LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Ca từ của một bài hát được trả... 639 đồng
Ca từ của một bài hát được trả... 639 đồng

Câu chuyện của nhà thơ Trần Quốc Toàn: “Tính từ năm 2012 tới giờ, cứ cuối mỗi quý tôi lại được Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, nơi anh Phó Đức Phương cầm đũa chỉ huy, mời tới trụ sở phía Nam của trung tâm để nhận nhuận bút các bài thơ của tôi, đã được các nhạc sĩ phổ nhạc và được ca diễn ở đâu đó. Con số 639 VND (Việt Nam đồng) trên kia là thật trăm phần trăm! Có người sẽ hỏi tiển lẻ cỡ đó lây đâu ra mà thanh toán? Xin thưa, rất may, tôi còn khá nhiều bài thơ khác được phổ nhạc, được ca diễn nhiều lần và vì thế, nhiều số nhỏ cộng thành một số lớn. Tiển lẻ đã là tiền chẵn và quy ra phở thì cũng được vài chục tô! Các nhà thơ còn tin vào phép tính cộng, xin đừng khước từ lời mời lĩnh tiền của trung tâm này!”

Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tỏ rõ uy quyền học phiệt
Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tỏ rõ uy quyền học phiệt

Tôi bước vào chào GS –TSKH Tô Ngọc Thanh và giới thiệu tên. Ông nghe rõ xong, liền gầm lên: “ Tôi đọc bài anh viết trên b áo Nông Nghiệp rồi. Anh còn đến đây làm gì nữa?”. Thưa bác, cháu đến để liên hệ trao đổi thêm một số thông tin về nội dung sách in ấn trong Dự án do bác chịu trách nhiệm. “ Tôi không có điều gì cần phải nói. Có điều gì thì anh An Tiêm ở Vụ Báo chí - Ban Tuyên giáo Trung ương đã nói với Tổng biên tập của anh rồi nhé!”. Thưa bác, cháu cũng đã nói với anh An Tiêm, cháu viết về chuyên môn, thì Ban Tuyên giáo không nên can thiệp. Đập mạnh tay xuống bàn, GS- TSKH Tô Ngọc Thanh tiếp tục to tiếng.

CHU GIANG tiếp tục kiểm dịch TRẦN ĐÌNH SỬ
CHU GIANG tiếp tục kiểm dịch TRẦN ĐÌNH SỬ

Cái bất cập lớn nhất trong phương pháp học thuật của Giáo sư Trần Đình Sử là ở chỗ diễn giải lại . Đọc thiên kinh vạn quyển mà chỉ làm được cái việc diễn giải lại thì có khác gì đào, kép cứ theo vở của thầy tuồng mà diễn giải lại . Và Giáo sư Trần Đình Sử đã diễn giải lại, theo tôi, là rất sai, trường hợp lý thuyết ngoại biên của Bakhtin. Chỗ này, Giáo sư Trần Đình Sử tỏ ra vào hàng kép nhất mà diễn giải lại cái vở của Bakhtin thôi. Hoàn toàn không có tri thức gì mới và càng không có sự sáng tạo nên khi vận dụng vào văn học Việt Nam hiện nay, khá là sai lầm nguy hiểm, như sự hướng dẫn khoa học cho Trần Ngọc Hiếu, với tư tưởng giải trung tâm, đề cao, cổ động cho cái ngoại biên, cho quá trình ngoại biên hóa đang diễn ra trong văn học Việt Nam .

Kiểm dịch TRẦN ĐÌNH SỬ
Kiểm dịch TRẦN ĐÌNH SỬ

Phát biểu tại Hội nghị Tam Đảo chiều 4-6-2013 và trong ba bài báo liên tiếp các ngày 16 và 17-7-2013, GS TS Trần Đình Sử quyết liệt bảo vệ Luận văn của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) và những người liên quan - Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn. Cho rằng họ làm việc đúng qui chế, phải được qui chế bảo vệ, nếu không sẽ là phá hoại sự nghiệp đào tạo trên đại học của nước nhà (!). Xem Luận chiến văn chương . Quyển Ba. Chu Giang. NXB Văn học. H. 2015. Mục Kiểm dịch Trần Đình Sử . Sự quyết liệt với tinh thần khoa học trách nhiệm hay do đồng bệnh tương lân có tật giật mình. Nay xem xét Luận án Tiến sĩ: Lý thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại . Chuyên ngành Lý luận văn học. Mã số 62. 22. 32. 01 của Trần Ngọc Hiếu do GS. TS Trần Đình Sử hướng dẫn khoa học . Bảo vệ năm 2012 tại Đại học Sư phạm Hà Nội thì rõ ràng GS TS TĐS ở vào trường hợp sau, do đồng bệnh tương lân. Vì vậy phải tiếp tục kiểm dịch đối với cặp bài trùng này: Người hướng dẫn khoa học và ngườ

