LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
NGUYỄN NHẬT ÁNH và con dao rọc sách
NGUYỄN NHẬT ÁNH và con dao rọc sách

Con dao rọc sách khác với con dao gọt khoai, bằm thịt hay đánh vảy cá. Dao dùng để rọc sách thường không bén. Tất nhiên dao bén thì vẫn rọc được sách, thậm chí rọc tốt hơn dao không bén. Nhưng sách mà được rọc phẳng phiu, láng o thì... tầm thường quá. Dân chơi sách khi rọc sách phải rọc làm sao cho chỗ rọc phải tơi ra, xơ ra, mép sách trông phải thật bùi xùi, như vậy cuốn sách nhìn mới quý . Ủa, sách tại sao lại phải rọc, độc giả bây giờ đọc tới chỗ này có khi mắt tròn mắt dẹt. Cuốn sách hiện nay bày bán ngoài tiệm, mua về là mở ra đọc được ngay. Vì ngoài gáy sách, ba phía còn lại đều được xén phẳng phiu. Nói đúng ra chỉ có mép phía trên là cần xén, bụng sách và mép dưới không xén vẫn đọc được: người ta xén là để cho thẳng thớm, ngay ngắn, đẹp mắt. 

Lịch sử thời Trần nhìn qua Sương Mù Tháng Giêng
Lịch sử thời Trần nhìn qua Sương Mù Tháng Giêng

Sương mù tháng Giêng là bản giao hưởng nhiều bè, nhiều giọng điệu, nhiều tâm trạng với một âm hưởng chung là nỗi buồn man mác về thế sự hòa cùng sự hào sảng của không khí chiến trận. Tác giả đã đưa các anh hùng dân tộc về gần hơn với đời thường, bên cạnh những chiến công vĩ đại là những đau thương, bì kịch của đời mình … Cuốn tiểu thuyết đan xen giữa giọng điệu hào sảng của sử thi với những trang viết phản ánh nội tâm con người cá nhân, để kể về một thời đại con người vẫn chưa hoàn toàn lệ thuộc vào khuôn khổ Nho giáo cứng nhắc, thời nước Việt vẫn là của những người khảng khái, lẫm liệt mà đầy đam mê, khao khát.

Dấu ấn NGHIÊM MINH
Dấu ấn NGHIÊM MINH

Sài Gòn giải phóng, Trịnh Thắng trở về quê hương. Gặp ở TPHCM, vẫn dáng cao to ấy, vẫn nụ cười vốn dĩ rất hiền lành và dường như với ai cũng nở ra rất tươi tắn, anh nói với tôi rằng anh đã tốt nghiệp ĐH TDTT, nhưng không đi làm HLV bóng đá mà đi làm nhà báo ở báo SGGP, cũng không đơn thuần viết về thể thao mà viết về nhiều lãnh vực, nhất là về kinh tế, và ký tên là Nghiêm Minh. Chẳng hiểu bút danh này có liên quan gì đến vợ con anh không, nhưng tôi thầm nghĩ anh ký để tự răn mình với nghề báo: Vừa phải nghiêm, và vừa phải minh (trong sáng, minh bạch). Có lẽ đời làm báo của anh, cho mãi đến cuối đời, nhiều khi cũng xuề xòa không được nghiêm lắm, nhưng minh là chắn chắn…

Người làm thơ chấn động một thời ở phủ Thủ tướng
Người làm thơ chấn động một thời ở phủ Thủ tướng

Nhà thơ Việt Phương đưa cho tôi bản thảo một bài thơ của ông, có chữ viết tay của nhà thơ Tố Hữu chữa hai câu thơ của ông: "Nhưng tôi không chịu" - Ông nói. Nhiều lần, ông đưa một số bài thơ mới làm cho các đồng chí Trường Chinh, Tố Hữu đọc. "Các anh ấy góp ý rất chân tình. Có lần Bác Hồ còn sửa thơ cho tôi" - Ông kể . Trong lúc vợ ông đang lục tìm những tấm ảnh của các con lúc còn bé, nhà thơ Việt Phương đến giá sách lấy 3 tập thơ tặng tôi, trong đó có tập "Cửa mở" cũng do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2009. Tập thơ "Cửa mở" tái bản y nguyên bản in đầu tiên, nhà thơ Việt Phương cho biết. Hai tập thơ còn lại đều là những bài thơ mà nhà thơ Việt Phương sáng tác trong nhiều năm gần đây. Tập thơ "Nắng" và tập "Lan" (Lấy tên vợ ông làm tên tập thơ) đều in năm 2013, một sức làm việc đáng kính nể.

