kiêt- Hà Nội, hiện đang đào tạo thành phi công lái MIG tại Liên Bang Xô Viết. Cô gái nhắc tới tên, để tôi thấy một sự đợi chờ, một sự thủy chung, cũng là tạo ra một barie vô hình.
Và tôi biết tới cái tên đẹp
Hoàng Tam Hùng từ thuở đó...
Vào những năm đầu của cuộc chiến tranh 1964-1975,
phi công lái MIG là hình tượng đầy lãng mạn, chứa đựng tất cả những khát khao, mơ tưởng của đám lính tráng chúng tôi. Theo chỗ chúng tôi được biết, đội ngũ phi công lái MIG đa số thuộc thành phần cơ bản ( gốc gác bần cố nông). Bởi lẽ đó chúng tôi càng quan tâm, say mê, mến mộ hơn đến lớp "giặc lái" của ta là những chàng trai người Hà Nội. Cao lớn, đẹp trai, sức khỏe tuyệt vời và “ga lăng”  kiểu con trai Hà Nội. Lại học hành bài bản từ nước ngoài về... Lớp đàn anh, ví như có phi công Từ Đễ, lớp đàn em có Hoàng Tam Hùng. Nếu Từ Đễ là con trai của Bác sỹ Từ Giấy - một cán bộ cao cấp thuộc Tổng Cục Hậu Cần Quân đội, thì Hoàng Tam Hùng là con trai trưởng của ông Hoàng Anh, thời đó là Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng nước VNDCCH.
Trong phim, chị Hoàng Lương Hoa đã kể bằng một giọng thường tình mà đầy xúc động: Vào thời điểm năm 1965, với cương vị của mình, ông Hoàng Anh có đủ "khả năng" (tạm dùng chữ này vậy) ngăn không để Hoàng Tam Hùng nhập ngũ và chuyển anh qua học một ngành nào khác ở nước ngoài. Nhưng cả ông cả bà đã không hành động như thế. Vì họ tuân theo một điều bình thường vào thời đó: Đất nước có chiến tranh, nhập ngũ, ra trận là nghĩa vụ của thanh niên của mọi giai tầng trong xã hội. Chiến tranh bước vào giai đoạn ác liệt, Hoàng Tam Hùng đã cất cánh nhiều lần, bỗng bác sỹ phát hiện ra ở anh có hiện tượng máu đông- đấy là cái cớ rất chính đáng để hai ông bà Hoàng Anh có thể xin cho người con trai của họ ra khỏi hàng ngũ phi công trực chiến. Nhưng cả hai người đã làm theo ý muốn của con trai "con chỉ nghỉ điều dưỡng vài ngày là trở lại bình thường thôi mà!".
Sáng ngày 28 tháng 12 năm 1972 không quên ấy, theo lời Trung tướng Nguyễn Đức Soát kể lại, Hoàng Tam Hùng cùng một đồng đội nữa xuất kích trên 2 chiếc MIG 21. Máy bay Mỹ đã phát hiện hiệu quả của những trận địa tên lửa của ta bố trí nên phái máy bay trinh sát của chúng bay theo quốc lộ 1 dò tìm. Phi đội của Hoàng Tam Hùng nhận lệnh đánh đuổi lũ máy bay Mỹ kia. Hoàng Tam Hùng đã bắn rơi hai chiếc, sau máy bay của anh bị trúng tên lửa, ngại máy bay rơi vào khu vực dân cư, Hoàng Tam Hùng đã cho máy bay rơi ven bãi sông Hồng và anh đã hy sinh.
Chuyện trên màn ảnh truyền hình bao giờ cũng hùng tráng, ta thắng địch thua như vậy. Trong những trang hồi ký của các phi công Mỹ từng lái những “Thần sấm”, “Con ma” viết rằng, dạo đó số lượng MIG 21 của ta còn ít; MIG 17 “thì bay chậm chạp, chập choạng như ruồi”. Trình độ kỹ - chiến thuật trên không của phi công chúng ta cũng còn non yếu. Và “họ cứ lăn xả vào chúng tôi với tinh thần quyết tử, y hệt như các phi công Nhật Bản đánh hạm tầu của Mỹ trong Đại chiến Thế giới 2”
Như một logic tự nhiên, viết tới những dòng này, tôi không thể không liên tưởng tới những gì dư luận xã hội hiện nay đang gay gắt lên án quanh chuyện "Con vua thì lại làm vua..." hoặc "một đời làm quan cả họ được nhờ..", "Bố đi tù, con thiên thu sung sướng..". Kinh hãi và ghê tởm về thói trắng trợn, bẩn thỉu của những quan chức vị kỷ, cá nhân, vô liêm s hôm nay!
Giật mình vì đất nước đang bị nạn ngoại xâm đe dọa. Liệu nếu có biến cố gì xẩy tới, có còn tìm ra những ông bố bà mẹ, những người con biết xả thân vì nước gia đình
liệt sĩ - phi công Hoàng Tam Hùng không đây?
Chỉ xin thêm vài dòng: Tôi vẫn còn giữ được liên lạc về người bạn gái xa xưa của phi công Hoàng Tam Hùng. Sau một tai họa x
y ra với gia đình, nghe nói bây giờ hai vợ chồng chị hay tìm đến các ngôi chùa dâng hương, khấn bái chỉ mong được 2 điều: sức khỏe và sự bằng an. Nghe nói, mái tóc trên đầu cô bạn gái của Hoàng Tam Hùng năm xưa nay đã gần bạc hết, nom chị già hơn cái tuổi 67 của mình.
Tối hôm qua và sáng nay, tôi gọi điện ra Hà
Nội- cả viber lẫn điện thoại thường, định hỏi chị đã xem bộ phim về liệt sỹ Hoàng Tam Hùng chưa, những chuông đổ mà không thấy ai trả lời... Hay là hai người đã lại đáp xe tìm tới một ngôi chùa nào rất xa mà sóng không tới?