LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
NGUYỄN KHOA ĐIỀM và Đất nước những tháng năm thật buồn
NGUYỄN KHOA ĐIỀM và Đất nước những tháng năm thật buồn

Đất nước những năm thật buồn Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt...  ... Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má Không phải gạt vội vì xấu hổ Ngước mắt, tin yêu mọi người Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta Trong không gian đầy sợ hãi?

Văn Hóa Chợ trên Facebook
Văn Hóa Chợ trên Facebook

Được tự do bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ, giao lưu trong một cộng đồng nhất định, ở thế giới ảo này, người ta tha hồ nói xấu nhau, đăng tải hình ảnh vô tội vạ. Cái gì cũng có thể tìm thấy trên mạng xã hội: clip học sinh đánh nhau, giới trẻ ăn chơi thác loạn, quan điểm sống lệch lạc... Nguy hại hơn là những biến tướng của các trang cá nhân tự tạo, cổ xúy cho lối sống không lành mạnh, một hình thức “chào hàng” mua bán dâm trá hình hay lợi dụng mạng xã hội lập nên những hội nhóm phân biệt vùng miền, hội những người chống đối hay lên án một hiện tượng, sự kiện dưới góc nhìn phiến diện, thậm chí có những hội nhóm nhảm nhí, vô bổ…

PHÙNG VĂN KHAI đã tuyên bố gì trên Hợp Lưu ?
PHÙNG VĂN KHAI đã tuyên bố gì trên Hợp Lưu ?

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2013. Buổi sáng nay, vừa đi công tác các đơn vị Quân đội phía Bắc về thì bè bạn thông tin cho tôi, rằng tôi đã có một ý kiến trên trang báo mạng Hợp GiaoMarch 4, 2013 at 8:29 AM về Giải thưởng Hội Nhà văn, nhất là về hai nhà văn Nhật Tuấn và Nguyễn Thị Thu Huệ. Ý kiến này đã được một số báo mạng và blog cá nhân phát tán. (Xin không được nêu ra đây vì tôn trọng bạn đọc). Tôi đọc đi đọc lại và xin khẳng định đây không phải ý kiến của tôi mà là một sự mạo danh rất đáng xấu hổ. Tôi định chưa trả lời ngay nhưng vì có liên quan đến cơ quan Văn nghệ Quân đội, nơi tôi đang công tác nên thấy mình cần phải có ý kiến lại để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc tiếp theo.

Lặng lẽ Mẫu Đơn
Lặng lẽ Mẫu Đơn

Câu chuyện từ Canada của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng: “Một chàng trai người châu Âu lai Ấn Độ đã tặng gốc hoa cho tôi. Sadi bốn mươi tuổi nhưng còn độc thân, cao, gầy, mặt hơi xạm, có nhiều tàn nhang, móm nhưng có duyên, hay cười, vui tính. Một lần anh đến thăm tôi lúc còn ở Hamilton , khệ nệ mang theo một túi ni lông lớn, chứa đất với bụi cây.Tôi ngạc nhiên vì đang ở tầng thứ bảy một cao ốc, gần bờ hồ, lại một mình, lấy ai chăm sóc hoa cảnh. Sadi theo đạo Tin lành nhưng cũng tập thiền, là một tay đua thuyền buồm giỏi, từng sailing nhiều lần trong các cuộc tranh tài ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Anh bảo: anh sắp sang Nhật dự một chuyến đi thuyền buồm lớn, kéo dài nhiều ngày, với bạn bè, vượt qua các đảo nhỏ, tiến ra khơi xa Thái Bình Dương. Trước khi đi chuyến đi này anh muốn tặng tôi gốc mẫu đơn làm kỉ niệm…”

TÔ HOÀNG vịn theo câu hát mà đi...
TÔ HOÀNG vịn theo câu hát mà đi...