Việc của nhà văn trước hết là sáng tác
Việc của nhà văn trước hết là sáng tác

Đời sống văn học xem ra ngày càng phức tạp, hỗn độn, với sự “lên ngôi” của sự phù phiếm kèm theo là các “giá trị giả” nên nhiều khi tôi chán ngán, chẳng thích viết phê bình nữa. Về xu hướng thì nhiều người thường thích khen chứ không thích chê. Chắc vì thế trong một số trường hợp, người ta viết như khen lấy được, rồi sử dụng vài lý thuyết nhặt nhạnh thiếu hoàn chỉnh từ nước ngoài để bảo lãnh cho lời khen. Khi ông tây đã bảo thế này, bà tây đã nói thế kia thì chẳng nhẽ còn dám phê phán? Mấy năm trước, thấy một số tác giả quảng bá chủ nghĩa hậu thực dân là “hợp xu thế, hợp quy luật… vấn đề mới mẻ và có ý nghĩa, có tính khả thi, hứa hẹn cho những suy tư lý thuyết cũng như những thực hành phê bình của người nghiên cứu”, tôi tìm hiểu xem sao, thì phát hiện người ta làm rùm beng một lý thuyết mà người ta chưa rành rẽ. Cực chẳng đã tôi phải viết một tiểu luận đề cập bản chất vấn đề và đề nghị nên thận trọng. Công bố hơn nửa năm rồi, chưa thấy ai phản bác, rồi cũng ít thấy ai nhắc đến chủ n

Tướng PHÙNG QUANG THANH từng xuất hiện trong văn học ra sao?
Tướng PHÙNG QUANG THANH từng xuất hiện trong văn học ra sao?

Cuốn sách viết về Anh hùng Phùng Quang Thanh có tên là “Xốc tới” chỉ gồm 78 trang, in khổ nhỏ (5x8cm) - khổ bộ đội ta có thể bỏ túi cóc của chiếc ba lô chiến trận. Bìa cuốn sách trình bày trang nhã, ghi rõ tên tác giả là nhà văn Mai Ngữ, nội dung Truyện viết về Anh hùng Lực lượng Vũ trang Giải phóng Phùng Quang Thanh. Sách do Nhà xuất bản Giải phóng xuất bản và in tại Nhà in Giải phóng năm 1971. Nhà văn Mai Ngữ đã dành toàn bộ số trang trong “Xốc tới” để miêu tả những trận chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường của các chiến sĩ Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, đặc biệt là trận đánh trên đồi Không Tên đã đi vào quân sử, đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng trên mặt trận Đường 9 - Nam Lào mùa xuân năm 1971. Sau khi xuất bản “Xốc tới”, Mai Ngữ viết thêm kịch bản phim “Trận đánh trên đồi Không Tên” với nhân vật chính là Đại đội trưởng Phùng Quang Thanh...

Một tập thơ cấm người đọc dưới 18 tuổi ?
Một tập thơ cấm người đọc dưới 18 tuổi ?

Gặp nhà thơ Vũ Thiên Kiều khi chị vừa có cuộc trò chuyện với sinh viên Đại học Văn hóa (Hà Nội) về đời sống văn chương trẻ và giới thiệu tập thơ mới “Đói những ngọn môi” (Nxb Hội Nhà văn). Có phải đó tập thơ chỉ dành cho người lớn với lời nhắn nhủ, khuyến cáo đầy thú vị và cám dỗ: “Dưới 18 tuổi đừng đọc Đói những ngọn môi”? Vũ Thiên Kiều giải thích: “Đó là bình luận của nhiều người bạn khi tôi đưa những bài thơ trong tập lên mạng xã hội. Họ chia sẻ và có “chống chỉ định”, đòi tập thơ phải có hạn ngạch, cho phép số lượng độc giả được “nhập” vào. Bị mạng xã hội “xô đẩy”, cụ thể là “anh” facebook, tôi phải theo chứ biết làm sao, mọi chuyện đều vui mà, kiểu như “đừng nên yêu hoa hậu”. Nhưng nói vậy chắc gì đã vậy. Chẳng phải cái đẹp là một sự cứu rỗi, một thời người ta yêu hoa hậu đến nỗi trong ví đàn ông còn găm theo bức ảnh mấy cô người đẹp”

Lão nông NGÔ PHAN LƯU khởi nghiệp cầm bút như thế nào ?
Lão nông NGÔ PHAN LƯU khởi nghiệp cầm bút như thế nào ?

Ngô Phan Lưu có người mẹ già cư ngụ ở thị xã Tuy Hòa. Mười ngày nửa tháng, ông từ quê vượt quãng đường gần 30 cây số xuống thăm mẹ một lần. Khi Ngô Phan Lưu tuổi 60 thì mẹ của ông cũng đã ngoài 80, ông quyết định dọn về ở chung với mẹ để thuận tiện chăm sóc. Ngô Phan Lưu nghiêm khắc với con của mình bao nhiêu, thì lại sợ mẹ của mình bấy nhiêu. Về nơi phố xá càng có cơ hội giao lưu văn nghệ, Ngô Phan Lưu càng hay đi nhậu hơn. Say ở đâu không biết, chứ đến nhà là Ngô Phan Lưu bỗng dưng tỉnh táo, vì mẹ của ông đã đứng chờ ngoài hiên. Bà mẹ gắt: “Lưu, mày mới uống rượu phải không?”. Ngô Phan Lưu khoanh tay: “Dạ!”. Bà mẹ tiếp: “Vậy thì phải làm sao?”. Ngô Phan Lưu rón rén đi lấy cái roi tre đưa cho mẹ, rồi nằm dài lên giường để mẹ quất ba cái vào mông. Lần nào đi nhậu về, Ngô Phan Lưu cũng ăn roi. Chuyện lão nông tuổi lục thập bị mẹ đánh, được chính ông thường xuyên kể trước đám đông một cách rất sung sướng.

ĐỖ HOÀNG DIỆU viết gì sau thời Bóng Đè ?
ĐỖ HOÀNG DIỆU viết gì sau thời Bóng Đè ?

