LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
VƯƠNG TÂM bay trong đèo mây
VƯƠNG TÂM bay trong đèo mây

Người xưa nói đèo Hải Vân là đèo mây, tạo nên một đường mây trắng bay suốt chiều dài 20 cây số. Vào những ngày hè thì mây dông, sấm sét kinh hoàng, cùng những tia chớp rạch xé bầu trời. Còn mùa đông u ám, mây phủ kín tầng tầng, lớp lớp mưa giăng khắp lối. Người xưa đã viết, ngọn núi này khí át sông Ngân, thế nuốt bờ biển, tầng đá trập trùng khó vịn, cây cối xum xuê rợp bóng, sóng vỗ ầm ầm như tiếng sấm vang trời, suối chảy rào rào như mưa từ lưng trời đổ xuống…

Gương soi ngược đội ngũ thơ chầu rìa bao cấp
Gương soi ngược đội ngũ thơ chầu rìa bao cấp

Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức không ngần ngại ca ngợi: "Người Pháp có phương ngôn “Mọi cái lên cao sẽ hội tụ” (tout ce qui monte converge). Bành Thanh Bần bằng đôi tay của mình đã chạm trần về tiền bạc, và từ đỉnh cao đó ông tự nhiên liên thông và có nhãn quan ngang bằng những vấn đề vĩ mô của quốc gia, dân tộc, chính thế mà thơ ông có một tầm cao chạm đỉnh. Ngọt ngào thay nghịch lý ở đời khi con rùa chạy vượt con thỏ. Những con thỏ tưởng mình nhanh nhẹn lắm, xuất phát từ tuổi trẻ, nhưng cứ loay hoay đi quanh hội hè, giải thưởng, rồi đem thơ nhạt đổi lấy tiền, lấy quyền, thì bị bỏ lại phía sau là thường. Sau lưng “lão rùa già” Bành Thanh Bần, có lẽ có đến 90% cầu thủ thỏ mang áo số quốc doanh đàng hoàng vẫn đang thì thụt chạy phía sau, hoặc cứ đợi chuyến xe vét may mắn cuối cùng sẽ vớt mình lên mà trên đó có sẵn biết bao tem phiếu".

NGUYỄN KHẢI kể chuyện Chúng Tôi Chăm Sóc Những Tài Năng
NGUYỄN KHẢI kể chuyện Chúng Tôi Chăm Sóc Những Tài Năng

Tài năng văn nghệ thì vẫn còn, còn nhiều. Chúng tôi đang đi tìm họ đây. Chắc chắn là sẽ có. Tôi đã được nghe xì xào những lời tán tụng đầu tiên rồi. Một tài thơ và một tài văn. Mà độc đáo lắm, trí tuệ lắm, hiện đại lắm. Những tài năng rất là hiện đại. Lại sẽ có bao nhiêu chuyện để mà bàn. Lại có bao nhiêu cớ để mà vui, mà giận, để so sánh và ghen tuông. Dẫu sao chúng tôi vẫn cứ là chúng tôi, không một mảy may thay đổi. Nếu chúng tôi không thấy cần thiết phải tự thay đổi, thì các tài năng đã đến, đang đến và sẽ đến phải thay đổi. Họ sẽ phải nhìn vào chúng tôi mà biến hoá. Cũng như... cũng như chúng tôi đã từng nhìn vào những kẻ đàn anh mà nhào lộn và biến hoá.

Căng thẳng biển Đông và tâm sự người lính già
Căng thẳng biển Đông và tâm sự người lính già

Thử hỏi có kẻ cướp nào xông vào nhà người ta rồi la lối đây là nhà tôi không? Và cũng thử hỏi có quốc gia nào như Việt Nam, người láng giềng cậy to cậy khỏe bỗng một ngày mang đồ đạc, gậy gộc, tàu bè đến nằm chình ình ngay trong sân nhà mình rồi la hét, rồi phá quấy, đâm cái này, chọc cái kia mà vì đại cuộc, vì những điều xa xôi , ta vẫn cố giữ hòa khí , vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt thay vì theo lệ thường xưa nay, một hành vi trắng trợn như thế ắt sẽ phải trả giá ngay. Một sự nhún nhường đáng thán phục. Một năng lực ôn hòa chỉ có ở một  dân tộc có  nền văn hóa vượt trội. Vậy mà, để biện minh cho hành động này, người lãnh đạo cao nhất của họ lại dám vỗ ngực xưng xưng: “Không, người Trung Quốc chúng tôi không có gien xâm lược”.

Từ góc sân... đến công dân toàn cầu
Từ góc sân... đến công dân toàn cầu

Nhà phê bình Đinh Quang Tốn khảng khái: “Tôi thách có nhà văn Việt Nam nào, dù sống ở đâu, ở Việt Nam hay các nước trên toàn cầu, viết bằng tiếng Anh mà lại trở thành đại văn hào đấy! Không có đâu. Đại văn hào chỉ có thể ra đời từ một người thấm đẫm văn hóa dân tộc và thấu hiểu văn hóa thế giới. Còn nếu chỉ làm công việc có liên quan đến nước này nước khác thì không thể gọi là công dân toàn cầu được! Và nếu họ viết văn thì làm gì có “văn chương toàn cầu” chung chung! Văn chương toàn cầu chính là văn chương của toàn nhân loại do những tinh hoa của tất cả các nền văn chương các dân tộc trên thế giới hợp thành. Đừng ảo tưởng, cứ văn chương viết bằng tiếng Anh thì có giá trị hơn văn chương viết bằng tiếng Việt hay ngôn ngữ của một dân tộc nào đó”.

