LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Người chụp ảnh giai nhân Sài Gòn năm xưa
Người chụp ảnh giai nhân Sài Gòn năm xưa

Chân dung các mỹ nhân Sài Gòn thuở ấy do tiệm ảnh Viễn Kính thực hiện, đã chiếm lĩnh tất cả bìa đĩa nhạc hoặc poster quảng cáo sân khấu và điện ảnh. Sau nhiều năm không còn trực tiếp mưu sinh bằng nghề nhiếp ảnh, Đinh Tiến Mậu vẫn lưu giữ rất cẩn thận những tác phẩm ghi dấu một thời. Để giúp công chúng chiêm ngưỡng nhan sắc từng lừng lẫy, nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu giới thiệu bộ sưu tập “ 17 tấm hình chân dung nghệ sĩ Sài Gòn xưa”. Người hâm mộ thực sự bất ngờ thấy lại nét duyên thuở xuân thì của cố Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Nga, Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu, Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết, tài tử Thẩm Thúy Hằng, ca sĩ Thái Thanh, ca sĩ Bạch Yến, ca sĩ Thanh Lan, ca sĩ Hà Thanh…

NGUYỄN XUÂN KHÁNH và tiểu thuyết mới về thời bao cấp
NGUYỄN XUÂN KHÁNH và tiểu thuyết mới về thời bao cấp

Hơn 30 năm sau khi hoàn tất, cuốn “Chuyện ngõ nghèo” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh mới được NXB Hội Nhà văn cho ra mắt. Bìa 4 cuốn sách có ý kiến đánh giá: "Chuyện ngõ nghèo” không ngạc nhiên nếu được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh". Ông Khánh trước đó đã được nhận nhiều giải thưởng về tiểu thuyết và được coi là một trong những cây bút tiểu thuyết hàng đầu hiện nay. Tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” nhận giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn VN 1998 - 2000, Giải thưởng Thăng Long của UBND TP.Hà Nội 2002, giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2001. Tiểu thuyết “Mẫu thượng ngàn” nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2006. Tiểu thuyết “Đội gạo lên chùa” đã giành vị trí cao nhất giải thưởng Hội Nhà văn 2011.

LÊ VĂN THẢO và một câu hỏi về phẩm giá con người
LÊ VĂN THẢO và một câu hỏi về phẩm giá con người

Sự chậm rãi trải nghiệm và sự lặng lẽ quan sát của Lê Văn Thảo, đã giúp tác phẩm của ông, kể cả tiểu thuyết lẫn truyện ngắn, đều rất đắc địa ở những chi tiết. Nhà văn Lê Văn Thảo tự thú “bản tính chậm lụt, chuyện trước mắt không mấy khi kịp hiểu ra, thường viết về những kỷ niệm, những hồi ức xưa cũ”. Lời lẽ khiêm tốn ấy hoàn toàn thuyết phục khi đọc những tác phẩm của ông như “Làng lở”, “Tìm chồng cho má”, “Đứa con trở về” hoặc “Những năm tháng nhọc nhằn”. Thế nhưng, với bộn bề đô thị, nhà văn Lê Văn Thảo vẫn có cách nhìn nhận, cách khái quát, cách khám phá những vấn đề thời sự một cách tinh tế. Truyện ngắn “Người viết thư thuê” có thể xem như một ví dụ tin cậy!

HOÀNG A SÁNG ở miền tĩnh lặng
HOÀNG A SÁNG ở miền tĩnh lặng

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cảm nhận: “Mỗi lần đứng trước các tác phẩm của Hoàng A Sáng, tôi thường tự hỏi : những bức tranh của Hoàng A Sáng đi qua tôi hay tôi đang đi qua thế giới những bức tranh của anh? Tôi thực sự không rành mạch trong câu trả lời của mình. Nhưng cảm giác rõ nhất của tôi về thế giới những bức tranh ấy là nó chỉ thuộc về anh và không thể thuộc về một ai khác. Một thế giới của màu sắc Hoàng A Sáng: rực rỡ nhưng chìm sâu, của đường nét Hoàng A Sáng: mạnh mẽ nhưng run rẩy, của những nhân vật Hoàng A Sáng: tĩnh lặng nhưng cô đơn và khắc khoải. Những nhân vật của Hoàng A Sáng lúc nào cũng muốn chìm sâu vào những tán lá như muốn tan vào thiên nhiên kỳ vĩ và yên bình. Và những lá sen là thiên nhiên chủ đạo trong thế giới thiên nhiên của anh. Những lá sen tương đồng với con người”.