Nói thật, sau “Bóng đè”, rất nhiều " đại ca" làm sách mời mọc tôi làm ngay vài cuốn ăn theo để kiếm tiền. Thật ra nếu muốn thì vẫn sản xuất được thôi. Nhưng có nên và có đáng hay không? Thế là tôi lười hủi, tôi ăn tôi ngủ tôi yêu đương quên hết đất trời, nên phải xấu hổ mà nói rằng, chẳng có cái sự gì là đáng giá cả. Rồi một ngày xấu trời, tự nhiên tôi muốn viết một câu chuyện dài, thế là bắt đầu tiểu thuyết “Rắn và Tôi”. Rồi sau đó lại lên cơn cắt rời nó, hì hụi chế tác thành hai “bộ xương” mới. Ròng rã mấy năm trát lấp, giờ đã đủ “cơ mỡ da thịt”: Một là tiểu thuyết “Hầm mộ”, một còn chưa đặt tên… Dù sex hay bất cứ đề tài nào khác, nhạy cảm hay khô khan, thời thượng hay cũ rích, hiện thực hay huyền ảo..., thì tôi cũng chưa bao giờ cho đó là điều quan trọng. Quan trọng bạn viết có hay không, câu chuyện của bạn có làm người ta động não động tim không. Tất nhiên, hay dở lại tùy gu của mỗi người, nên cũng khó nói... Thôi thì người viết cứ viết ra một cách tự nhiên, số phận sẽ

ĐINH TRẦM CA ru kỷ niệm buồn
ĐINH TRẦM CA ru kỷ niệm buồn

Đang được xưng tụng như một thi sĩ triển vọng, Đinh Trầm Ca bỗng nổi hứng với âm nhạc. Đinh Trầm Ca đến thọ giáo nhạc sĩ đồng hương Lê Trọng Nguyễn (tác giả ca khúc “Nắng chiều” lừng lẫy) vài buổi, rồi về nhà lọ mọ viết ca khúc. Sáng tác đầu tay “Ru con tình cũ” ra đời năm Đinh Trầm Ca mới 23 tuổi, được chính ông ôm đàn đi biểu diễn đầu làng cuối xóm. Người nọ hát rồi người kia hát theo, cứ thế ca khúc lan truyền rộng rãi. Năm 1967, ca sĩ Lệ Thu thể hiện “Ru con tình cũ” trên sân khấu Sài Gòn và nhanh chóng trở thành một hiện tượng, ở đâu cũng nghe những lời ca nức nở “ ba năm qua em trở thành thiếu phụ , n gồi ru con như ru tình sầu , x in một đời thôi tiếc thương nhau , x in một đời ngủ yên dĩ vãng ” . Nhạc sĩ Đinh Trầm Ca nhớ lại: “Bản quyền ghi âm đĩa hát nhiều tiền lắm. Tính ra là hơn 10 cây vàng. Tui vốn túng bấn, nhận được khoản thù lao lớn giống như buồn ngủ gặp chiếu manh! Có đà, tui viết luôn hàng chục ca khúc nữa!”.

Vì sao THI NẠI AM phải viết Hậu Thủy Hử ?
Vì sao THI NẠI AM phải viết Hậu Thủy Hử ?

“Thủy Hử truyện” ra đời và nhanh chóng phổ biến ra ngoài. Chu Nguyên Chương đọc tác phẩm và vô cùng tức giận. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương vốn xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khổ, vì vậy ông rất chú ý đến việc cầu nho sĩ tìm người hiền tài. Tuy nhiên, các sĩ đại phu do nhiều nguyên nhân trong đó có cả sự hoài nghi tương lai, số phận của vương triều mới cùng với việc hoảng sợ về pháp chế nghiêm khắc nên phần nhiều không chịu ra làm quan, trưng tập kẻ sĩ lúc ấy giống như đi bắt dịch. Phần vì sốt ruột, một phần do tự ti mặc cảm về nguồn gốc xuất thân của mình, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương tỏ ra không có một sự khách sáo nào cả. Nho sĩ, người hiền tài nếu được nhiều lần vời ra mà không ra phải chịu hình phạt nặng kể cả chặt đầu, tịch biên gia sản. Minh Thái Tổ đã từng hai lần sai Lưu Cơ (là bạn thân và đỗ tiến sĩ cùng khoa với Thi Nại Am), mưu thần bậc nhất của mình đi chiêu thỉnh Thi Nại Am mà không được. Vốn đã tức giận về thái độ bất hợp tác của Thi Nại Am, nay lại thấy ông

NGUYỄN ĐỨC TÙNG giải tỏa thắc mắc Thơ Cần Thiết Cho Ai?
NGUYỄN ĐỨC TÙNG giải tỏa thắc mắc Thơ Cần Thiết Cho Ai?

Vẫn một giọng điệu trầm tĩnh mà nồng ấm, sâu sắc mà trang nhã, Nguyễn Đức Tùng lại vừa hoàn thiện tập sách thứ tư viết về thơ sau “Du Tử Lê, đời sống trở nên mộng hơn” (2006), “Thơ đến từ đâu” (2009), “Đối thoại văn chương” (2012) – mang tên “Thơ cần thiết cho ai”. Tập sách là một cấu trúc mở gồm 3 phần. Phần một bao gồm các bài giới thiệu của nhiều nhà phê bình và nhà thơ về công trình của Nguyễn Đức Tùng. Phần hai chính là công trình của Nguyễn Đức Tùng bình và nhận định về 10 nhà thơ (trong đó có 8 nhà thơ Mỹ và 2 nhà thơ Canada) tiêu biểu của Bắc Mỹ. Phần ba là những những bài nhận định, trong đó có lời bạt của nhà thơ Đỗ Quyên (Canada gốc Việt như Nguyễn Đức Tùng).