LÊ MINH QUỐC sống để mà tin
LÊ MINH QUỐC sống để mà tin

Người ta sống để làm gì? Có bao câu trả lời khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Sai – đúng dễ nhận thấy nhưng nhiều khi cũng nảy sinh tranh cãi. Lê Minh Quốc thể hiện quan niệm ấy trong bài thơ “Sống để mà tin” của mình. Vạn vật trong cuộc đời này đều vận động, đổi thay theo quy luật của riêng mình như nắng - mưa, như đêm -  ngày… đều vội vàng, vội vã, đều trôi, đều hết nhanh đến nỗi nếu ta chưa kịp nói đã chia tay, đã quay về. Có một câu chuyện “ Cánh buồm đỏ thắm”  lãng mạn dành cho tuổi mới lớn của nhà văn Nga. Ở đó có một người con gái chờ đợi với một niềm tin tuyệt vời về tình yêu. Và có một Lê Minh Quốc cảm nhận “ em như một đức tin, chân trời còn xa lắm, nhưng tôi tin một cánh buồm đỏ thắm, lại quay về” .

Tin yêu Tổ Quốc giữa trùng khơi
Tin yêu Tổ Quốc giữa trùng khơi

Đỗ Nam Cao làm thơ từ những ngày đầu tình nguyện vượt Trường Sơn chiến đấu nhưng trong toàn bộ tập Thơ di cảo có lẽ đây là khổ thơ hiếm hoi của ông mang hơi hướng sử thi anh hùng ca! Ông buộc phải dùng đến nó, cũng như từng phải buộc cầm khẩu súng, "Dù căm ghét chiến tranh/ Anh vẫn thành người lính" (Thơ Hoàng Gia Cương) bởi sự trắng trợn xâm phạm bờ cõi Tổ quốc của "bọn đội mũ mãng thiên triều" ( thơ Lưu Trọng Lư) khiến cho bất kỳ người lương thiện nào cũng không thể giữ nổi sự bình thản. Trước cảnh tượng sóng lừng và những câu chuyện hy sinh cảm động của những người giữ đảo, mảnh đất biên cương trong tâm hồn nhà thơ chợt hiển hiện thành lồng ngực người chiến sĩ đang bảo vệ nó và sẵn sàng giáng trả bằng "dòng máu nóng hực ra" khi chủ quyền bị xúc phạm

Làng kèn nơi đất biển
Làng kèn nơi đất biển

Tôi hay tin ở Nam Định có tới 200 đội kèn tây. Trong đó có hàng chục đội kèn nữ, mà họ chỉ là những nông dân chân lấm tay bùn, và thường xuyên đi biểu diễn. Hơn nữa hàng năm, thành phố Nam Định còn tổ chức cuộc thi cho các đội kèn ở các làng xã về dự, với nhiều bản nhạc truyền thống. Thậm chí có chương trình biểu diễn tập thể hàng ngàn nghệ sĩ kèn với hàng chục loại kèn đồng khác nhau, tạo nên một khí thế hoành tráng, có một không hai trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Những hình ảnh đó thu hút tôi. Một hành trình được sắp đặt. Đến với làng kèn. Thế là tôi lên đường. Trong một ngày gió và mưa tầm tã…

Đảo Chìm phía biển Đông cuộn sóng
Đảo Chìm phía biển Đông cuộn sóng

Đầu tháng 5-2014, người dân Việt Nam đã bày tỏ thái độ bức xúc khi phía Trung Quốc ngang nhiên mang  giàn khoan nước sâu HD 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí  cùng nhiều tàu bảo vệ vào vùng lãnh hải nước ta. Nói về “Đảo chìm” những ngày biển Đông nổi sóng, để chúng ta nhắc nhau “đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên, giông bão chưa ngưng trong tâm hồn mỗi con người”

Không đăng cai ASIAD 18 - mới chỉ là khúc nhạc dạo đầu
Không đăng cai ASIAD 18 - mới chỉ là khúc nhạc dạo đầu

Nhà văn Tô Hoàng cảnh tỉnh: "Ngưng một ASIAD 2018 bỗng khiến chúng ta giật mình nhìn lại vô vàn dự án đã tiêu tiền “khủng” cùng rất nhiều những dự án đang hoặc sắp tiêu tiền “ khủng” khác, nhắm mắt làm ngơ trước những khó khăn đất nước đang phải gánh chịu, trước mức sống còn quá thấp của những địa phương vùng xa vùng sâu và trước gánh nặng vài ngàn tỷ chúng ta đang mắc nợ nước ngoài. Đặc biệt, dù có thể đã chậm muộn, chúng tôi vẫn muốn dư luận lưu tâm (như đã dành sự lưu tâm cho dự án ASIAD 2018) tới những dự án văn hóa “đình đám” (tạc tượng, xây cất đền miếu, tổ chức các lễ hội, quay những bộ phim hoành tráng) dành cho năm 2015 tới đây- năm có nhiều ngày kỷ niệm quan trọng".

Chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say
Chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say

Ga Hàng Cỏ một chiều mưa sao buồn đến thế. Đoàn tàu nặng nề chuyển bánh về phương Nam. Em đứng đó, nhỏ dần, mỏng tang, bất động như biểu tượng của một nỗi đợi chờ vô vọng trong chiến tranh. Anh nhoài người ra khoảng không, không vẫy, chỉ nhìn, lòng chắc mẩm rằng bằng hành vi cao thượng nhuốm chút màu hiệp sĩ trước nỗi khát thèm trong tình yêu như thế, anh sẽ hóa thánh trong lòng em và sẽ đủ sức giữ được em cho đến ngày trở về, nếu như còn có thể trở về. Thôi, ở lại đừng buồn và mạnh khoẻ, nghe em!