Nước Mắm gây ra hệ lụy Truyền Thông
Nước Mắm gây ra hệ lụy Truyền Thông

Sáng nay, 25/10/2016, Báo Người Tiêu Dùng đã chính thức gửi đơn tố cáo đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đề nghị điều tra, làm rõ một nhà báo đã có hành vi tung tin sai sự thật, vu khống và xúc phạm Báo Người Tiêu Dùng trên các trang mạng xã hội. Mấy ngày qua, một số facebooker đăng tải trên mạng xã hội cho rằng Báo Người Tiêu Dùng đứng sau Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) để khảo sát và công bố kết quả hàm lượng arsen trong nước mắm gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Trong số các facebooker đó, có một nhà báo đã cố tình tung tin sai sự thật nhằm quy chụp, vu khống và xúc phạm danh dự một số cá nhân đang công tác tại Báo Người Tiêu Dùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan Báo Người Tiêu Dùng nói chung và của các cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo nói riêng

NGUYỄN CÔNG KHẾ bàn về Nước Mắm và Truyền Thông
NGUYỄN CÔNG KHẾ bàn về Nước Mắm và Truyền Thông

Những ngày qua đối với tôi là những ngày buồn cho giới truyền thông Việt Nam. Việc báo Thanh Niên đứng ra xin lỗi bạn đọc là việc cần làm nhưng chưa đủ. Chúng ta phải có những điều tuyệt cấm trong đạo đức nghề nghiệp chứ không thể là chuyện đơn giản. Sự cố ở báo Thanh Niên là một nỗi buồn lớn của tôi, bởi vì tôi đã là người viết và biên tập những dòng đầu tiên cho đến 23 năm sau trong cương vị Tổng biên tập, có lúc tờ báo đã lên đến trên 500.000 bản 1 ngày. Rất đau xót, khi tôi phải rời xa nó. Tất cả những đồng nghiệp ở đó đều thân thiết và máu thịt của tôi. Truyền thông của Việt Nam phải cần một cuộc đại phẫu từ công tác chỉ đạo, quản lý, nhất là phải giáo dục nghề nghiệp và đạo đức cho các phóng viên trẻ, mà không chỉ đối với các phóng viên trẻ không thôi đâu...

Học giả AN CHI vẫn đắm đuối miền chữ nghĩa
Học giả AN CHI vẫn đắm đuối miền chữ nghĩa

Với An Chi, khi ông phát hiện, đính chính những sai sót từ công trình của những người đi trước như giáo sư Đào Duy Anh hay Nguyễn Tài Cẩn nghĩa là ông quý trọng họ và mong ước giúp người đi sau tránh được sai lầm. Đó là tinh thần phản biện mang tính cầu thị của An Chi. Trong các bài viết của mình, sự phản biện về ngôn ngữ và lịch sử của An Chi đề cập từ những vấn đề căn bản, phổ cập của đời sống tới những vấn đề nan giải của học thuật. Ông không ngại đụng chạm đến những kiến giải sai lầm của các "cây đa cây đề" mà trước đó khá lâu giới nghiên cứu dường như tránh đề cập đến. Bản lĩnh hiếm có ấy của An Chi cùng kiến thức sâu rộng, luận chứng cụ thể, được trình bày lô gich và khúc chiết, dễ hiểu đã được đông đảo bạn đọc cùng giới nghiên cứu đồng tình.