Hoa ở trong lòng người cầm bút
Hoa ở trong lòng người cầm bút

Tản văn là thể loại văn học gần với đời thường nhất. Tản văn thuyết phục người đọc khi tác giả biết khai thác bản thân ở trải nghiệm phong phú hoặc ở tâm tư trắc ẩn. Dạ Ngân có cả hai yếu tố ấy và dung hòa hai yếu tố ấy một cách uyển chuyển… Nếu so với những cuốn tạp văn trước đây của Dạ Ngân như “Lục bình mải miết” hay “Gánh đàn bà”, thì “Hoa ở trong lòng” ngổn ngang hơn và cũng sâu đằm hơn. 49 tản văn trải dài trong 200 trang sách như những con sóng dội lại âm thầm từ xã hội cuồn cuộn bao đổi thay chóng mặt. Từ chuyện triều cường thường xuyên ảnh hưởng cư dân đô thị cho đến chuyện con gái miệt vườn nhắm mắt đưa chân lấy chồng ngoại quốc, Dạ Ngân đều chọn góc nhìn của một người phụ nữ đa đoan, lắng dịu mà cởi mở, nghiêm trang mà độ lượng.

TRẦN ĐĂNG KHOA bàn về quy hoạch nông thôn
TRẦN ĐĂNG KHOA bàn về quy hoạch nông thôn

Anh trọc phú nào cũng mong có miếng đất ở quê, để xây biệt thự hay nhà nghỉ cuối tuần, để hưởng những món ăn sạch và bầu khí quyển trong lành. Đất quê vừa rẻ, vừa thoáng đãng. Người quê thì quá nghèo, để đổi đời, chỉ còn cách bán đất đai hương hỏa của ông cha rồi nhao lên thành phố để kiếm sống. Còn người phố lại đổ về quê để được sống. Người quê mang cái nhếch nhác luộm thuộm của làng quê đi “khai hóa” thành phố. Người phố lại khuân sắt thép về bê tông hóa làng quê. Rốt cuộc là hỏng ráo cả! Tôi vẫn khát khao làng quê của chúng ta trong công cuộc xây dựng nông thôn mới này, vừa giữ được vẻ đẹp truyền thống mà ông cha đã dày công xây dựng, gìn giữ và trao lại cho chúng ta, lại vừa rất hiện đại, giữ được bản sắc của mình, nhưng vẫn hòa nhập được với thế giới, biến mình thành một bộ phận không thể thiếu được của thế giới. Có thế, chúng ta mới có được sự phát triển bền vững

ĐỖ LAI THÚY xin ra khỏi Hội nhà văn VN lẫn Văn đoàn Độc Lập
ĐỖ LAI THÚY xin ra khỏi Hội nhà văn VN lẫn Văn đoàn Độc Lập

Nếu được thành lập Văn đoàn sẽ là một  đối trọng  (chứ không phải  đối lập ) về mặt  học thuật  và  nghệ thuật  (chứ không phải về mặt  chính trị ) với Hội Nhà văn. Biết đâu nhờ thế mà cả hai bên thúc đẩy nhau phát triển theo hướng tốt đẹp. Nhưng rồi tình hình có vẻ không phải như vậy. Ở Việt Nam ám ảnh chính trị là rất lớn. Và, trong lăng kính chính trị thì khó có gì còn nguyên là nó nữa, nhất là các tư tưởng học thuật. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng hiện nay, với hoàn cảnh và ý hướng riêng của mình, tốt nhất là làm nghề một cách độc lập, tự mình chịu trách nhiệm cho chính mình, không tham gia vào bất cứ một hội, đoàn nào.

Văn chương có nổi sóng, khi biển Đông bị đe dọa ?
Văn chương có nổi sóng, khi biển Đông bị đe dọa ?

Nói một cách hình ảnh thì mỗi khi “Biển Đông dậy sóng” thì văn thơ của ta cũng dậy sóng. Có điều, trong các “phong trào” sáng tác về biển đảo ấy thì chỉ thơ là “áp đảo”, sáng tác văn xuôi quá ít. Với thơ viết về biển đảo sau những đợt biển Đông dậy sóng vừa qua, có cảm giác như không khí thơ thời chống Mỹ cứu nước đã tái hiện, với nét nổi bật là sự cộng hưởng giữa nhà thơ với công chúng, với xã hội, với thời đại. Chỉ khác là cái hào khí của thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã để lại một loạt tên tuổi, một loạt tác phẩm thơ ca đi cùng năm tháng; còn thơ ca viết về biển đảo gần đây, sau những cao trào rầm rộ, lắng đọng trong đời sống văn học không nhiều.

Hội nhà văn VN đang bị thao túng bởi nhóm lợi ích ?
Hội nhà văn VN đang bị thao túng bởi nhóm lợi ích ?