QUANG HUY chút tình còn lại giữa hư vô
QUANG HUY chút tình còn lại giữa hư vô

Nhà thơ Quang Huy là người thông minh, hóm hỉnh nhưng cũng hết sức tình nghĩa. Hơn mười năm trên cương vị Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, có chức, có quyền nên anh cũng đã giúp cho nhiều nhà thơ nghèo được miễn trả tiền chi phí quản lí khi xin giấy phép xuất bản. Đến nay mọi người vẫn còn nhắc lại. Và anh còn là một nhà thơ, nhiều năm giữ các cương vị trong Ban Kiểm tra, Ủy viên Hội đồng Thơ và Trưởng ban Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam nên thơ anh viết ra chắc nhiều báo dùng ngay, nhưng anh không ham số lượng. Quí hồ tinh. Vào cuối đời anh ra tuyển tập nhưng cũng chỉ chọn cho mình có 108 bài. Trong những bài lục bát sở trường, Quang Huy ngoài "Nỗi niềm Thị Nở" tuyệt tác, anh còn có "Hư vô": "Cái gì cũng có một thời/ Bao nhiêu máu chảy trong lời vua ban/ Cái gì rồi cũng tiêu tan/ Bao nhiêu xương trắng nằm oan dưới mồ/ Cái gì rồi cũng hư vô/ Bao nhiêu tượng gỗ lên chùa ngồi chơi/ Cái gì rồi cũng rụng rơi/ Quả  trên vườn cấm,

Ai chịu trách nhiệm về cuộc đốn hạ cây xanh Hà Nội ?
Ai chịu trách nhiệm về cuộc đốn hạ cây xanh Hà Nội ?

Nếu các ông luật sư không có kiến nghị gửi đến Thủ tướng, không làm quyết liệt, mà cứ để lây nhây cho dân nói, dân phản đối, dân kêu gào, khóc lóc, chửi rủa thì cũng vẫn chỉ như nước đổ lá khoai, kể cả những đại biểu ưu tú nhất của Dân, như Giáo sư nổi tiếng thế giới Ngô Bảo Châu, nhà báo tài năng và có tâm đức Trần Đăng Tuấn, Kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và tâm huyết Hoàng Đạo Kính, hay tôi nữa có lên tiếng thì cũng bằng không. Bởi chúng tôi chỉ là nhân dân. Nhân dân là mác là chông. Là sông là Núi nhưng cũng không là gì…Vâng nhân dân là thế đấy. Khi có giặc thì chúng tôi là mác là chông, là sông là biển ngăn giặc, đánh giặc, rồi hy sinh thành hàng vạn, hàng triệu những nấm mồ vô danh ở Điện Biên, ở Thạch Hãn, ở Hoàng Sa, Trường Sa, ở Biển Đông, ở khắp mọi nơi trên đất nước này. Còn khi yên hàn, chúng tôi chẳng là gì cả. Vì thế, có nói gì thì cũng bằng không. Bởi các ông có nghe đâu. Chính ông Phó Trưởng ban Tuyên giáo của các ông nói thẳng tưng trên công luận rằng không cần phải

Thao thức cùng những bóng cây Sài Gòn
Thao thức cùng những bóng cây Sài Gòn

Mọi người trở thành kẻ lạ mặt. Một mùa hè, một đám mây bay qua, đám mây đỏ, nhưng không phải là máu, không phải mưa. Đó là trái tim của một linh hồn hiếm hoi còn sót lại của cây cổ thụ già nhất Sài Gòn, một cây dầu ba trăm hai mươi tuổi. Đám mây bay sát những ngôi nhà cao ngất chọc trời vừa được xây lên, bay thật chậm, nhỏ những giọt nước như ứa ra từ mí mắt. Khi chúng tôi ngước nhìn, những giọt nước ấy rơi trúng mặt, đen, mới đầu bỏng rát, nóng, đau đớn như cường toan, chúng tôi nhắm mắt chịu đựng, chúng từ từ mát lạnh trở lại, thấm vào da thịt, thấm vào tim, làm thay đổi chúng tôi, biến chúng tôi thành hàng cây đứng im trên đường. Thành những cây gòn xanh tươi, cây xà cừ vững chãi, cây me óng ả, khuynh diệp vàng, cây dầu cao lớn mơ mộng, cây sao mượt mà. Chúng khóc cho linh hồn phố thị.

Tiếng hát của loài Dạ Oanh
Tiếng hát của loài Dạ Oanh

Tôi đã đọc thơ Lê Văn Ngăn nhiều lần, nhưng mỗi lần đọc, lại có những cảm xúc khác nhau, cũng như những lần nghe ông kể chuyện, câu chuyện chậm rãi, nhưng nội dung rất nhân văn, sâu sắc, không phải chỉ thế hệ tôi thích nghe ông kể chuyện mà còn cả thế hệ cùng thời với ông đều lắng nghe. Những câu chuyện của ông như lời nhắc nhở về giá trị cuộc sống này. Vẫn với giọng trầm ấm, từ tốn, chậm rãi, ông đã khiến người nghe phải chăm chú từ lời đầu tiên cho đến lời cuối cùng, theo tôi đó là những bài thơ mà ông không cần phải viết ra nữa, vì thơ của ông đã quá nhiều, nhiều như những nỗi đau trong cuộc sống này.