Truy vấn người muốn Trò Chuyện Với Hiện Thể
Truy vấn người muốn Trò Chuyện Với Hiện Thể

Có lẽ nhờ "duyên" từ mấy lời giới thiệu ấn tượng trên facebook của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều mà tôi may mắn có được cuốn sách “Trò chuyện với Hiện thể” của tác giả Jiddu Krishnamurti do dịch giả - nhà thơ Hàn Thủy Giang dịch và giới thiệu. Một cuốn sách đặc biệt và là duy nhất bởi đó là sách nói chứ không phải sách viết. Krishnamurti đã ghi âm lại thay vì viết bởi thời gian đó, tay của ông đã run, sức khỏe ông đã suy yếu vì tuổi tác. Năm đó ông đã bước sang tuổi 89. Cuốn sách là một cuộc trò chuyện không giới hạn, mở ra những giá trị sống, những tư tưởng, những bài học nhận thức về bản thân, về thế giới miên viễn và vô ngã...

Vĩnh biệt Nhà văn LÊ VĂN THẢO
Vĩnh biệt Nhà văn LÊ VĂN THẢO

Nhà văn Lê Văn Thảo đã qua đời tại Sài Gòn. Ông tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 1-10-1939, vừa mừng sinh nhật tuổi 78 cách đây không lâu, trong cơn bạo bệnh... Cũng như rất nhiều nhà văn đi kháng chiến, sau ngày đất nước thống nhất, Lê Văn Thảo có chừng 10 năm loay hoay tìm phương pháp sáng tác mới. Thời thanh bình, không có giới tuyến nữa, cuộc sống đa chiều đa dạng hơn, rối rắm phức tạp hơn. Cuộc chiến chuyển sang từng gia đình, từng con người.  Cuộc chiến diễn ra bên trong mỗi con người. Nhà văn phải thay đổi quan niệm cầm bút, như mệnh lệnh của xã hội, cũng là mệnh lệnh của trái tim mình. Thế nhưng, thay đổi cách nào không đơn giản. Chẳng biết nên xác định Lê Văn Thảo may mắn hay không may mắn, vì cùng thế hệ với ông, nếu Nguyễn Minh Châu biến chuyển rất nhanh, thì vài nhà văn khác buông bút hẳn…. Truyện ngắn “Làng lở” viết tháng 3/1991 đánh dấu sự thay đổi trong sâu thẳm ý thức sáng tạo của Lê Văn Thảo.

Vì sao trang web Hội Nhà văn TPHCM phải tạm ngưng hoạt động?
Vì sao trang web Hội Nhà văn TPHCM phải tạm ngưng hoạt động?

Lúc 7h sáng ngày 20-10, trang web của Hội Nhà văn TPHCM hiển thị mấy dòng “Thông báo tạm ngưng hoạt động website”. Lý do mà Ban Điều Hành đưa ra là “Để chuẩn bị tốt hơn về kỹ thuật, nội dung, phương thức hoạt động và kinh phí nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới, Trang thông tin điện tử của Hội Nhà văn TP.HCM (với tên miền chính thức nhavantphcm.vn) sẽ tạm ngưng hoạt động trong 3 tháng kể từ lúc 0h ngày 20.10.2016”. Quái lạ, website của cá nhân còn có thể hoạt động trơn tru từ năm này qua năm khác, thì tại sao website của một hội cầm bút ở đô thị lớn nhất Việt Nam lại gặp khó khăn đến mức phải tạm ngưng hoạt động? Phải chăng, nội bộ của Ban chấp hành Hội nhà văn TPHCM đang tồn tại nhiều vướng mắc không thể giải quyết? Hay là, người chịu trách nhiệm và người chủ biên của website Hội Nhà văn TPHCM cảm thấy mệt mỏi và bế tắc?