Nhà thơ Việt Phương, tác giả tập thơ “Cửa mở” nổi tiếng, chia sẻ: “Đại hội Hội nhà văn VN nhiệm kỳ này diễn ra trong ba ngày, tôi đến chỉ có hai tiếng rồi về, nhưng cảm nhận của tôi là không vui. Không vui vì nó không mang lại cho tôi niềm tin, ngay cả niềm hy vọng vào tương lai của Hội nhà văn cũng như sự phát triển của văn học, tôi cũng không cảm nhận được. Cái mà tôi cảm thấy, là một tương lai bất định của nền văn học Việt Nam, trong hoàn cảnh cũng không mấy dễ dàng của đất nước… Năm nay nhà thơ Hữu Thỉnh đã 73 tuổi. Với việc trúng cử chức Chủ tịch 4 lần liên tiếp, ông Hữu Thỉnh sẽ làm Chủ tịch Hội nhà văn VN cho đến năm 78 tuổi. Tôi thấy thế là già quá, phần nào hạn chế cho sự phát triển của văn học nước nhà… Tôi cũng buồn vì một nhẽ, nhìn đâu đó trong cơ cấu tổ chức của Hội nhà văn có biểu hiện của những nhóm lợi ích, mà ở đó, họ nâng nhau lên, cùng nhau chia sẻ lợi ích và quyền lực, chứ không phải hoàn toàn vì sự phát triển chung của văn học”. 

Văn học và điện ảnh, có phải cuộc hôn nhân đồng sàng dị mộng ?
Văn học và điện ảnh, có phải cuộc hôn nhân đồng sàng dị mộng ?

Đại diện Công ty BHD, đơn vị sản xuất ra những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học “Cánh đồng bất tận” hay “Quyên”, nhà văn Ngô Thảo lên tiếng: "Chúng tôi làm phim luôn cố gắng làm ở mức nghiêm túc, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình sau tác phẩm điện ảnh “Vũ khúc con cò”, “Cánh đồng bất tận” và bây giờ là “Quyên” thì cũng cố gắng dựa vào nền của một tác phẩm văn học, nhưng từ tác phẩm văn học đến phim là một khoảng cách rất xa. Văn học rất khác, được kể bằng câu, bằng chữ, lời, còn nghệ thuật điện ảnh thì được kể bằng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, màu sắc. Câu chuyện trên văn học được kể bằng tiểu thuyết dài trên 500 trang, còn đây là một bộ phim với thời lượng quay hơn 3 tiếng rưỡi nhưng thời gian còn lại chỉ cho phép khi chiếu 1 tiếng rưỡi, nên phải cắt hết, không tránh khỏi câu chuyện sẽ bị thay đổi. Nhưng thật ra “Quyên” điện ảnh không phải là chuyển thể mà chỉ là phóng tác từ tiểu thuyết “Quyên”, Nguyễn Phan Quang Bình quyết chỉ làm một bộ phim, một tác phẩm điện ảnh thực

Hội nhà văn TPHCM cần kiểm điểm 1/3 ban chấp hành
Hội nhà văn TPHCM cần kiểm điểm 1/3 ban chấp hành

Nhiều người nói gần nói xa: Khối quân đội được đề cử nhiều người, nhưng họ rút hết, để dồn phiếu cho Nguyễn Bình Phương. Ơ hay, sao lại bắt Hội nhà văn TPHCM giống khối quân đội. Các nhà văn mặc áo lính thuộc hàng ngũ kỷ luật, họ sẵn sàng vì nước quên thân vì dân quên… lá phiếu. Còn lãnh đạo Hội nhà văn TPHCM phải nhất tề tiến lên làm một phen thư hùng chấn động lịch sử chứ! Nếu 9 vị ban chấp hành Hội nhà văn TPHCM đồng lòng cùng ra tranh cử, thì biết đâu khí thế ngút ngàn ấy sẽ tạo nên một chương trình tạp kỹ có tân nhạc có vọng cổ có tấu hài có xiếc thú có múa lửa, để chinh phục toàn bộ đại hội. Và khi đó, chắc chắn 9 vị cùng trúng vào Ban chấp hành Hội nhà văn VN, cộng với 6 anh em trên một chiếc xe hơi Thỉnh- Khoa- Thiều- Huân – Thụy- Phương là tròn số 15 ủy viên Ban chấp hành, như mong muốn của các đại biểu nhà văn toàn quốc!

INRASARA đặt câu hỏi: Còn ai tin vào nhà văn Việt Nam nữa không?
INRASARA đặt câu hỏi: Còn ai tin vào nhà văn Việt Nam nữa không?

Không lạ, khi những người viết văn, làm thơ đến mỗi “mùa hội viên” là lo chạy vào Hội Nhà văn Việt Nam, vào được rồi thì xoa tay – nghỉ, chứ hiếm khi viết được gì thêm, chẳng sáng tạo được gì mới; bầu Ban Chấp hành đại diện cho mình thì đầy cảm tính với cảm tình lẫn bè phái. Quần chúng có than vãn thì kệ. Ta đổ trách nhiệm cả lên đầu Ban Chấp hành, hay của cả khối tập thể, mà không là trách nhiệm của một ai. Ta giành phần vô trách nhiệm trước xã hội… Đại đa số nhà văn Việt Nam hôm nay từ chối làm nhà trí thức theo nghĩa mạnh nhất của từ này. Thì lấy đâu tác phẩm của hắn nhận được sự chú ý xứng đáng từ cộng đồng, nói chi chuyện cá nhân hắn được cộng đồng tôn trọng. Còn kêu ca than vãn công chúng lạnh nhạt với văn học thì không gì tệ hại hơn.

