LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
TRẦN KIM TRẮC ở ẩn thị thành
TRẦN KIM TRẮC ở ẩn thị thành

Lính trong truyện ngắn của Trần Kim Trắc tinh khôi như nắng sớm, không gợn chút tì vết mà lạ kỳ lại quá đỗi đời thường. “Người ta hay nghĩ về lính với những công thức, những mặc định. Đôi lúc chính vì điều này khiến hình ảnh của lính trong văn chương thường không linh động”. Hồi mới chập chững viết, ông lang thang ở vùng Tân Định, thấy nhiều hiệu may Âu phục thời trang giới thiệu na ná nhau, kiểu “Taylor tuyệt đẹp”, “Taylor tuyệt mỹ”… Duy có cửa hiệu đề: “Taylor dễ thương”. Chỉ với hai chữ “dễ thương” của ông chủ hiệu may đã giúp ông nảy sinh một ý niệm mới trong sáng tác. Đó là tập cách quan sát theo lối riêng, quan sát những chi tiết bình thường. Quan sát đó rồi lưu lại đó trong ký ức để khi cần lại lấy ra sử dụng. “Mình viết văn, thì phải lí lắc, phải ví đầu mình như quả chuông vậy. Cứ có ai gõ vào là tự nhiên lại vang tiếng ra”, ông cười.

Thần đồng ĐỖ NHẬT NAM làm thơ
Thần đồng ĐỖ NHẬT NAM làm thơ

Sang Mỹ du học, một tài năng khác của thần đồng phát tiết: làm thơ! Nam tâm sự: "Em làm bài thơ đầu tiên tặng mẹ nhân dịp 20-10. Khi đó em ở xa mẹ hàng ngàn dặm và nhớ mẹ cồn cào. Thật bất ngờ, bài thơ ấy khiến mẹ vô cùng cảm động và yêu thích. Em nhớ những giọt nước mắt hạnh phúc vô bờ của mẹ. Đó là động lực để em tiếp tục viết những vần thơ gửi gắm tình cảm của mình đến bố mẹ và những người thân yêu. Thơ cũng là cách giúp em nguôi đi nỗi nhớ nhà lúc nào cũng dâng lên trong lòng". Vì lẽ vậy mà tập thơ "Đường xa con hát" là tiếng lòng của một người con xa xứ, một mình rong ruổi trên xứ người hướng về bố mẹ, về ông bà, về những ngày ấu thơ kỷ niệm, về chú mèo lười hay cuộn tròn trong lòng mẹ...

NGUYỄN KHẮC PHỤC thời chưa xa, ngày chưa cũ
NGUYỄN KHẮC PHỤC thời chưa xa, ngày chưa cũ

Cũng làm nghề cầm bút kiếm ăn, anh quái nào mà chẳng ước ao thâu được càng nhiều tiền càng hay; nhưng ai mua hàng của anh đây, anh làm sao đủ sức lực, đủ trí minh mẫn, sự dẻo dai; đủ tài cán để thỏa mãn nổi nhu cầu của bấy nhiêu loại khách hàng như Nguyễn Khắc Phục? Chưa nói rằng, tên tuổi Nguyễn Khắc Phục chẳng đã gắn liền với những công trình nghiêm túc nhất, công phu nhất, đảm bảo được sức sống lâu bền như: Trường ca Ăn cốm giữa sân, kịch Vườn thầy năm, kịch bản đã dựng thành phim Thành phố trước lúc bình minh và bộ tiểu thuyết mang chất sử thi Học phí trả bằng máu… Và cũng là Nguyễn Khắc Phục đó thôi, một thời nổi tiếng về sự nghiệt ngã khi coi chữ nghĩa phải như châu ngọc…

Con chim vàng của làng nhạc đã bay đi
Con chim vàng của làng nhạc đã bay đi

10 giờ 15 phút sáng 29-6-2015, làng âm nhạc Việt Nam mất đi một gương mặt gạo cội: nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Được đưa đi cấp cứu vì suy hô hấp cấp, sau 3 ngày nằm ở Bệnh viện Thống Nhất – TPHCM, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã ra đi ở tuổi 91 một cách nhẹ nhàng như cá tính sáng tạo của ông! Có thể nói, Phan Huỳnh Điểu là một trong những nhạc sĩ có biệt tài phổ thơ. Những bài thơ của Dương Hương Ly, Hoài Vũ, Ngọc Anh, Bùi Công Minh, Trần Đình Chính, Thúy Bắc, Xuân Quỳnh… đã hòa nhịp trái tim Phan Huỳnh Điểu mà thăng hoa qua năm tháng. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu quan niệm rất mạch lạc về sự giao hòa giữa thơ và nhạc: “ Tôi cho rằng thơ phổ nhạc đạt đến mức độ cộng hưởng tâm hồn của nhạc sĩ và thi sĩ. Tìm thấy một bài thơ phù hợp, nhạc sĩ phổ nhạc và gửi gắm tâm trạng mình. Xét đến cùng, chất thơ trong ca từ của một nhạc sĩ thuần túy không thể bằng được chất thơ trong ca từ vốn là bài thơ của một nhà thơ. Nhà thơ chắt chiu từng con chữ, nhạc sĩ chăm chút từng nốt nhạc sẽ cho ra một tác phẩm to

Sức còn lại để hát với LƯU TRỌNG VĂN
Sức còn lại để hát với LƯU TRỌNG VĂN

Hồi ức nhiều kỷ niệm của nhà văn Châu La Việt: “Sau khi học hết phổ thông, chúng tôi chia tay nhau. Lưu Trọng Văn lên tàu liên vận sang Liên Xô học về xây dựng,  tôi tình nguyện nhập ngũ sang chiến đấu ở mặt trận Lào, và Ánh Biếc cũng nhập ngũ vào chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị, “Thế là từ đó mất tin nhau”, như câu thơ của cụ Vũ Cao. Lưu Trọng Văn thì đã đành, vì tít tắp phương trời xa. Ánh Biếc với tôi cùng một màu áo lính nhưng hai đứa ở hai mặt trận, và xem ra cùng bận bịu với súng ống đì đoàng suốt ngày đêm nên cũng chẳng mấy chú ý tới thi ca… Chỉ sau này khi tôi từ đơn vị chiến đấu được điều về đội nghệ thuật của binh trạm (gọi là đội tuyên văn) mới có chiếc đài Orionton theo dõi tin tức hàng ngày, thì mới hay Ánh Biếc giờ vẫn đang làm thơ, với bút danh mới chính là tên khai sinh Hoàng Nhuận Cầm, và đặc biệt anh mới được giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ .Thú thật giữa mặt trận nghe tin ấy mà tôi mừng rơi nước mắt...”