THANH TÙNG thời hoa đỏ vẫn còn đó
THANH TÙNG thời hoa đỏ vẫn còn đó

Thanh Tùng có một đời sống vật chất khá ư là vất vả, thiếu thốn. Cho dù vào đường thơ đã lâu, nhưng phải đến năm 2001, tức là khi đã 66 tuổi, ông mới có đủ tiền để xuất bản tập thơ đầu tiên. Khi in “Thời hoa đỏ” (NXB Văn học, 2001), ông cho in “dồn toa” đến 124 bài trong một tập thơ chỉ có khoảng 100 trang. Năm 2002, tập thơ này được trao tặng thưởng (bằng khen) cùng với nhà thơ Nguyễn Xuân Thâm, còn nhà thơ Bằng Việt thì được trao giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn. Trước đó, ông mới có hai tập thơ in chung là “Con sông chảy từ lòng phố” và “Cửa sóng”. Ông bảo: “In thế cho nó tiết kiệm. Nhưng được như thế cũng là tốt rồi. Còn như ngày trước ấy à, làm gì có giấy tốt, giấy đẹp để làm thơ nữa kia chứ. Cánh làm thơ ở Hải Phòng chúng tôi dạo ấy, toàn phác thảo thơ, chép thơ lên vỏ bao xi măng tận dụng thôi. Trường hợp may mắn có được tờ giấy nào tử tế, chúng tôi chỉ dành để chép những bài thơ mà mình yêu thích”.

ĐỖ HOÀNG DIỆU trở lại văn đàn sau 11 năm xa vắng
ĐỖ HOÀNG DIỆU trở lại văn đàn sau 11 năm xa vắng

Năm 2005, khi tập truyện ngắn “Bóng đè” xuất hiện trên văn đàn, cái tên Đỗ Hoàng Diệu ngay sau đó đã trở thành một “hiện tượng”. Nhiều người mòn mỏi đợi chờ những “Bóng đè 2”, “Bóng đè 3” ra đời, nhưng tất cả sau đó là một sự lặng im. Bẵng đi 11 năm, khi “hiện tượng” Đỗ Hoàng Diệu đã không còn “hot” nữa thì chị trở lại bằng một tác phẩm mới. Trong cuộc hội ngộ khán giả quê nhà sau 11 năm sống cùng chồng là Alex - một Tiến sĩ lịch sử Đông Nam Á của một trường Đại học ở Mỹ và hai con ở bang Ohio (Mỹ), chị đã bị “bao vây” bởi vô vàn câu hỏi. Nữ văn sĩ xứ Thanh chia sẻ, 11 năm qua chị “mất tích” khỏi Việt Nam nhưng không có nghĩa là đã “chết”. Chị vẫn viết đều đặn, viết trong lúc bầu bí, lúc chăm con và cả lúc đang nấu cơm…

Người chép Sử bằng Văn
Người chép Sử bằng Văn

Cùng dịp ra mắt phiên bản mới của “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, Trần Mai Hạnh còn giới thiệu đến công chúng tiểu thuyết tư liệu “Lời tựa một tình yêu” viết về mối tình huyền thoại của vợ chồng chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Châu và Lê Hồng Tư. Trong những ngày cuối tháng 4 lịch sử tiến về Sài Gòn năm ấy, ông may mắn chứng kiến cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 15 năm tù đày, xa cách của đôi uyên ương. 15 năm sau lời tỏ tình chưa có hồi đáp, họ mới gặp lại nhau mà nên duyên vợ chồng. Ai cũng tưởng như có một phép mầu. Bởi Lê Hồng Tư từng bị chính quyền Ngô Đình Diệm kết án tử hình và ba lần ra pháp trường, bị đày đọa ở địa ngục trần gian Côn Đảo. Nếu không có sức mạnh của tình yêu đôi lứa, tình yêu Tổ quốc thì họ khó có thể sống để đến được với nhau trong bão táp cách mạng. Tình yêu ấy khiến Trần Mai Hạnh kính cẩn nghiêng mình. Năm 1977, ông viết cuốn sách “Tình yêu và án tử hình” để tái hiện lại một mối tình đầy nước mắt nhưng oai hùng và không kém lãng mạn.