Thời tốc độ bàn về tâm lý sáng tạo
Thời tốc độ bàn về tâm lý sáng tạo

Phạm Khải viết phê bình văn nghệ bằng khả năng nhạy bén của một nhà báo kết hợp với khả năng phân tích của một nhà thơ. Chính Phạm Khải đúc kết: “Trong tình hình mà báo chí thiên về thời sự, thông tấn, số tờ báo dành “đất” cho các bài viết có tính chuyên sâu không nhiều. “Đất dụng võ” đã ít mà nhuận bút lại quá hẻo, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều nhà phê bình chuyên nghiệp không chút mặn mà viết bài, nhất là khi để viết những bài có tính chuyên sâu như thế, họ phải rất lao tâm khổ tứ. Nói vậy không có nghĩa là các tác giả này buông bút. Họ vẫn viết, nhưng là viết dài hơi, để dành in ở các tạp chí chuyên ngành, hoặc sau này đưa vào sách cho nói “ra tấm ra miếng”. Các tờ nhật báo thiếu vắng những bài viết hạng này cũng là vì thế ”. Do đó, đọc “Thời tốc độ và tâm lý sáng tạo” chưa hẳn phô diễn được phẩm chất một “nhà phê bình chuyên nghiệp” ở Phạm Khải, nhưng không khó nhận ra anh là một nhà quan sát tận tụy và nghiêm túc!

Văn chương Việt đang đi giật lùi - Nhìn từ Sài Gòn
Văn chương Việt đang đi giật lùi - Nhìn từ Sài Gòn

Nhận định của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn: “Một cuốn tiểu thuyết được viết trong một năm hoặc nhiều năm, nhưng một bài thơ, một truyện ngắn, một vấn đề văn chương mới mẻ, cần trao đổi, quảng bá, tranh luận là chuyện “hàng ngày”, đều có nhu cầu được giao lưu, công bố, tìm nơi tri âm, tri kỷ, lại phải chờ đủ trăm trang mới in một tập thơ, một tập truyện, một tập tiểu luận, bằng tiền Nhà nước hay tiền của mình, thì lúc đó đã nguội và nguội theo cả cảm hứng sáng tác. Nên có ai là người kể công đầu tư, thì cũng nên biết, số đầu sách đối với một nhà văn, luôn ít quan trọng hơn nguồn cảm hứng sáng tác tự nhiên và thường xuyên, mà thiếu nó, cũng sẽ thiếu tác phẩm có giá trị cao. Đã đành công việc sáng tác của mỗi nhà văn hoàn toàn là chuyện cá nhân, nhưng cảm hứng sáng tác của mỗi cá nhân lại vẫn xuất phát và ảnh hưởng từ đời sống cộng đồng và từ những người viết với nhau”.

NGUYỄN DUY và bài diễn ngâm nức danh về Hội nhà văn VN
NGUYỄN DUY và bài diễn ngâm nức danh về Hội nhà văn VN

Đại hội 9 của Hội nhà văn VN diễn ra tại Hà Nội trong ba ngày 9-10-11.7.2015. Cũng tay bắt mặt mừng, cũng ý kiến tham luận, cũng nâng chén cụng ly… nhưng vẫn không thể hứa hẹn điều gì khả quan để xua tan không khí tù đọng của văn chương nước ta hôm nay.  Đại hội kỳ này vắng mặt nhiều tên tuổi cự phách, mà Nguyễn Duy là một ví dụ. Tại đại hội 4 vào năm 1989, đó là đại hội đáng phấn khởi nhất của giới cầm bút, Nguyễn Duy đã có bài vè “Hội nhà văn VN ngâm khúc” trứ danh. Chỉ là đùa cợt, vẫn phô diễn được bản sắc một tài thơ.  Văn chương VN vẫn quen điểm- danh - có- mặt để phân chia lợi lộc, mà chưa biết cách điểm - danh - vắng - mặt để hiểu giá trị thực sự của từng cá nhân. Cũng có nhiều người bắt chước viết diễn ngâm như Nguyễn Duy, vẫn không thể so được với Nguyễn Duy. Thật tiếc nuối vì Nguyễn Duy không có mặt ở đại hội 9 để viết ngâm khúc mới, thì đành đọc lại ngâm khúc cũ của ông!

Hội Nhà văn VN sao cứ bắt ép người già làm lãnh đạo ?
Hội Nhà văn VN sao cứ bắt ép người già làm lãnh đạo ?

Nhà thơ Bùi Hoàng Tám nêu vấn đề: "Giả sử tất cả 15 vị trong Ban chấp hành cũ đều trúng cử ban chấp hành mới thì đây có lẽ là thất bại rất lớn của nền văn học nói chung, của Ban chấp hành khóa 8 nói riêng. Nói thất bại của nền văn học bởi suốt 5 năm qua, chúng ta không có một gương mặt nào “sáng giá”, xứng đáng vào ban chấp hành của Hội. Phải chăng văn học của chúng ta hiện nay “vô phúc” đến mức “con không bằng cha”? Phải chăng văn học hôm nay chỉ là “ăn mày dĩ vãng”? Nói thất bại của Ban chấp hành khóa 8 là bởi một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó chính là đào tạo, bồi dưỡng lực lượng kế cận thì tiếc thay, Ban chấp hành khóa 8 đã không làm được điều này. Một thất bại nữa là nhiều nhà văn nằm trong ban chấp hành hiện nay đều thuộc “nhân sinh thất thập” mà người xưa đã nói “người thọ bảy mươi xưa nay hiếm”. Thọ bảy mươi đã hiếm mà bảy mươi vẫn còn phải lao động, tham gia ban chấp hành thì không còn hiếm nữa mà lạ".

