LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Giá TRẦN KỲ TRUNG là đàn bà
Giá TRẦN KỲ TRUNG là đàn bà

Đọc Trần Kỳ Trung, nhiều lúc ta ngỡ ngàng. Anh đã tìm được mỏ văn, cứ tưởng anh sẽ khai thác, rồi mở rộng, phả thêm chút sương khói của trí tưởng tượng để mê hoặc bạn đọc. Nhưng anh lại buông lửng, hoặc bàn sang chuyện khác. Anh lơ đễnh chăng? Không! Tôi ngờ lắm. Một cây bút già dặn kinh nghiệm, với gần chục cuốn sách bao gồm nhiều thể loại, chả lẽ lại lơ đễnh thế? Anh cố tình đấy. Và thế mới là Trần Kỳ Trung. Nhiều khi câu chuyện vẫn đang đi, nghĩa là vẫn chưa kết, anh đã dừng lại, còn cắm cả tấm biển “HẾT” chình ình ngay trước mắt bạn đọc. Truyện khép trên trang giấy, nhưng lại mở về cõi vô biên, cõi tưởng tượng của bạn đọc.

MINH QUANG im lặng phía sau bài hát
MINH QUANG im lặng phía sau bài hát

Nhớ một lần ngồi với Minh Quang, nghe anh kể về những chuyến đi thực tế sáng tác ngoài hải đảo, anh bảo, thường thì sau cơn bão, mặt biển trở nên yên tĩnh lạ thường. Biển và những người lính đã mang cho anh bao niềm xúc cảm, để anh có thể viết những ca khúc nổi tiếng như "Bài ca biển", "Cây đàn ghi ta một dây". Hôm nay, ngồi với anh, sau cơn ốm nặng, cơn tai biến lấy đi của anh nhiều phần sức khỏe, tôi có cảm giác anh giống như mặt biển sau bão, tĩnh lặng hơn, chậm rãi hơn. Minh Quang khoe, NXB Âm nhạc vừa làm cho anh một cuốn sách. Đó là một tuyển tập gồm 81 ca khúc chọn lọc của anh. Một đời cầm bút sáng tác, tác phẩm thì nhiều lắm, nhưng để in một cuốn sách, thì con số 81 là đủ.  

Y ĐIÊNG tài hoa giữa đại ngàn
Y ĐIÊNG tài hoa giữa đại ngàn

Lên phố núi Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên buổi sáng đầu tháng 10-2016, tôi tìm gặp nhà văn Y Ðiêng - người được nhiều thế hệ các nhà văn trân trọng ví như bóng cây kơ nia đại thụ, như già làng văn học Tây Nguyên.  Ông không chỉ là người Ê đê đầu tiên vượt qua khỏi văn học dân gian truyền miệng để đến với văn học viết; người đầu tiên viết truyện dài bằng song ngữ Ê đê - Việt mà còn là người Ê đê đầu tiên được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ở tuổi 88 nhưng dáng dấp Y Điêng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Sau khi đón khách bằng nụ cười hiền hậu bên căn nhà sàn, ông chỉ tay về phía bàn viết có mấy trang truyện ngắn dang dở rồi bảo: “Nhiều anh em trong giới văn chương sử dụng công nghệ thông tin từ lâu, còn mình già rồi, không máy tính, internet, nhưng ngày ngày cũng phải cầm bút ngồi trước trang viết mới thấy vui. Viết xong tác phẩm nào đưa ra tiệm vi tính gõ lại rồi gửi đến nơi cần gửi”. 

MAI QUỲNH NAM một mình một lối
MAI QUỲNH NAM một mình một lối

Mỗi một bài thơ, đối với Mai Quỳnh Nam dường như anh phải trình bày một phát hiện gây cảm xúc, gây những tác động đến trí não và cái gây ra cho trí não dường như là quan trọng hơn cả. Về thơ Mai Quỳnh Nam, nhà thơ Giáng Vân cho rằng: "Những câu thơ anh viết, là thứ phải chiêm nghiệm bằng cả đời người. Và có chiêm nghiệm, mới thấy đó là thơ".  May mắn được làm bạn với Mai Quỳnh Nam nhiều năm, tôi thấy ông là người yêu văn chương một cách nhiệt thành. Ông im lặng theo dõi đời sống thơ ca trong mối bang giao rất hạn chế. Với ông, học vấn và văn hóa luôn là đức hạnh của văn chương.