NGÔ KHẮC TÀI những lời từ đâu bỗng chui ra khỏi miệng
NGÔ KHẮC TÀI những lời từ đâu bỗng chui ra khỏi miệng

Ngô Khắc Tài là một gương mặt văn chương tiêu biểu của đồng bằng sông Cửu Long. Cái dáng gầy gò khắc khổ của Ngô Khắc Tài vẫn quẩn quanh ở thành phố Long Xuyên – An Giang, nhưng tác phẩm của ông đã có sức lan tỏa đến bạn đọc khắp cả nước. Những tập truyện ngắn “Phố không đèn”, “Nhớ khói” hay “Chim hạc bay về” làm nên tên tuổi Ngô Khắc Tài. Thế nhưng, trong niềm trắc ẩn riêng tư, Ngô Khắc Tài lại động lòng với thơ. Đã từng giới thiệu nhiều bài thơ riêng lẻ của Ngô Khắc Tài, lần này thử đọc một chùm để tìm hiểu xem vì sao Ngô Khắc Tài khao khát “thật nhẹ sao khi tất cả những lời, từ đâu bỗng chui ra khỏi miệng”

Bùng phát nhà thơ và kỹ nghệ tặng thơ
Bùng phát nhà thơ và kỹ nghệ tặng thơ

Cung vượt cầu, khiến bài toán kinh tế thi ca sụp đổ. Bản báo cáo tài chính của những người in thơ còn đẹp đẽ và chuẩn mực hơn cả báo cáo thường niên của chính phủ: chi phí cho tập thơ sau bao giờ cũng cao hơn chi phí cho tập thơ trước, tập thơ thứ hai chắn chắn bù lỗ gấp đôi tập thơ thứ nhất. Hành trình phát triển thi ca được các ngân hàng quốc doanh lẫn ngân hàng thương mại, đồng chứng thực: từ phá sản từng phần tiến thẳng lên phá sản toàn phần, bỏ qua giai đoạn nợ treo và nợ xấu! Phong trào in thơ bùng phát dữ dội. Các nhà thơ thứ thiệt đành tự trọng chọn cách im lặng. Còn các nhà thơ lập lòe son phấn lại hùng hổ xuống đường quảng bá thơ. Tranh thủ mọi cơ hội để tặng thơ. Đi đám cưới cũng mang thơ tặng, mà đi đám ma cũng mang thơ tặng, với phương châm tuyệt đỉnh vinh quang: thà phát nhầm còn hơn để sót!

VƯƠNG TRÍ NHÀN âu lo Thiên Nhiên Điêu Đứng
VƯƠNG TRÍ NHÀN âu lo Thiên Nhiên Điêu Đứng

Thiên nhiên đang bị bức tử. Từ cây cối đến chim muông đều bị đối xử một cách tệ hại. Và những dòng sông – những mạch nguồn thủy lợi, những mạch nguồn văn hóa cũng không nằm ngoài sự quấy nhiễu thường xuyên của lòng tham không đáy và toan tính ích kỷ. Việt Nam là một trong những quốc gia phải gánh chịu tai ương biến đổi khí hậu toàn cầu. Liệu có muộn không, khi bây giờ cộng đồng phải kêu gọi ý thức trách nhiệm thật thống thiết và bi thương? Nhiều con kênh ở miền Nam đã bị lấp, sông Thị Vải chỉ còn trong tiếc nhớ, còn sông Đồng Nai đang đối mặt với dự án nhiều hệ lụy khôn lường. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn góp thêm một lời cảnh tỉnh, như một câu hỏi mong manh mà cũng như một tiếng thở dài nặng trĩu!

NGUYỄN MẠNH TUẤN kể chuyện Tái Ông Mất Ngựa
NGUYỄN MẠNH TUẤN kể chuyện Tái Ông Mất Ngựa

Những năm gần đây, phần lớn các hội, ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao, sau khi Nhà nước chỉ còn “bao cấp nhẹ”, đã dần dần giác ngộ, thay vì bầu  đứng đầu hội, ngành, là những người theo đủ các tiêu chuẩn chính trị giáo điều, đã chuyển sang bầu những người biết làm kinh tế, để góp phần “xóa đói, giảm nghèo” cho hội, ngành mình. Hội Nhà văn TPHCM là Hội nghèo thâm niên. Tạp chí Văn, tờ báo duy nhất của Hội  (mà Hội Văn Nghệ tỉnh nghèo nào cũng có ), chỉ vì không kinh phí, phải đình bản nhiều năm nay; tờ Văn nghệ TPHCM thuộc Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, sống nhờ kinh phí bao cấp quá hẻo của thành phố, không cách nào cải thiện nội dung, nên số lượng thấp ở mức vừa đủ cầm hơi; giải thưởng Văn học thành phố lớn nhất nước, không có một đồng dành cho các tác giả đoạt giải, thật đáng xấu hổ; vân vân và vân vân… Bất cứ việc gì đụng đến tiền đều phải ngửa tay xin Thành ủy.

NGUYỄN DUY ký gửi một gã hề chèo trong thơ
NGUYỄN DUY ký gửi một gã hề chèo trong thơ

Gã hề chèo trong thơ Nguyễn Duy luôn hiện diện trước ta, bên ta để lố bịch hoá, nhếch nhác hoá, hài hước hoá  những gì trái tim day dứt, xót xa và chia sẻ. Gã luôn luôn phóng cái nhìn tinh quái vào mỗi cảnh ngộ, mỗi thân phận, mỗi chi tiết đời sống để phát giác cái cơ chế trần thế, lật tẩy cái tâm địa trần gian, phơi bày cái nhếch nhác đời thường ở đằng sau tất cả những gì mà Nàng thơ xua, thi sĩ Nguyễn Duy xưa quen mỹ lệ hoá, kỳ diệu hoá, thiêng liêng hoá. Toàn bộ khẩu khí thơ Nguyễn Duy, tạo nên phong cách độc đáo thơ Nguyễn Duy là khẩu khí của gã hề chèo bên ngai vàng khi chia sẻ cùng Vua những điều nghiêm túc, thiêng liêng. Cương vị của gã cho phép gã tự do bôi bác, bôi bác là sứ mệnh của gã, nhưng đó là một sứ mệnh thẩm mỹ kép vừa chống lại thói cường quyền hình thức và đạo đức giả là ký sinh trùng của cái thiêng liêng cao cả, vừa làm mềm mại và gần gũi những gì là cao cả, thiêng liêng để cho nó được tẩy sạch những khí vị sách vở, lý thuyết và trở nên gần gũi, chân thật, đáng t

HOÀNG HƯNG đạo thơ BÙI CHÁT?
HOÀNG HƯNG đạo thơ BÙI CHÁT?