Tình thơ nối duyên hoa phượng trắng
Tình thơ nối duyên hoa phượng trắng

Thi ca có giá trị gì trên cuộc đời? Câu hỏi ấy có lẽ không dành cho kẻ thờ ơ. Với nhiều người may mắn và thực dụng, thi ca hoàn toàn vô nghĩa. Thế nhưng, với nhà thơ khiếm thị Lê Đình Hòa, thì thi ca là tất cả. Thi ca không chỉ cho anh điểm tựa vượt qua những ngày buồn thương, mà thi ca còn giúp anh có được lương duyên hạnh phúc. Trong bóng tối hẩm hiu của số phận, thi ca giống như đôi mắt cho Lê Đình Hòa nhìn thấy cuộc sống ấm áp, mà thi ca cũng giống như lăng kính để những tâm hồn đồng điệu sẻ chia với từng nhịp đập trái tim Lê Đình Hòa!

Hậu chiến và trò chơi của số 4
Hậu chiến và trò chơi của số 4

Tiểu thuyết “Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư”  (NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam, 6- 2015) của Thuận, một lần nữa cho thấy sự thể nghiệm không ngưng nghỉ về cấu trúc của nhà văn này. Thế nhưng vượt lên trên lại là một không khí hậu chiến rất đặc biệt, nơi hòa trộn chính trị và tình dục, khiến độc giả có thể nghẹt thở vì dõi theo. Nếu Thang máy Sài Gòn (NXB Hội Nhà văn - Nhã Nam, 2013) của Thuận là quang cảnh hậu chiến Đông Dương, thì “Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư” là hậu chiến Việt Nam. “Đã từ lâu tôi muốn viết về chiến tranh, để rồi cuối cùng lại nghĩ về hậu chiến, với suy nghĩ rằng có khi nó còn quan trọng hơn bản thân chiến tranh”, Thuận cho biết lý do.

TRẦN ĐỨC TIẾN thả hy vọng về đâu ?
TRẦN ĐỨC TIẾN thả hy vọng về đâu ?

Đọc tản văn của Trần Đức Tiến, cảm giác như được sống chậm, được thong thả đi lan man hết các ngõ ngách trong cuộc đời, được ngồi vỉa hè ăn bánh khọt, uống cà phê Trầm, hóng gió bờ biển, nghe những âm thanh hằng ngày, gần gũi bình dị nhất có thể. Nghe xong rồi chợt thấy yêu thêm cuộc sống này bao nhiêu, vì những điều nho nhỏ, những điều mà trong những toan tính vội vàng cuộc đời ta rất dễ bỏ qua. Dường như có sự nuôi nấng nào đó trong mỗi chi tiết đời thường, một bông hoa nở, một người bạn quý, một buổi rỗng không trò chuyện với chính mình. Ngẫm ra, người ta sống ở đời, đừng cao siêu to tát đến mức quên đi những nhẩn nha thong thả. Sống chậm và sống kỹ là cách tự chăm sóc cho tâm hồn mình, cho sự phong phú nào đó trong ý nghĩa đời mình, hơn là cứ vội vàng lao lên phía trước để giành giật lấy có khi chỉ là sự vô nghĩa.

Khối Rubic thơ huyền ảo
Khối Rubic thơ huyền ảo

Vương Tâm đánh giá Mai Văn Phấn: “Cuộc chơi những con chữ quả là biến ảo giống như trò chơi đậm chất phù thủy rubic. Trong mê cung của một không gian thơ,  những con chữ dồn nén, lập lại một trật tự mới và hướng người đọc nhận biết ra mình và lôi kéo họ đồng hành. Tham gia trò chơi chữ với tác giả. Mai Văn Phấn đã chia sẻ với người đọc bằng những con chữ huyền diệu. Tôi nghĩ đó là sự thành công của một gương mặt thi sĩ, theo đuổi một ngôn ngữ nghệ thuật thơ ca, đầy khách quan. Đúng như cố thi sĩ Lê Đạt đã tuyên ngôn: “Chữ bầu lên nhà thơ”. Và, Mai Văn Phấn đã tìm ra một dòng thơ Việt hiện đại khi nhận được sự tương tác giữa tác giả và người đọc”.

Cơ hội nào cho truyện tranh Việt ?
Cơ hội nào cho truyện tranh Việt ?

Dù truyện tranh Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm với tên gọi “mạn họa”, nhưng không có tác phẩm nào đủ sức tồn tại trước sự lãng quên của thời gian. Độc giả quốc tế chỉ sửng sốt về sức lan tỏa của truyện tranh khi bộ truyện Lucky Luke kể câu chuyện chàng cao bồi miền viễn Tây ra đời ở nước Mỹ. Trên nền tảng ấy, nước Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới về công nghệ giải trí phục vụ trẻ em. Sau cơn sốt phim hoạt hình mà tiêu biểu phải kể đến “Tom và Jerry” hay “Vịt Donald”, những bộ óc khôn ngoan của Hollywood bắt tay vào cuộc chinh phục ngoạn mục hơn: dùng chính tài năng của trẻ em để hấp dẫn trẻ em. Hàng loạt những bộ phim thiếu nhi lừng lẫy xuất hiện, như phim về cặp song sinh nghịch ngợm “Cuộc sống thượng hạng của Jack và Cody” hoặc phim về thần đồng ca nhạc “Hanna Montana”, đã mang lại doanh thu hàng trăm triệu USD và gây hưng phấn cho tuổi thơ khắp hành tinh.