PHÚ QUANG viết gì trong hồi ký?
PHÚ QUANG viết gì trong hồi ký?

Gần như Phú Quang tự mình viết lại cuộc đời ông trên giấy, sau này có sự chỉnh trang chắp bút của một kiến trúc sư ông quý mến, một người bạn trẻ. Thói quen viết của Phú Quang có từ rất lâu: “Tôi luôn viết mỗi ngày. Một thói quen khó bỏ. Viết mà chẳng hề có ảo tưởng về một sứ mệnh nào. Tôi viết vì những bức bối cần được xả ra của chính mình. Viết với cảm giác trút bỏ. Viết để được nhẹ nhõm hơn...Như một gã tín đồ suốt ngày lầm rầm cầu nguyện mà chẳng đợi một ân sủng nào, hay trông ngóng một phép thần nào chợt hiện. Từ trong thẳm sâu, tôi giữ gìn nỗi thành kính của một tín đồ. Niềm xác tín đối với Thượng đế. Trong tôi, Ngài vô hình, nhưng tôi luôn tin Ngài hiện hữu”.

THÁI SINH và Vùng Rừng Xa Xăm
THÁI SINH và Vùng Rừng Xa Xăm

Vậy mà đã hơn hai năm rồi, không ngày nào Nam không vào rừng, anh đi từ sáng cho đến khi tối mịt mới về. Anh đã thống kê được hơn ba ngàn loài thực vật, trên một ngàn loài động vật, chỉ riêng loài lưỡng cư và bò sát đã có trên trăm loài. Theo trưởng bản Giàng A Châu khi người Mông đặt chân tới đây họ còn nhìn thấy vượn đen, một loài động vật quí hiếm bậc nhất của rừng nhiệt đới có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Mỗi sớm trở dậy tiếng hót của chúng vang động khắp cánh rừng. Bởi thế, các cụ đã ví: Tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng . Do nhiều năm bị săn bắn, đến nay cả vùng rừng mênh mông không còn nghe thấy tiếng vượn hót. Nam tự hỏi: Chúng đã bị tiêu diệt hết hay chúng đã bỏ cánh rừng này sang cánh rừng khác rồi?

Văn đoàn Độc Lập còn vận động đến bao giờ?
Văn đoàn Độc Lập còn vận động đến bao giờ?

Văn đoàn Độc lập không giấu giếm mơ ước làm được sự nghiệp hoành tráng như Tự Lực văn đoàn của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam… thuở nào. Thì cứ mơ ước, chứ có ai đánh thuế hay bắt bẻ gì đâu. Thế nhưng, Tự Lực văn đoàn làm gì có cái gọi là Ban vận động? Ban vận động phải chăng là thứ che chắn của Văn đoàn Độc lập, khi bị truy vấn về tư cách tồn tại? Tính đến nay, đã gần 3 năm, mà Ban vận động vẫn ung dung như thể… không cần đến sự ra đời chính thức của Văn đoàn Độc Lập? Vậy xin hỏi ông Nguyên Ngọc, Ban vận động còn tồn tại đến bao giờ? Ban vận động tồn tại đến… năm 3000 chăng? Ban vận động tồn tại đến khi Văn đoàn Độc lập không còn thành viên nào nữa chăng? Lẽ thường, Ban vận động chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn để chuẩn bị hình thành một tổ chức nào đó. Thế nhưng, Ban vận động của Văn đoàn Độc lập lại nghênh ngang thay thế cho cả cái tổ chức mà nó định thành lập là Văn đoàn Độc lập.