Trên báo Văn Nghệ TPHCM số 357 ra ngày 11-6-2015, có bài “Thưa ông Nguyên Ngọc “quay đầu là bờ” không bao giờ quá muộn!” của Luật gia – Nhà báo Hoàng Phương. Tranh luận học thuật rất bình thường, tranh luận tư tưởng càng cần khuyến khích. Thậm chí tranh luận mang màu sắc khuyên nhủ hay dạy dỗ, cũng không có gì đáng phàn nàn. Thế nhưng, trích dẫn văn bản để tranh luận lại là hành vi khoa học cần được cân nhắc nghiêm túc. Nếu tác giả chỉ là Nhà báo thì chưa chắc bạn đọc đã yên tâm hoàn toàn về dẫn chứng, song tác giả lại ghi chú thêm chức danh Luật gia như một sự đảm bảo bằng vàng cho những lời đanh thép. Đọc bài của tác giả Hoàng Phương, người yêu thơ không tránh khỏi hoài nghi: Hoàng Hưng đã đạo thơ Bùi Chát, hay Bùi Chát đã đạo thơ Hoàng Hưng?

Hội Nhà văn VN rất tôn trọng Văn đoàn Độc Lập?
Hội Nhà văn VN rất tôn trọng Văn đoàn Độc Lập?

Trên trang web của Hội nhà văn VN, Đỗ Ngọc Yên nhận định: “Việc tự xóa tên hay tuyên bố xin ra khỏi Hội chỉ là hành động cá nhân riêng lẻ có thể do chủ kiến cá nhân không thích sinh hoạt hay nhằm phản ứng lại những gì mà họ cho là Hội không đáp ứng được những kỳ vọng cá nhân, nên không cần thiết phải ở trong Hội. Đáng lưu ý là trong số 20 người ấy có nhiều nhà văn gạo cội, tuổi đời đều trên dưới sáu mươi và đã có những cống hiến nhất định cho nền văn chương nước nhà, nhận được giải thưởng của các đoàn, Hội và của Nhà nước. Số người này đều am hiểu tường tận điều lệ, những hoạt động và tổ chức của Hội ngay từ khi xin gia nhập cho đến quá trình tham gia sinh hoạt Hội với đầy đủ tư cách hội viên. Thế nhưng, qua 9 Đại hội ở các khu vực vừa qua, phần lớn những người này đều không đủ số phiếu tín nhiệm để đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội nhà văn VN lần thứ IX. Việc lại tự ý xóa tên hoặc tuyên bố ra khỏi Hội của một số người một cách hết sức cảm tính, tùy tiện, xem Hội nhà văn VN là nơ

NGUYỄN HUY THIỆP đã viết Tướng Về Hưu như thế nào?
NGUYỄN HUY THIỆP đã viết Tướng Về Hưu như thế nào?

Lê Quý Đôn từng nói: “Văn chương có đạo thì thịnh, không như thế thì suy”. Văn học hướng về sự sống, “mang khuynh hướng lý tưởng và khuynh hướng duy tâm” (di chúc văn chương của Alfred Nobel) chứ không phải là văn chương vô thần, cổ vũ hoặc ngụy biện cho tinh thần thực dụng, bạo lực, cho chiến tranh, cho khủng bố (dù với tính chất gì đi nữa). Trong mối tương quan với các truyện khác, "Tướng về hưu" chưa phải là truyện “đổi mới” triệt để. Truyện vẫn còn có sự rào đón trước sau trong câu chuyện của “người kể chuyện”. “Đổi mới” dứt khoát phải là truyện "Không có vua", sau đó là "Con gái thủy thần", "Những người thợ xẻ", bộ ba truyện giả lịch sử "Kiếm sắc", "Vàng lửa", "Phẩm tiết" (thực chất bộ ba truyện này là truyện bịa đặt lịch sử. Lịch sử nào cũng bịa đặt, cũng “dường như”. Alexandre Dumas nói: “Lịch sử là chỉ là cái đinh để tôi treo lên đó trí tưởng tượng của mình”. Lịch sử nào thật ra cũng được dựng lên nhằm mục

Chút lửa tình trao kẻ hậu sinh
Chút lửa tình trao kẻ hậu sinh

Từ năm 2009, Trần Văn Khê bị thần kinh tọa tái phát và còn mắc thêm bao nhiêu chứng bệnh khác như tiểu đường, gan nhiễm mỡ… Trần Văn Khê thổ lộ: “ Khi ngủ, tôi tìm được tư thế nằm cách nào cho bớt đau thì sẽ nằm theo tư thế đó và tự nhủ không quá lo lắng về bệnh tật. Mỗi ngày, từ 8g đến 23g, tôi uống tổng cộng 12 lần thuốc, cả thuốc tây lẫn thuốc bắc, chưa kể bấm huyệt, chườm muối nóng ở chân …”. Bí quyết để Trần Văn Khê chiến thắng bệnh tật là mỗi lần uống thuốc thì ông tự đọc thơ động viên mình: “ Thuốc này uống để hạ đường. Trợ tim nên thấy tình thương dạt dào. Uống vào mắt sáng như sao. Lưu thông huyết quản ai nào dám quên”. Kinh nghiệm ấy có từ thuở thanh niên, khi phải nằm viện phẫu thuật dạ dày thì Trần Văn Khê đọc thơ Lục Vân Tiên: “ Sông trong rửa ruột sạch trơn. Một câu danh lợi chi sờn lòng đây ”.

Facebook tác động gì đến văn chương?
Facebook tác động gì đến văn chương?