Đạo diễn BÍCH LÂM trong hồi ức đứa con gái nối nghiệp sân khấu
Đạo diễn BÍCH LÂM trong hồi ức đứa con gái nối nghiệp sân khấu

Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM hôm nay kỷ niệm 40 năm thành lập. Với nền tảng là Trường Nghệ Thuật Sân Khấu 2 đã góp phần đào tạo nhiều gương mặt lừng lẫy cho làng nghệ thuật phương Nam, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM lưu giữ dấu ấn nhiều nhân vật văn hóa đáng nhớ của nước nhà. Một trong những người đầu tiên đặt bàn tay dựng xây Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM, chính là đạo diễn Bích Lâm. Nhân ngày vui của Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM, cùng nghệ sĩ Xuân Hương lần giở lại những ký ức về cha mình, càng thấy trân trọng hơn vẻ đẹp của một thời đã qua, đã xa: “Ba tôi yêu má tôi lắm. Mỗi khi nói với bạn bè về má tôi, ông gọi bà là "Nguyệt Nga của thời đại", vì má tôi rất đẹp mà lại thuỷ chung chờ đợi ba tôi suốt 20 năm. Tuy biết rằng má tôi mong ông nghỉ ngơi để sống cùng vợ con cho vui tuổi già - bù lại những năm tháng xa cách, nhưng ba tôi vẫn tiếp tục đi đến các địa phương để mở lớp đào tạo đạo diễn, diễn viên và gầy dựng phong trào cho địa phương”.

Ký ức Trong Ngôi Nhà Của Mẹ
Ký ức Trong Ngôi Nhà Của Mẹ

“Trong ngôi nhà của mẹ” - cuốn tự truyện mới nhất của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, viết theo lời kể của anh Trịnh Văn Sỹ - làng Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội, là cuộc hành trình trở về ký ức, mang màu sắc u buồn, xa xôi, tê tái và đôi khi đầy chất huyền ảo, liêu trai… Câu chuyện dành phần lớn kể về người phụ nữ Tạ Thị Dung – mẹ đẻ anh Trịnh Văn Sỹ -  một phụ nữ đầy thân phận, 15 tuổi đã phải mồ côi cả cha lẫn mẹ, rồi bị gả làm lẽ cho một người địa chủ trong làng, sau 3 năm không sinh nở, mẹ Dung âm thầm bỏ trốn như một sự trả nợ cho gia đình chồng mình. “Với mẹ tôi, nếu không sinh được con cho gia đình chồng thì coi như mắc tội… Mặc dù gia đình ông Thận đối xử không đến nỗi nào, nhưng mẹ tôi vẫn quyết ra đi dù vẫn chưa biết mình sẽ đi đâu…” - mỗi lần nhớ đến mẹ của mình, anh Sỹ thường kể với một giọng buồn buồn như vậy.

Chứng nhân thế kỷ của điện ảnh thế giới
Chứng nhân thế kỷ của điện ảnh thế giới

Ảnh hưởng của Wajda đối với điện ảnh thế giới vượt lên trên những gì người ta thường nghĩ. Ví như, bộ phim “Tro tàn và Kim cương” (1958) đã trở thành mối kích thích sự ra đời làn sóng làm những bô phim lớn về Cuộc chiến tranh Vệ quốc 1941-1945 tại liên bang Xô Viết. Còn bộ phim “Kortsak” đã khơi gợi cho đạo diễn Mỹ- Steven Spielberg làm ra bộ phim nổi tiếng “Bản danh sách Schindler”. Nhiều người cộng tác với Wajda từ Allan Stasky- họa sỹ thiết kế cánh tay phải của ông đến nhà soạn nhạc Voisek Kilar sau này đều đạt tới đỉnh vinh quang tại Hollywood. Riêng Wajda, dù làm việc ở châu Âu (năm 1988 ông đã dàn dựng tại Pháp bộ phim “Con quỷ” chuyển thể tác phẩm của văn hào Nga - Dostoievsky) ông vẫn luôn luôn quay về Ba Lan, nơi ông đã thực hiện những kiệt tác chủ yếu của đời mình như “Những thế hệ”, “Cống ngầm”…- những bộ phim đã giúp ông tìm được sự đồng cảm của những người cùng thời với mình trên tổ quốc thương yêu.