ĐỨC HẬU bàn về Tham Nhũng Quyền Lực
ĐỨC HẬU bàn về Tham Nhũng Quyền Lực

Để phòng tránh tham nhũng quyền lực, ông cha ta đã từng có những biện pháp hữu hiệu và quyết liệt. Hơn năm trăm năm trước, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) đã ban hành đạo luật Hồi Tỵ (tránh đi), mà trong Bộ triều Hình Luật gọi là Luật Hồng Đức nổi tiếng. Nhà vua nói: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Quan có đức, có tài thì nước trị. Quan vô đức, kém tài là thềm, bậc đẫn đến hoạ loạn”. Với quan điểm đó, luật Hồi Tỵ quy định: Quan lại không được kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; không được tậu đất, nhà, vườn, ruộng ở nơi mình làm quan; không được dùng người cùng quê giúp việc; không được bổ nhiệm quan lại cai trị ở huyện, tỉnh là quê của người đó; quan lại không được làm quá lâu ở một địa phương hoặc một bộ, viện. Luật cũng được áp dụng trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Luật Hồi Tỵ được đặc biệt kế thừa, nâng cao và chặt chẽ ở thời Minh Mạng (1791-1841), vị vua thứ hai của triều Nguyễn.

Tiếng đờn ca ở tiệm hớt tóc
Tiếng đờn ca ở tiệm hớt tóc

Đầu thập niên 1960, dân cư quanh khu Bàn Cờ thấy có một tiệm hớt tóc được mở ra ở số 405B đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu - TP.HCM), đoạn giữa chợ Vườn Chuối và đường Cao Thắng. Tiệm có tên Đời Mới, bảng hiệu vẽ ba đầu tóc đàn ông chải bồng kiểu tăng gô không khác gì những mái tóc của kép Dũng Thanh Lâm, kép Minh Phụng sau này. Tiệm không có gì đặc biệt, bề ngang chỉ 2,2m, nhưng ai nấy đều chú ý vì ở đó thỉnh thoảng lại có tiếng đờn ca cổ... Ban đờn ca tài tử này, tuy lúc rảnh mới tụ lại với nhau mà tồn tại hơn chục năm. Dấu ấn của nó sâu đậm tới mức đến giờ người vùng Bàn Cờ còn nhắc, dù đã hơn 40 năm và các nhân vật trong câu chuyện này hầu như không còn mấy ai.

Văn trẻ Sài Gòn có gì hay?
Văn trẻ Sài Gòn có gì hay?

Văn học trẻ TP HCM có đủ sự đa dạng giọng điệu, trường phái và tiền bạc… vậy văn học trẻ TP HCM đang thiếu gì để định hình một thế hệ?  Nếu phong trào Thơ Mới có Hoài Thanh - Hoài Chân, thì: “Dòng chảy văn học trẻ TP HCM được bồi đắp bởi nhiều thế hệ khác nhau về hoàn cảnh sống nhưng có chung khát vọng theo đuổi sáng tạo. Cái thiếu hụt duy nhất của văn học trẻ nơi đây là thiếu lực lượng phê bình, có thể đồng hành, tương tác và kích hoạt những tín hiệu thẩm mỹ mới cũng như góp phần định danh những giá trị đích thực”.

Sách phi hư cấu đang có khuynh hướng dễ dãi?
Sách phi hư cấu đang có khuynh hướng dễ dãi?

Thu hút bởi người thật, việc thật, du ký cũng là thể loại được công chúng trẻ đón nhận nồng nhiệt kể từ khi nổi lên thành trào lưu từ cuối năm 2012 với "Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chip. Các sách du ký nổi bật thời gian gần đây phải kể đến như "Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ", "Chân đi không mỏi: Hành trình Đông Nam Á" (Đinh Hằng), "Nước Ý, câu chuyện tình của tôi" (Trương Anh Ngọc),  "Con đường Hồi giáo" (Nguyễn Phương Mai), "John đi tìm Hùng" (Trần Hùng John),  "Hạt muối rong chơi" (Nguyễn Phan Quế Mai)... Những câu chuyện tản mạn về tình bạn, tình yêu tan vỡ với những cảm xúc như cái tên đèm đẹp "Buồn làm sao buông", "Đường hai ngã người thương thành người lạ", "Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và em" (Anh Khang); "Người yêu cũ có người yêu mới", "Mỉm cười cho qua" (Iris Cao, Hamlet Trương)... cũng chứng tỏ sức hút mạnh khi số lượng xuất bản luôn vào dạng "