Về mặt lý thuyết, và cả trên thực tế nữa, việc công bố/ lưu hành tác phẩm văn chương trên facebook có nhiều ưu thế hơn so với xuất bản và báo chí “truyền thống”: Không phải chịu bất cứ sự kiểm duyệt nào (mỗi facebooker chính là một ông chủ báo, một ông chủ nhà xuất bản), nhanh hơn (có thể đăng tải lập tức sau khi tác phẩm hoàn tất, hoặc đăng tải ngay khi tác phẩm vẫn còn dang dở, nếu muốn), sự tương tác giữa người viết và người đọc cũng trực tiếp hơn, cụ thể hơn (thể hiện qua việc người đọc bấm like và viết bình luận trên chính trang facebook đó). Từ sự “lấn sân” này, cần ghi nhận thêm một tác động nữa của facebook tới trường văn học: nó đã và đang trở thành nguồn sản sinh một kiểu tác giả “mới”, một kiểu độc giả “mới”, một kiểu nhà phê bình “mới”, tồn tại có tính độc lập tương đối với kiểu tác giả, độc giả, nhà phê bình “truyền thống”.

HOÀI VŨ mấy lần thoát khỏi lưỡi hái tử thần ?
HOÀI VŨ mấy lần thoát khỏi lưỡi hái tử thần ?

Những người may mắn sống sót trở về từ chiến khu, sau 40 năm hoà bình, bây giờ kẻ trước người sau cũng đã lần lượt ra đi như các bạn văn: Viễn Phương, Diệp Minh Tuyền, Chim Trắng, Võ Trần Nhã, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức,… và cả Trần Bạch Đằng, vừa là đồng nghiệp vừa là cấp trên lãnh đạo trực tiếp của ông. Vì vậy, đối với thi sĩ Hoài Vũ được sống thượng thọ đến tuổi 80, chứng kiến bao nhiêu đổi thay của đất nước, trong đó có sự phát triển không ngừng của đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật, là điều ông hết sức vui mừng. Thi sĩ chân thành cho rằng, số mình may mắn, nhiều lần thoát chết trong gang tấc. Có lúc đang đi thì ông bị bom B.52 hất lấp, may có bụi le ngã gần ông kịp níu lại ngoi lên chứ không thì đã mất mạng. Lần khác ông bơi qua sông Bé, nước chảy mạnh làm đứt dây mây, ông chới với trôi giữa dòng nước dữ lồng lộn, nhưng may tấp vào… một gốc cây to nên lại thoát khỏi tử thần!

Giá trị của ngôn từ ngọt ngào
Giá trị của ngôn từ ngọt ngào

Tuần trước, tôi đọc một bài báo trên tờ tạp chí dành cho phụ nữ, nội dung tư vấn cho các cặp đôi cách hâm nóng và duy trì tình yêu, trong đó có khuyến cáo mỗi cặp vợ chồng nên nói chuyện với nhau tối thiểu mỗi tuần 20 phút. Nghĩa là mỗi ngày chỉ yêu cầu đối thoại được 3 phút đã là tốt lắm. Nghĩa là số lượng những cặp vợ chồng nói chuyện với nhau trung bình mỗi ngày chưa đủ 3 phút là rất nhiều. Đời sống gia đình hạnh phúc dễ được ngụy trang bề ngoài bằng sự bằng phẳng không cãi cọ, sự nhất trí đồng lòng, những món quà tặng, những lễ kỷ niệm, những buổi gia đình đầm ấm đi nghỉ dưỡng, xem phim, ăn nhà hàng… song không thể che đậy ở một resort trên bãi biển, nơi lặng yên thiên đường của hai người có thể chỉ dành cả ngày để ngắm nhìn nhau hoặc những câu chuyện dài bất tận, nhưng sẽ là tra tấn đối với hai kẻ không còn chuyện gì để đối thoại và chia sẻ mà cứ phải đối mặt với nhau 24/24 giờ.

Làm báo ở địa ngục trần gian
Làm báo ở địa ngục trần gian

Những bài viết của báo chí trong tù Côn Đảo chủ yếu ký tên tắt. Thế nhưng, cũng có những bài chọn bút danh khá hóm hỉnh, chứng tỏ tinh thần lạc quan của những người theo đuổi sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ví dụ, phóng sự “Cuối năm” để bút danh Lè Phè, bài thơ “Liên hoan phòng 7” để bút danh… Cháo Gà. Hơn 40 năm đã trôi qua, bây giờ đọc lại những tờ báo của tù Côn Đảo, có không ít bài vẫn còn nguyên sức lay động. Ví dụ, ghi chép “Một buổi ở chuồng cọp” của ĐS có đoạn rất thú vị: “ Trật tự ơi! Cấp cứu phòng 59!”, tiếng kêu dứt thì có tiếng nạt nộ của trật tự: “Ói cơm, ói cá! Tụi bây đấu tranh đòi mở còng, chớ bệnh gì mà cấp cứu. Hễ đến giờ cơm là cấp cứu! Im đi, lát nữa ăn thịt heo là hết bệnh ngay!”. Chỉ mấy dòng ngắn ngủi mà đủ gợi lên bao nhiêu ý tứ để vừa tủm tỉm cười vừa trầm tư nghĩ!

DƯƠNG TRỌNG DẬT thảng thốt Cái Chết Của Con Thiên Nga
DƯƠNG TRỌNG DẬT thảng thốt Cái Chết Của Con Thiên Nga

Viết lại những câu chuyện vừa trải nghiệm về một mùa đại hội của Hội Nhà văn TPHCM, nhà thơ Dương Trọng Dật, suy tư: “Tôi kinh hoàng nghĩ về con ngựa bị bịt mắt chạy trên con đường độc đạo . Trong đầu tôi bất chợt hiện ra hình ảnh Thị Nở liếc nhanh xuống bụng và liếc nhìn cái lò gạch cũ bỏ không. Lần đầu tiên tôi bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ về những vấn đề trên và tự chất vấn mình. Có phải chúng ta quá say sưa với thành quả kinh tế mà bỏ quên ngôi nhà văn chương?  Liệu chúng ta có phải  sự vô trách nhiệm của chúng ta đã làm sụp đổ một thánh đường ? Hay chúng ta vừa là nạn nhân lại vừa là thủ phạm? Và phải làm gì để ngôi nhà chung này không trở thành  chiếu bạc đỏ đen mà những người tử tế không ai dám lui tới tới nữa?”