Cựu binh Mỹ chơi bóng rổ với Việt Cộng
Cựu binh Mỹ chơi bóng rổ với Việt Cộng

Dù thế nào thì không ai có thể phủ nhận hoặc ngờ vực tình yêu của Kevin với Việt Nam. Dẫu trong những năm tháng chiến tranh, ông đã đến xứ sở của chúng ta với "hộ chiếu" một lính Mỹ. Có thể có không ít người đã hoàn toàn quên đi tiếng nổ của bom đạn trong cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất thế kỷ XX ấy. Với Kevin và nhiều cựu binh Mỹ cũng vậy, đạn vẫn bay. Kevin yêu Việt Nam, theo tôi, với một tình yêu quá đau đớn và trân trọng. Tôi có cảm giác trong giấc ngủ ông từng mơ về xứ sở chúng ta. Mỗi lần đi đọc thơ cùng chúng tôi ở Mỹ, ông luôn luôn đọc bài “Chơi bóng rổ với Việt Cộng”. Lúc đó, người nghe thơ thấy từ bóng tối và chết chóc của chiến tranh từ từ hiện lên chân dung một người Việt Nam. Người đó đi từng bước qua chiến tranh, qua hận thù và bước vào ngôi nhà của ông, một ngôi nhà nước Mỹ.

Điều kỳ thú ở Mexico
Điều kỳ thú ở Mexico

Sau vài giờ bay qua vùng sa mạc cằn cỗi của tiểu bang Nevada - Hoa Kỳ và vùng sa mạc Bắc Mexico, tôi đã không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy thủ đô Mexico City khổng lồ hiện ra trước mắt. Đó là một thành phố rộng lớn nhất của châu Mỹ với số cư dân trên 22 triệu người. Đô thị này thật mênh mông, từ trung tâm trải dài ra bốn phía hàng chục dặm. Mexico City thật choáng lộn với những đại lộ thênh thang, những cao ốc chọc trời san sát, những đường phố kinh doanh buôn bán sầm uất… nhưng cũng không thiếu gì những khu lao động với đường phố hẹp, nhà cửa nhỏ bé, xe cộ, súc vật chen chúc cùng với con người… Mexico City suốt ngày đêm sôi động với nhịp sống công nghiệp hiện đại cũng như rất giàu màu sắc của lối sống một đô thị tập hợp nhiều sắc dân và đa văn hóa.

NGUYỄN KHẮC THẠCH ai đã từng lấy ngực che Tổ quốc, còn ai đem Tổ quốc che thân?
NGUYỄN KHẮC THẠCH ai đã từng lấy ngực che Tổ quốc, còn ai đem Tổ quốc che thân?

Bên dòng sông Hương, có một nhà thơ từ bỏ mọi loại xe, đếm bước bộ hành, trầm tư nghĩ ngợi. Anh lặng lẽ đi như đang tìm cái gì đó, trước bao thế sự thăng trầm. Con người có vóc dáng cao lớn như vận động viên kia, lại cứ muốn thu mình ấy là nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch, người đã làm ra thứ thơ nhói buốt lòng người: “Ai chết mùa thu/ Cây lá chịu tang vàng", "Mùa thu ơi/ Ta nhớ đến cằn khô đáy mắt/ Mùa thu còn trở lại/ Năm tháng đời người thì mãi mãi ra đi...”. Ấy là thơ để mà ngẫm, để mà "ngộ". Cuộc đời này, cũng như cuộc sống riêng từng con người bao giờ cũng có hai mặt: mặt nổi và mặt chìm. Mặt nổi thì đa phần giống nhau, "vỗ tay mừng công, cụng ly thành tích", nhưng mặt chìm là cõi riêng đau đớn của mỗi phận người. Thạch tâm sự: "Người ta ai cũng có thể cười theo kiểu cười của kẻ khác, còn khóc thì phải khóc bằng nước mắt của chính mình". Nên với Thạch, thơ là âm bản của nước mắt.