Mách nhỏ với Bộ trưởng NGUYỄN NGỌC THIỆN
Mách nhỏ với Bộ trưởng NGUYỄN NGỌC THIỆN

Mỗi năm mỗi tỉnh đều thi đua nhau mở lễ hội nh ằm quảng bá cho địa phương mình, nhắm hút khách du lịch. Có điều nhỡn tiền: Lễ hội tỉnh này y ch ang lễ hội tỉnh kia. Thậm chí lễ hội trong một tỉnh năm này cũng là sự “ x ào xáo ” những phất cờ đỏ, rung lắc những ngọn tre, tạo những làn sóng giả bằng những tấm khăn lụa… rồi mời các ca sỹ chuyên nghiệp ở trung ương về biểu diễn như năm trước, năm kia…   Các cuộc thi Người đẹp, Hoa hậu thì biến tướng đủ hình dạng, mỗi năm rình rang vài ba cuộc. Người đẹp giống như quả chín, rau vào vụ. Cũng phải chịu vun trồng, chăm tưới tắm, chịu kiên trì chờ mới mong có quả thơm, rau tươi. Chứ cứ vội vàng “bẻ cuống, ngắt ngọn ” như vầy e mua non bán ép quá …

Xứ Gò Công có nữ sĩ MANH MANH
Xứ Gò Công có nữ sĩ MANH MANH

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, tác giả Hoài Thanh- Hoài Chân đã ghi nhận: "Từ hai tháng trước, hôm 26-7-1933 một nữ sĩ có tài và có gan, cô Nguyễn Thị Kiêm đã lên diễn đàn Hội Khuyến học Sài Gòn thành lập đến bây giờ đã 25 năm. Thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng lần thứ nhất một cuộc diễn thuyết có đông người nghe như thế". Tại diễn đàn, bà mạnh dạn trình bày quan điểm; "Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị đẹt mất (không lớn lên tuổi) thì rất cần phải có một lối thơ khác, do lề lối nguyên tắc rộng rãi hơn. Thời này khác hẳn lối thơ xưa nên gọi là thơ mới". Qua các bài thơ minh họa "Hai cô thiếu nữ", "Viếng phòng vắng", bà đã làm dậy sóng văn đàn, báo chí với nhiều tranh luận, nhiều ý kiến trái ngược nhau từ Bắc vào Nam...”

BẢO NINH ghét cái gì bị đẩy lên siêu đẳng
BẢO NINH ghét cái gì bị đẩy lên siêu đẳng

Đã nghe một số người trong giới văn nghệ đồn về tài uống rượu của Bảo Ninh, không phải khả năng uống nhiều hay uống ít mà là uống… hay. Tôi đến thăm anh một trưa Chủ nhật, khi vợ anh vừa trở về sau chuyến du lịch nước Nga. Dù say mê phong cảnh trữ tình và rộng lớn ở xứ Bạch Dương chị vẫn không quên mang về cho chồng những chai vodka tuyệt hảo. Bảo Ninh tổ chức cuộc vui tại nhà. Anh uống rượu từ từ, chậm rãi, thỉnh thoảng nắm chặt chiếc ly áp vào má. Rượu bốc đưa Bảo Ninh về với… nỗi buồn chiến tranh và loanh quanh chuyện văn chương, đời sống.