THU BỒN khúc đời thường cay mắt
THU BỒN khúc đời thường cay mắt

Thu Bồn là người rất nhạy cảm, nhưng cũng ít ai biết giấu nỗi đau một cách phi thường như anh. Anh từng cõng đứa con trai từ chiến trường ra bằng chiếc ba lô đục thủng hai lỗ để cậu con thò hai chân ra cho đỡ mỏi. Những năm tháng ấy, từng đoàn thanh niên xung phong, bộ đội cõng súng ống, đạn dược, thóc gạo, nhu yếu phẩm kìn kìn vượt dãy Trường Sơn cũng là lúc Thu Bồn cõng con từ mặt trận Tây Nguyên ra Bắc. Cậu bé Hà Thảo Nguyên con của Thu Bồn bị nhiễm độc ốm yếu là vậy đã sớm trên lưng bố vượt bao đèo dốc hai ngả Đông - Tây Trường Sơn ra Hà Nội chữa bệnh. Nhà thơ đi bất kể ngày đêm, vượt U Bò, Ba Rền, Long Đại, Sông Gianh, Linh Cảm, Thanh Hóa… Hẳn trong thời khắc ấy, anh đã có những tâm tư không dễ dãi bày.

ĐOÀN ĐẠI TRÍ nghề báo cũng cần cơ duyên
ĐOÀN ĐẠI TRÍ nghề báo cũng cần cơ duyên

Là người làm báo, tôi may mắn không chỉ gặp những chính khách đứng đầu nhà nước mà còn là cả những người nông dân nghèo khổ sau mùa vụ thất thu. Và có lẽ mình từng có một tuổi thơ đồng đất nghèo khó, tôi cũng luôn bị ám ảnh bởi những góc khuất trong cuộc đời, đặc biệt là những người nghèo khổ. Đó có thể là những phận người đâu đó ở vùng Tây Nguyên hoang dại Lâm Đồng, Đắc Nông hay vùng cát cháy Phan Rang Tháp Chàm mênh mang như thảo nguyên cùng những đàn gia súc rong ruổi trong nắng hạn. Rồi những phận người lênh đênh trong các thôn ấp dọc theo chiều dài biên giới Tây Nam hàng ngàn cây số, cho tới cả những mái nhà lúp xúp kênh rạch miền Tây phía thượng nguồn sông Hậu, sông Tiền mà mình đã đi qua. Tất cả, tất cả những vùng đất, con người, những ánh mắt nơi đó đều ám ảnh, thôi thúc tôi trong những trang viết của mình.

HOÀNG LINH tiếp tục Đi Trong Sương Mờ
HOÀNG LINH tiếp tục Đi Trong Sương Mờ

Sau khi giới thiệu một phần tự truyện “Đi trong sương mờ” của nhà báo Hoàng Linh, nhiều đồng nghiệp và bạn đọc đã tỏ ra tán thưởng, mong muốn được đọc tiếp. Vì cuốn sách chưa xuất bản, nên những trang viết vẫn được nhà báo Hoàng Linh lưu giữ và làm chủ sở hữu. Nhân ngày vui giới làm báo 21-6, chúng tôi muốn công bố thêm một phần nữa của tự truyện “Đi trong sương mờ”, và nhà báo Hoàng Linh đã đồng tình với thiện chí này. Xin cảm ơn nhà báo Hoàng Linh và hy vọng “Đi trong sương mờ” sẽ sớm được ấn hành, như một sự sẻ chia của một người cầm bút có số phận run rủi với những mảnh đời chìm nổi xung quanh mình!

LÊ TRUNG NGHĨA nhà báo của nông dân nghèo
LÊ TRUNG NGHĨA nhà báo của nông dân nghèo

Bà Lê Liễu Huê – em gái của nhà báo Lê Trung Nghĩa, kể: “Một hôm, khi anh tôi ở nhà báo về có đem cho tôi xem một bức thơ của một ông khách gửi đến hăm dọa anh tôi và nhà báo. Ông ấy buộc anh tôi phải ngưng ngay loạt bài điều tra, nếu không sẽ kiện anh tôi và nhà báo ra tòa. Sau đó một tuần nhằm ngày đưa ông Táo, anh tôi sắp sửa xuống nhà báo thì một ông khách bệ vệ, ngồi xe hơi đến nhà. Đó chính là ông đại điền chủ bị đăng báo và cũng là người gửi thơ hăm dọa... Nhưng khi ông ấy gặp anh tôi thì lại có cử chỉ lễ độ, tay bắt mặt mừng. Rồi ổng vỗ vai anh tôi tỏ ý hối hận vì lá thơ. Rồi ổng mở cặp da lấy ra một xấp giấy bạc một trăm, độ chừng 2.000 đồng, đưa anh tôi và năn nỉ ngưng lại bài điều tra. Số tiền khi ấy là cả một gia tài... Anh tôi nhếch mép cười đẩy tay đang cầm xấp bạc của ổng ra, rồi đứng dậy nói: “Xin ông cất nó vô cặp đi! Tôi vì lương tâm chớ không vì tiền bạc! Nếu ông bằng lòng để miếng đất của ông mới khẩn cho dân cày làm ruộng nuôi gia đình như họ đã làm từ mấy chục

Tết Đoan Ngọ, nhớ KHUẤT NGUYÊN
Tết Đoan Ngọ, nhớ KHUẤT NGUYÊN

Cả một triều đình bị điếc Tai Sở vương làm thối lưỡi ta rồi Sao chuột không khoét mắt ta đi ? Đời ngủ cả chỉ thức toàn mắt lá Ta đang nhìn thấy gì ? Vua tin dùng chó má Hoạn quan đi đầy đường Hiền nhân vào ngục đá

LÊ MINH ĐỨC kể chuyện báo in đang gian khó
LÊ MINH ĐỨC kể chuyện báo in đang gian khó