NGUYỄN TRÍ trong Thiên Đường Ảo Vọng
NGUYỄN TRÍ trong Thiên Đường Ảo Vọng

Mẫu nhân vật “dưới đáy” xa xưa lắm, chúng ta bắt gặp trong “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng, hoặc “Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng… Từ khi nhân vật văn học phải gượng gạo nhận trọng trách “làm chủ số phận mình, làm chủ của xã hội” tuyệt nhiên không thấy nhân vật loại này. Dù trong cuộc đời thật lớp người “dưới đáy”   ấy cứ vững bền hiện hữu. Bước sang Thời kỳ Văn chương Đổi Mới, họ còn chưa xuất hiện hoặc xuất hiện một cách nhạt nhòa. Có nên ghi công đầu cho Nguyễn Trí không, khi với “Bãi vàng, đá quý, trầm hương”, và bây giờ là “Thiên đường ảo vọng”, nhà văn đã làm cho họ sống dậy, nhi nhúc, chen chúc, đâm chém, giành giật nhau… với mọi vui buồn, mọi âu lo, vật lộn kiếm sống như một thực thể văn chương không thể phủ nhận nổi.  

Đình bản tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy
Đình bản tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy

Báo in đang khủng hoảng. Vẫn chưa có thống kế đầy đủ về số lượng các ấn phẩm phải đình bản trong vòng vài năm gần đây. Một tờ báo lớn như Sài Gòn Giải Phóng vẫn không thể duy trì tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy. Với số báo phát hành ngày 3-7-2015, tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy chính thức từ giã bạn đọc, kết thúc 24 năm tồn tại. Lá thư tạm biệt làng báo in của tuần san nổi tiếng, thú nhận: “Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các báo in truyền thống và báo điện tử, Báo SGGP đã và đang cải tiến từ nội dung đến hình thức các ấn phẩm báo in và báo điện tử. Nhằm tập trung nhân lực, vật lực phát triển Nhật báo SGGP và báo SGGP Online, Ban Biên tập Báo SGGP quyết định tạm ngưng xuất bản ấn phẩm SGGP thứ bảy”.

Bỏ 200 triệu cho một tập thơ mới đích thực Người Tinh Khôn ?
Bỏ 200 triệu cho một tập thơ mới đích thực Người Tinh Khôn ?

Xuất bản tập thơ đầu năm 26 tuổi (Tư duy S - 2005), 5 năm sau, Trương Xuân Thiên làm nên một sự kiện chấn động khi dám bỏ ra gần 200 triệu cho việc thiết kế, in ấn và trình diễn tập thơ thứ 2 Homo sapiens - Người tinh khôn. Đối với người khác, 200 triệu có thể chỉ là một số tiền bình thường, nhưng với Trương Xuân Thiên thì đó là tất cả tài sản anh có được từ khi bước chân đi làm... Còn nhớ lần ngồi uống tại nhà riêng thầy Nguyễn Hùng Vỹ, cứ mỗi lần cạn chén, đọc xong một câu thơ, Trương Xuân Thiên lại quăng ly vào tường cho vỡ tan tành.

PHAN NHÂN nghe hồn núi sông mà lòng càng thêm sáng trong
PHAN NHÂN nghe hồn núi sông mà lòng càng thêm sáng trong

Trực chiến tại Đài phát thanh Giải phóng vào thời khắc ác liệt nhất trong lịch sử, sau khi cho thu âm bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên “đêm nay trời Hà Nội vang động tiếng súng, lửa trừng trị B52”, Phan Nhân cảm thấy phải sáng tác cái gì đó cho Hà Nội mà mình đang gắn bó và bảo vệ. Ông ngồi xuống và viết một mạch “Hà Nội niềm tin và hy vọng”, rồi đạp xe đi tìm ca sĩ Trần Khánh. Hai người đàn ông, một gốc An Giang một gốc Hải Phòng, vừa hào hứng vừa nhẫn nại trong cái đêm rét mướt và sôi sục, đã mang đến cho người yêu Hà Nội một dòng âm thanh tự hào đến sửng sốt: “ Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta,   là ngôi sao mãi rạng rỡ.   Sáng soi bóng đêm Trường Sơn, lắng trong nước sông Cửu Long,  nhẹ nâng bước chân hành quân, dệt nên tiếng ca át tiếng bom rền…”

Ai bôi nhọ Hội nhà văn?
Ai bôi nhọ Hội nhà văn?

Nhà thơ Dương Trọng Dật băn khoăn: Báo Văn Nghệ có một tòa nhà không nhỏ ở Đồng Khởi, vốn là tài sản của báo Văn Nghệ Giải Phóng chúng tôi- một tờ báo đã để lại dấu ấn không thể quên trong nền văn học giải phóng. Người ta làm gì trong tòa nhà đó nhỉ? Liệu trong đó có một văn phòng đại diện hay không? Và nếu có thì văn phòng đại diện này đại diện như thế nào cho quyền lợi của các hội viên phía Nam?  Hay văn phòng đại diện lập ra cho có, và  chỉ  cần thiết cho một vài cá nhân? Nếu đúng vậy, chúng ta buộc phải đặt câu hỏi, câu hỏi xưa như trái đất của chàng Hamlet nhưng lại rất thời sự với tất cả chúng ta: cái văn phòng đại diện ấy nên“ tồn tại hay không tồn tại”?