Tiếng Việt đang bị dùng dễ dãi
Tiếng Việt đang bị dùng dễ dãi

“ Tại sao những người qua đời trong bệnh viện hay tai nạn giao thông lại gọi là “tử vong” mà không phải là “qua đời, mất”? Tại sao lại gọi là “cận nghèo, tái nghèo, tái lập mặt đường”?...”Đó là một trong nhiều dẫn chứng cho sự tùy tiện của tiếng Việt được nhắc tới tại hội thảo khoa học Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng diễn ra ngày 5-11 tại Hà Nội. Hội thảo được Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Hội ngôn ngữ học VN và Hội nhà báo VN tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt" (1966-2016).

Hàng độc của báo chí quốc ngữ thời xưa
Hàng độc của báo chí quốc ngữ thời xưa

Với báo chí Sài Gòn xưa, phơi-dơ-tông là món ăn không thể thiếu của người đọc báo. Trước đây, thuở thịnh thời truyện chưởng của Kim Dung hầu như báo nào cũng đăng truyện của ông ta do Hàn Giang Nhạn dịch. Ai cũng biết truyện chưởng của Kim Dung với một loạt truyện Thư kiếm ân cừu lục, Thiên long bát bộ, Cô gái đồ long... hấp dẫn như thế nào, nên các tờ báo có truyện chưởng đều hút độc giả. Hằng ngày cộng tác viên của các báo ra ngồi chực ở sân bay Tân Sơn Nhứt để chờ chuyến bay từ Hong Kong về. Bữa nào chuyến bay trễ, các báo đều có trang trống với lời xin lỗi độc giả. Chuyện vui là năm 1972 ông Kim Dung bay qua Sài Gòn chơi. Khi nhận được tin này, tất cả các chủ báo có in truyện chưởng đều “đi nghỉ mát”, người thì Nha Trang, người thì Vũng Tàu, Đà Lạt không dám gặp tác giả để... né chuyện phải trả tác quyền!

Vĩnh biệt nhà văn CỬU THỌ
Vĩnh biệt nhà văn CỬU THỌ

Nhà văn, nhà báo Cửu Thọ vừa qua đời lúc 17g30 ngày 1-11-2016 sau một thời gian dài nằm bệnh do tuổi cao sức yếu. Ông Cửu Thọ tên thật Nguyễn Cửu Thọ, sinh năm 1833 tại Thừa Thiên - Huế. Ông làm báo từ năm 1954 và là người có nhiều gắn bó với phong trào thanh thiếu nhi TP.HCM trong cương vị Tổng biên tập báo Khăn Quàng Đỏ (từ năm 1978 đến năm 1981), giám đốc, tổng biên tập NXB Măng Non (từ năm 1982 đến năm 1986), phó giám đốc, tổng biên tập NXB Trẻ (từ năm 1986 đến năm nghỉ hưu -1991). Linh cữu ông quàn tại nhà tang lễ Bỗ Quốc phòng (số 5 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp), lễ viếng bắt đầu lúc 14g ngày 3-11. Lễ truy điệu lúc 13g30 ngày 4-11, sau đó di quan hỏa táng tại đài hỏa táng Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân.

Từ đôi mắt của bò
Từ đôi mắt của bò

Cùng một thế giới, cùng một thời gian. Con người ngoài kia mở ra những thách thức và tranh cãi về trí tuệ. Mở ra những lý luận mới về giá trị tinh thần và tương lai. Còn ở nơi đây, Quảng Bình quê chúng ta, người dân đang còn loay hoay và cuống cuồng nghĩ ra cách dùng một sợi dây để treo đầu, cứu sống một con bò. Thật nghiệt ngã. Nước dâng cao ngập mái nhà. Ngập ruộng vườn và cuộc sống, lại khiến người dân nghĩ nhiều hơn về số phận của mình. Không phải thiên tai cố “cực đoan” mà mỗi ngày mưa lũ càng nhiều. Ngay trong các thành phố lớn, mưa chỉ cần kéo dài vài tiếng, nội thành đã không khác gì phố biển. Quảng Bình, Hà Tĩnh, Lào Cai, Cần Thơ, An Giang... khắp nơi đang đối diện với lũ lụt, sạt lở ào ạt tới như một chuỗi tin dữ. Người dân đang phải trả giá cho những gì mà họ không làm.