Nhà báo Lê Minh Đức – Phó Tổng Biên tập báo Nông Thôn Ngày Nay kiêm Chủ biên Làng Cười, tiết lộ: “Với hơn 800 tờ báo ở Việt Nam, nếu buông tay, chắc chắn có rất ít tờ báo sống được bằng tiền chi trả của người đọc và tiền quảng cáo của các doanh nghiệp do độ lan tỏa của tờ báo. Nhiều người không hề biết có những tờ báo mà sự tồn tại của nó chẳng theo một quy luật nào. Anh X là người cầm một tuần báo T. mà chủ quản đóng ở Hà nội. Trong tay anh có một vài phóng viên không được hưởng lương, chủ   yếu đi viết và xin quảng cáo. Gánh nặng lớn nhất của anh không phải là bán bao nhiêu tờ báo mà làm thế nào trả được tiền in, nếu dư thì coi như lãi.   Một hôm tôi đến tòa soạn gặp anh hỏi: Có báo mới chưa? Anh nhìn tôi ngại ngần trả lời: chịu khó đọc báo cũ đi, báo mới chưa ra…”

Nữ phóng viên đầu tiên của làng báo Sài Gòn
Nữ phóng viên đầu tiên của làng báo Sài Gòn

Giữa năm 1931, sau sáu tháng bị đình bản, có lẽ vì loạt bài viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và bài tố cáo ông phủ Lâm Thao Đỗ Kim Ngọc ăn hối lộ, Phụ Nữ Tân Văn tái bản và đẩy mạnh chủ trương đấu tranh cho nữ quyền, cổ vũ lớp trẻ rèn luyện chữ quốc ngữ. Nguyễn Thị Manh Manh xuất hiện trong thời kỳ này khi mới 17 tuổi. Có lẽ vì còn quá trẻ nên bà chỉ làm phóng viên bình thường, thỉnh thoảng viết một bài về nữ quyền. Sau đó, khi mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới bà bắt đầu nổi tiếng với những cuộc diễn thuyết, những bài viết về bình đẳng giới và thơ mới. Không chỉ ở Sài Gòn, bà còn đi diễn thuyết ở Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...

NGUYỄN CÔNG KHẾ tâm sự trước ngày 21-6
NGUYỄN CÔNG KHẾ tâm sự trước ngày 21-6

Quan điểm của nhà báo Nguyễn Công Khế - Nguyên Tổng Biên tập báo Thanh Niên: “Báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài những tin nóng và cần thiết đó cho xã hội và người đọc. Một là để đáp ứng thông tin của người đọc và phải đưa sớm, đưa đúng sự thật, đưa chính xác để có thể vừa thông tin vừa "đập" lại những tin tức bịa đặt, không đúng sự thật. Tôi nhớ có lần Chủ tịch nước Lê Đức Anh bị bệnh đột quỵ. Không có báo nào ở trong nước đưa tin. Đến nỗi, là Tổng biên tập một tờ báo như tôi sau khi nghe đài BBC đưa ngay vào sáng hôm sau, điện thoại hỏi một quan chức là một người bạn ở Bộ Văn hóa Thông tin có việc đó hay không thì cũng được trả lời "hình như là...". Nhưng điều rất không hay là sau khi đồng chí Chủ tịch nước hết bệnh thì báo chí ta lại đưa tin là lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến chúc mừng vị Chủ tịch nước hồi phục và hết bệnh. Biết bao nhiêu chuyện na ná như vậy trong đời sống báo chí chúng ta, thậm chí để cho những luồng thông tin nói bậy về nước mình, về xã hộ

Biên tập viên gây ra thảm họa xuất bản ?
Biên tập viên gây ra thảm họa xuất bản ?

Một thời, biên tập viên (BTV) mảng sách dịch của các NXB đều là những dịch giả, nhà thơ, nhà văn có tiếng như Thái Bá Tân, Bằng Việt, Quang Chiến… Sách phải qua 4 lần biên tập và nhờ các dịch giả tài năng, khâu biên tập cẩn trọng, NXB có lương tâm, trách nhiệm, các ấn phẩm ra đời đều được bạn đọc trân trọng. Còn hiện nay: “Chuyện người biên tập ở các NXB không biết ngoại ngữ, không có khả năng thẩm định bản dịch quá phổ biến” - ông Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, đồng thời là dịch giả với bút danh Ngân Xuyên - khẳng định

Ai có thể làm nghề biên tập sách ?
Ai có thể làm nghề biên tập sách ?

Không phải ai cũng biết được rằng mức lương trả cho vị trí BTV của các NXB vô cùng ít ỏi. Sự cay nghiệt của nghề này ở chỗ vị trí BTV chẳng khác nào chuyên viên nên yêu cầu về trình độ, kiến thức, ngoại ngữ thì rất cao nhưng lương cơ bản theo hệ số quy định chỉ có thế. Chẳng ai sống được với đôi ba triệu đồng mỗi tháng, mà mức thu nhập đó có thể sẽ là tương lai lâu dài, thậm chí mãi mãi nếu chấp nhận kiếp “sống mòn” làm BTV ở NXB như hiện nay. Nhưng ngay cả như thế, muốn được chấp nhận cũng không hề dễ dàng vì có rất nhiều người lớn tuổi hơn, nhiều năm kinh nghiệm hơn và vốn văn hóa, tri thức “đầy mình” hơn cũng đang ngồi ở đó, khó mà thế chỗ.

NHƯ BÌNH tìm được Bùa Yêu
NHƯ BÌNH tìm được Bùa Yêu

Với ba tập truyện ngắn cùng nhiều giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Văn nghệ, Báo Văn nghệ trẻ... Như Bình là một trong những hội viên Hội Nhà văn Việt Nam trẻ nhất những năm 2000. Văn của Như Bình chải chuốt như thơ, đẫm chất lãng mạn, mơ mộng nhưng ẩn chứa trong từng con chữ là những tâm trạng với sự góc cạnh nhiều bề…. “Bùa yêu” là tập hợp gần 30 truyện ngắn dữ dội và bứt phá về thân phận người phụ nữ "Giông biển", "Đêm vô thường", "Dòng sông một bờ”. “Bùa yêu” … là sự trở lại của chị sau 10 năm im lặng, chuyên tâm cho công việc làm báo tại Báo Công an nhân dân.