Bún chửi trên CNN và thái độ AQ của người Việt
Bún chửi trên CNN và thái độ AQ của người Việt

Tôi ra Hà Nội. Một người bạn văn đưa tôi đi ăn phở Bát Đàn. Bạn nói phở ở đây ngon và đặc biệt lắm. Đặc biệt sao? Khách phải tự bưng tô, cầm sẵn tiền, sắp hàng đến quầy chứ không ai phục vụ. Tôi liền từ chối. Ngon cỡ nào tôi cũng không thể ăn kiểu như được người bán bố thí. Và ngay cả ăn không trả tiền tôi cũng không đến. Để giải quyết , bạn văn tôi đưa tôi đến quán cà phê đối diện và nhờ người phục vụ quán cà phê mua phở giùm. Phở ra sao? Cũng như cỡ Phú Gia trong nầy là cùng. Ngon có lẽ vì phải đứng sắp hàng như thời bao cấp? Nếu không nói ngon thì uổng công mình sao? Tôi nói với bạn trong Sài Gòn chưa bao giờ có cảnh người ăn phải đứng sắp hàng như vậy- ngay cả trong thời bao cấp. Chúng tôi có thể đứng sắp hàng mua phiếu, không chen lấn nhưng đứng sắp hàng, bưng tô, cầm đũa muổng chờ đợi như sắp được phát chẩn, bố thí thì không còn ra cái “thống chế”gì cả

Thơ lạm phát, thơ hiếu hỉ và thơ hạ giá
Thơ lạm phát, thơ hiếu hỉ và thơ hạ giá

Một số bạn tỏ ra nhớ tiếc một thời Thơ tràn ngập đời sống nhân dân. Đi đâu người ta cũng đọc Thơ. Nói đụng tới vấn đề gì là người ta trích Thơ của các nhà thơ làm minh họa. Có lúc với một bài thơ chưa hẳn hay lắm song qua giọng ngâm được trình bày trong buổi Tiếng Thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam đêm trước thì ngày hôm sau hầu như cả nước đã thuộc dăm câu và bình luận xôn xao… Có lúc tại bất cứ Hội nghị nào người ta cũng đọc Thơ xen kẽ với chương trình văn nghệ phục vụ. Và người làm thơ thì càng nhiều, hầu như ai ai cũng thích làm thơ, thậm chí có người chẳng biết niêm luật thơ thế nào cũng cố bẻ vần đọc dăm ba câu trình làng để cố chứng minh cho bà con biết mình cũng có “tâm hồn thi sĩ”. Những ấn tượng mạnh của một thời Thơ đã qua đó cũng cần được xem xét lại nghiêm túc hôm nay.  

Mấy dòng về một nhà báo vừa bị thu thẻ hành nghề
Mấy dòng về một nhà báo vừa bị thu thẻ hành nghề

Ông nhà báo đàn anh Nguyễn Như Phong của tôi biết nhiều chuyện và cũng thuộc hàng …lắm chuyện. Ông này thông minh kiểu một anh Trạng dân gian, phát ngôn hay viết lách đều rất dí dỏm nhưng cực kỳ nôm na xách qué và đầy cảm tính. Anh viết bài, dùng bài cứ như thể lên đồng, ưa là viết, độc giả thích là đăng, ai nghĩ gì, khen chê kiểu gì không chấp. Mà đã viết, đã đăng là tuyệt đối tin, dù niềm tin đó đôi khi rất hồn nhiên ngây thơ. Thành ra, nhà báo Nguyễn Như Phong nổi danh không giống ai và ưa lội ngược dòng. Báo chí mắng CSGT sa sả, anh tự viết, tự đăng bênh CSGT chằm chặp, lập luận rằng các ông các bà cứ ra cày đường nhựa 4 tiếng đồng hồ liên tục giữa trưa nắng 40 độ xem có mềm mỏng, hòa nhã với dân bựa, bọn quái xế nỗi hay không?

Vì sao báo PetroTimes bị đình bản?
Vì sao báo PetroTimes bị đình bản?

Tại họp báo Chính phủ chiều 4-10-2016, báo chí đặt câu hỏi, việc thu thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong, nguyên Tổng biên tập báo Petrotimes và đình bản 3 tháng tờ báo này phải chăng do đăng lại bài của một tờ báo tiếng Việt ở nước ngoài phỏng vấn ông Bùi Thanh Hiếu về ông Trịnh Xuân Thanh? Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn khẳng định, đây chỉ là một trong nhiều lý do: “Việc cho đăng lại bài báo nói trên đã vô tình lôi kéo bạn đọc vào địa chỉ website đăng toàn văn bài này và những bài khác. Việc này đã gián tiếp lái dư luận hiểu sai lệch về vụ án, gây nhiễu loạn thông tin, hoang mang dư luận, cản trở cuộc đấu tranh chống tham nhũng, gây bất lợi cho các cơ quan thực thi pháp luật… Tờ báo này vừa đi chệch hướng về tôn chỉ mục đích vừa đăng nhiều thông tin không có nguồn kiểm chứng hoặc là sai sự thật gây hậu quả xấu trong xã hội, nhiều bài viết xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức… Những bài này đã bị xử phạt hành chính, phê bình nhắc nhở nhưng Petrotimes vẫn tiếp tục để