Đại hội Hội Nhà văn TPHCM: những gương mặt ấn tượng
Đại hội Hội Nhà văn TPHCM: những gương mặt ấn tượng

Đại hội Hội Nhà văn TPHCM khai mạc sáng nay tại Nhà khách T 78. Hơn 200 đại biểu đã về dự. Tay bắt mặt mừng đủ kiểu. Cũng có nhiều vấn đề tranh luận, trong hội trường nóng hừng hực nhưng ngoài hội trường cười ha hả. Nhà thơ Lê Quang Trang chính thức xin rút khỏi danh sách đề cử Ban chấp hành khóa tới. Hấp dẫn nhất vẫn là chuyện bầu bán. Dân chủ thực sự, ai muốn giới thiệu người nào vào hàng ngũ lãnh đạo mình thì cứ thoải mái lên tiếng. Vài nhân vật được đồng nghiệp tín nhiệm nhưng vẫn xin rút như Trương Chính Tâm, Nguyễn Bính Hồng Cầu, Trần Hoài Anh, Kim Quyên, Quang Chuyền, Bùi Nguyễn Trường Kiên…

Chuyện dông dài trước Đại hội nhà văn TPHCM
Chuyện dông dài trước Đại hội nhà văn TPHCM

Ngày mai, 16-6-2015, Đại hội Hội Nhà văn TPHCM nhiệm kỳ 2015-2020 sẽ khai mạc. Nhà văn Hoàng Đình Quang có bài ghi chép rất đáng để những ai quan tâm đến hội tham khảo: “Theo đúng nguyên tắc, mọi sự sẽ được Đại hội định đoạt, nhưng cũng không phải không có những chuyện người ta đã (và tìm cách) xếp đặt ở hậu trường. Tôi tự nhận thấy tôi là người “không liên kết”, nhưng có tham gia vào 1 số chuyện họp hành, mà thấy bứt rứt. Nói ra, hay không nói ra? Hội NV TPHCM là một Hội nhỏ, hội địa phương, không lớn và tập trung nhân tài như Hội nhà văn Trung ương (HNVVN). Tuy vậy, cũng có sự phức tạp của nó. Phức tạp về tổ chức, về đội ngũ và cả về nghĩa vụ, quyền lợi. Tôi đã tham dự tất cả các kỳ đại hội từ khi nó được thành lập năm 1981. Ngay kỳ đại hội đầu tiên (tập hợp người viết lại gọi à “hội viên sáng lập”) có một người đã khóc. Đó là nhà văn Sơn Nam, ông khóc vì sự đố kỵ, sự tố giác. Bây giờ thì cả người tố giác và nhà văn rơi lệ đều đã qua đời. Thử hỏi, có Hội nào mà có người phải rơi n

NGÔ KHẮC TÀI một lần Biển Cháy
NGÔ KHẮC TÀI một lần Biển Cháy

con ơi có nghe tiếng gọi biển mù mịt khói đất nước gặp những ngày buồn khói như khăn tang khói che mắt xóm làng đâu bóng thuyền ngư dân con băn khoăn, con ơi khói không che mờ chân lý

Hội nhà văn TPHCM sẽ khởi sắc, nếu LÊ QUANG TRANG ra đi?
Hội nhà văn TPHCM sẽ khởi sắc, nếu LÊ QUANG TRANG ra đi?

Đại hội Hội nhà văn TPHCM được ấn định diễn ra hai ngày 16-17.6.2015. Một nhiệm kỳ 5 năm đã trôi qua, hay dở tùy cách nhìn của mỗi hội viên. Thế nhưng, có hai sự kiện không thể không nhắc đến. Thứ nhất,đ ầ u nhiệm kỳ, trang web của Hội được thành lập và hoạt động. Thứ hai, cuối nhiệm kỳ, Ban thường vụ Hội phát huy tinh thần dân chủ bằng cách dùng con dấu của Hội để… tranh luận với một hội viên. Tại sao một thành phố năng động nhất nước, nơi phát khởi những trào lưu văn học lôi cuốn nhất nước, lại có một Hội nhà văn càng ngày càng khiến giới cầm bút ngao ngán ?

ĐOÀN THỊ TẢO tình riêng bỏ chợ
ĐOÀN THỊ TẢO tình riêng bỏ chợ

Đoàn Thị Tảo cứ lặng lẽ sống và viết bên cạnh người chị gái Đoàn Lê đã dư thừa sự nổi tiếng và cả những nỗi đắng cay trong cuộc đời. Hiện nay, Đoàn Thị Tảo đã in ba tập thơ có tên: "Lá rụng". "Lỡ", "Thu biển" và một tập truyện mang nhiều nỗi niềm tự sự là "Chín người mười làng". Chị cũng không ngại ngần khi nói ra sự thật của thơ: " Thơ tôi/ Bán: chẳng ai mua/ Cho: phiền người nhận/ Cất ráo vào lòng/ Thi thoảng/ Ngày - Rỡ tung ra hong/ Đêm- ủ men say mèm/ Một mình ngất ngư tới sáng... "... Thế nhưng, thơ như một thứ bùa mê, đã vận vào người khó lòng gỡ ra cho nổi. Làm thơ từ thuở tóc thề chấm vai (Bài thơ "Cho một ngày sinh" tặng chị gái, Đoàn Thị Tảo làm từ năm 18 tuổi), bây giờ tóc bạc da mồi, đi qua nhiều cung bậc buồn vui sầu khổ... chị vẫn chưa nguôi nỗi niềm tha thiết với thơ. Tuy nhiên đến nay, Đoàn Thị Tảo vẫn được mọi người nhớ đến và yêu mến nhiều nhất qua bài thơ "Cho một ngày sinh" viết tặng người ch

Sự tha hóa của thứ chẳng mất tiền mua
Sự tha hóa của thứ chẳng mất tiền mua

Theo các nhà nghiên cứu hội họa, trong các bức tranh của người Việt thời trung đại, mỗi yếu tố chỉ có quan hệ với yếu tố liền kề bên cạnh, chứ không có quan hệ với toàn bộ bức tranh. Con người ở đây trong các mối quan hệ xã hội cũng vậy. Hành động và lời nói thường được tổ chức để đối phó với các đối tác có quan hệ gần gũi mà không chú ý tới toàn bộ cộng đồng. “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu ca dao đó thuộc loại những câu “vỡ lòng” mà mỗi gia đình thường dạy con cái mình. Thành ngữ còn ghi: nói ngọt như mía lùi, nói kiến trong lỗ bò ra ...ý khuyên khi giao thiệp cần chọn những lời lẽ tốt đẹp...

HOÀNG LINH đi trong sương mờ
HOÀNG LINH đi trong sương mờ

Có lần, tôi nửa đùa nửa thật với một vị lãnh đạo ngành an ninh: “Cứ thêm một nhà báo hay thêm một nhà văn bị bắt, thì tôi thêm một lần bị đẩy ra khỏi danh sách những người cầm bút có tên tuổi tại Việt Nam!”. Không ngoa chút nào, chỉ cần các anh chị Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Hoàng Khương, Lê Nguyễn Hương Trà… viết về những ngày tháng tăm tối của họ thì tôi chỉ có nước chạy theo xách dép. Dù bất đắc dĩ, nhưng trải nghiệm mất tự do luôn vượt xa tưởng tượng của bất kỳ ai! Trong vụ án Năm Cam từng có ba nhà báo phải chịu lao tù: Trần Mai Hạnh, Quang Thắng và Hoàng Linh. Tôi thân thiết Trần Mai Hạnh nhất, vì nhà thơ Bùi Kim Anh- vợ của anh luôn đối đãi với tôi như một đứa em trong nhà. Lần nào có dịp ra Hà Nội, tôi đều tranh thủ đến thăm anh chị. Và bao giờ khi từ biệt, tôi cũng chân thành nói với nhà báo Trần Mai Hạnh: “Em luôn chờ đợi hồi ký của anh!”.  Nhà báo Quang Thắng trước kia làm báo Công An TPHCM, từ ngày được quay về đời thường thì dường như chả hứng thú gì với chữ ngh

Giáo sư - Viện sĩ VŨ ĐÌNH HUY tiếp tục tìm kiếm công lý cho con gái bất hạnh
Giáo sư - Viện sĩ VŨ ĐÌNH HUY tiếp tục tìm kiếm công lý cho con gái bất hạnh

Các kết luận của Trung tâm Giám định Pháp Y TP HCM (25/08/2011 )  và của Viện Giám định Pháp Y tâm thần Trung ương - Phân viện phía Nam (10/11/2011), đối nghịch nhau 180 độ. Tại sao Công an TP HCM và  Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM lại phớt lờ kết luận của Trung tâm Giám định Pháp Y TP HCM, mà chỉ căn cứ vào đề nghị sai về y học và sai về pháp luật của Viện Giám định Pháp Y tâm thần Trung ương - Phân viện phía Nam, để ra “quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can Nguyễn Đăng Thành”(ngày 06/12/2011) và quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và bị can (ngày 5/12/2011)? Kể từ ngày hung thủ Nguyễn Đăng Thành được đưa đi chữa bệnh bắt buộc (06/12/2011)  đến nay (27/05/2015), đã là 03 năm 06 tháng (gần 1.300 ngày), mà bệnh tâm thần  của hung thủ Nguyễn Đăng Thành vẫn chưa ổn định hay sao?

Cách nào ngăn chặn sách ngôn tình?
Cách nào ngăn chặn sách ngôn tình?

Vì trước đó đã mặc định giá trị của dòng văn học linglei, nên các nhà xuất bản nước ta dễ dàng chấp nhận thể loại ngôn tình. Xét về nội dung, ngôn tình na ná giống tiểu thuyết ba xu vẫn xuất hiện ở các quầy cho thuê truyện ở thành thị lẫn nông thôn. Đó là những câu chuyện tình kết thúc có hậu, dù gặp trắc trở cách ngăn gì thì cuối cùng đôi lứa vẫn được sống bên nhau đến răng long đầu bạc. Thẳng thắn mà đánh giá, với phạm vi đề tài như vậy thì không có gì vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, quá trình cạnh tranh giữa các tác giả, nhiều thủ thuật tu từ nhằm thu hút độc giả được áp dụng triệt để, và cho ra những tên sách giật gân như “Không yêu thì biến”, “Công tử vô sỉ”, “Thiên thần sa ngã”, “Nghìn kế tương tư”, “Thịt thần tiên” hoặc “Cô vợ hồ ly ngốc nghếch”.

Văn học đổi mới, hay là sự thức tỉnh nửa vời của một lớp nhà văn?
Văn học đổi mới, hay là sự thức tỉnh nửa vời của một lớp nhà văn?

Tham luận của nhà phê bình Lại Nguyên Ân tại hội thảo "Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Thực trạng và triển vọng":  Hệ thống các hội đoàn văn học nghệ thuật trung ương và địa phương đang tự chứng tỏ là những định chế gắn với quá khứ nhiều hơn là hiện tại. Trong thời trước đổi mới, ở nước ta cũng như các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, các hội đoàn nghề nghiệp, trong đó có hội đoàn của các giới văn nghệ sĩ, đều được tổ chức thành một kiểu cơ quan tương đương cơ quan nhà nước, các nhân sự đứng đầu các hội đó được hưởng các quyền lợi như cán bộ trung, cao cấp. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển văn nghệ, biến sự tranh đua về tài năng thành những đấu đá về lợi ích giữa các quan chức.  Tình trạng đáng buồn là sau ba chục năm, hệ thống các hội đoàn văn học nghệ thuật hầu như vẫn giữ nguyên trạng như trước ngày diễn ra công cuộc đổi mới. Nó vẫn mang hai thuộc tính cố hữu: tính chất độc quyền, và tính chất nhà nước hóa. Mỗi ngành chỉ được phép có một hội,

Ai mua Thơ ở CƯỜNG QUỐC THƠ ?
Ai mua Thơ ở CƯỜNG QUỐC THƠ ?

Nỗi đời éo le, tập thơ đầu tay “Bài ca phía mặt trời” in năm mình 19 tuổi, hí hửng đem ký gửi vài nhà sách nhưng bao nhiêu năm trôi qua chả nghe ừ hử phản hồi một tiếng nào. Rút kinh nghiệm xương máu nhưng còn giàu trí tưởng bở, mấy tập thơ sau mình tự bỏ tiền in rồi trổ hết tài rao vặt trên mạng một cách rùm beng như quảng cáo keo dính chuột, vẫn không bán được mấy cuốn. Trừ hai tập “Trong bóng người xưa” và “Bản tường trình giấc mơ đi vắng” nhờ được giải thưởng, nên thu lại chút hiện kim xem như huề vốn. Tóm lại, thơ mình chủ yếu in để tặng, mà phải cố gắng in thật đẹp để “kính biếu” cho nó chạy! Đã là thơ, thì chủ yếu tặng người quen, chứ tặng người lạ thì ăn mắng bịt tai không kịp. Với 5 tập thơ đã in và đã tặng hết veo, xem ra mình có số người quen còn nhiều hơn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ấy chứ!