Con đường của LÊ BÁ THỰ
Con đường của LÊ BÁ THỰ

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều nhận định về đồng nghiệp: “Trong 25 năm lao động, Lê Bá Thự đã để lại một khối lượng tác phẩm dịch đồ sộ. Con người ông lúc nào cũng ngập tràn cảm hứng sáng tạo và một thái độ làm việc nghiêm túc. Dấn thân vào con đường dịch thuật văn học là ông đã chọn một con đường quá nhiều thách thức. Ông không dịch những cuốn sách thị trường hay sách giải trí thông thường. Ông dịch những cuốn sách chứa đựng những tư tưởng lớn cùng với những khám phá phức tạp nhất và sâu nhất về con người của nền văn học Ba Lan, một trong những nền văn học lớn của nhân loại. Những cuốn sách dịch của ông cần thiết cho bạn đọc ở nhiều lĩnh vực. Bạn đọc thông qua những tác phẩm của các nhà văn Ba Lan để hiểu sâu hơn về một dân tộc nhưng cuối cùng và quan trọng hơn là để hiểu sâu về nhân loại. Và khi ta hiểu sâu hơn về nhân loại nghĩa là ta hiểu sâu hơn về chính con người ta”.

NGUYỄN NHƯ PHONG lòng như gió qua đèo
NGUYỄN NHƯ PHONG lòng như gió qua đèo

Chiều nay 3-10-2016, lãnh đạo Hội Dầu khí VN đã cắt chức Tổng Biên tập báo Năng Lượng Mới của ông Nguyễn Như Phong. Cùng thời điểm, Bộ TTTT ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong, và đình bản 3 tháng báo điện tử PetroTimes trực thuộc báo Năng Lượng Mới. Lại một người nữa phải ra đi.... Nguyễn Như Phong không làm báo thì còn nghề viết kịch bản phim. Nhất là phim về đề tài an ninh trật tự, Nguyễn Như Phong vẫn thừa sức tung hoành. Công chúng chắc chắn vẫn gặp tên tuổi Nguyễn Như Phong ở những tác phẩm trên màn ảnh nhỏ, với dòng chữ: “Cố vấn nghiệp vụ: Nhà văn Nguyễn Như Phong, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Công An Nhân Dân, nguyên Tổng Biên tập báo Năng Lượng Mới”.

Người đàn bà cả đời tôn thờ ANTON CHEKHOV
Người đàn bà cả đời tôn thờ ANTON CHEKHOV

Olga Knipper, người đàn bà trong những giây phút khó khăn, thử thách nhất của đời mình, tự trong lòng đã biết nói với mình điều gì mong có thể đứng thẳng lưng. Số phận đã sắp đặt để trong những giây phút cuối cùng của nhà văn, Olga Knipper đã có mặt bên ông. Bà đứng ngoài ban công nơi khách sạn, quay lưng vào gian phòng nơi Anton Chekhov đang nằm. Sau khi ông bác sỹ vừa rời khỏi giường con bệnh như khẳng định bệnh nhân đã trút hơi thở cuối cùng, cái nút li-e của chai rượu sâm banh bỗng bật tung, ngay sau đó một con bướm đêm to quá cỡ liền bay vào phòng. Vài phút trước đó, trước khi ông bác sỹ tới, nhà văn kể cho vợ nghe về con bướm đêm vừa hiện lên trong trí tưởng tượng của ông. Ông nói với vợ, nếu sức khỏe hồi phục ông sẽ viết một truyện ngắn liên quan tới loại bướm này…