Cách đây cũng đã mươi, mười lăm năm, một lần về Mỹ Tho công tác, cặp vợ chồng nhạc sỹ Lư Nhất Vũ và Lê Giang rủ tôi tới dự một đêm biểu diễn của Đội văn nghệ Sở Văn hóa- Du lịch- Thể thao tỉnh Tiền Giang. Tình cờ trên sân khấu vang lên những lời ca khiến tôi sởn gai gà:  “ Người chiến sỹ ra đi vượt dốc, băng sông, xuyên rừng, lội suối ta cứ đi.. Ta ra đi dù chân không giầy mà đầu đội trời ta cứ đi.. Bao tang tóc đang trùm miền Nam yêu dấu, Trước mắt ta quân thù dày xéo, quê hương ta khổ đau… ”. Tôi càng xúc động hơn khi tiết mục này vừa chấm dứt, giữa những tràng vỗ tay nồng nhiệt, một người đàn ông cao gày đứng lên và đấy là lần đầu tiên tôi được gặp tác giả của bài ca “ Ta là chiến sỹ Giải phóng quân ”- nhạc sỹ Văn Lưu, người con đầy tự hào của mảnh đất Tiền Giang –quê hương của chiến công Ấp Bắc oai hùng.  

Tranh chấp bản quyền sách ảnh Tổ Quốc Nơi Đầu Sóng
Tranh chấp bản quyền sách ảnh Tổ Quốc Nơi Đầu Sóng

NXB Kim Đồng liên kết với nhóm tác giả (đại diện là KTS Đoàn Bắc) ấn hành sách ảnh Tổ quốc nơi đầu sóng dành cho bạn đọc thiếu niên, nhi đồng. Cuốn sách nằm trong dự án tuyên truyền về Trường Sa, Hoàng Sa phi lợi nhuận, với sự đồng ý của Tổng cục Chính trị QĐND và phê duyệt của Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân. Gần đây trên công luận xẩy ra vụ lùm xùm về bản quyền 5 tác phẩm nhiếp ảnh của tác giả Hoàng Chí Hùng in trong Tổ quốc nơi đầu sóng . Hoàng Chí Hùng tuyên bố sẽ khởi kiện vụ việc này ra tòa. Sự việc đáng tiếc này tại sao lại ồn ào như vậy?

Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng
Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng

Với nhà thơ Hoàng Việt Hằng, nghiệp viết gắn liền sở thích xê dịch. Cứ có cơ hội thì chị lập tức thoát khỏi phố phường chật chội hòng phiêu lãng tầm mắt và phiêu lãng tâm hồn qua những vùng đất, những số phận mà bản thân luôn khao khát được khám phá. Cuốn sách mới của Hoàng Việt Hằng vừa được NXB Phụ Nữ ấn hành có tên gọi “Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng” tuy định danh thể loại tạp văn nhưng lại mang màu sắc ký sự. Hầu hết 31 tạp văn trong “Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng” đều liên quan đến địa danh nào đó chứng tỏ bàn chân xuôi ngược của tác giả đầy cảm hứng nhàn du trước khi lắng lòng từng trang bản thảo...

LÊ VĂN THẢO dự đoán Đồng Tháp có thể phát triển văn chương
LÊ VĂN THẢO dự đoán Đồng Tháp có thể phát triển văn chương

Trong một cuộc hội thảo gần đây về văn học ĐBSCL, tôi có phát biểu: “Người ta thường chọn trung tâm văn chương ở những Cửu Long là Đồng Tháp Mười và Rừng U Minh. Xin cho tôi có cái nhìn khác. Theo tôi, trung tâm không phải là nơi ngồi viết và in sách, mà là nơi những chuyện kể được truyền tụng, ngôn ngữ được sản sinh. Là nơi đề tài cốt truyện được khai thác. Cuộc sống là ở đó, lời ăn tiếng nói là ở đó. Văn chương là ngôn ngữ, mà ngôn ngữ do người lao động làm ra. Chuyện kể sinh động là ở trên xe đò, tàu đò, xe trâu, cộ lúa. Ngôn ngữ hay ho là của người buôn gánh bán bưng, giữa những lồng gà vịt, heo con kêu eng éc”. Không một nền văn học nào phát triển được nếu thiếu nguồn văn học dân gian. “Hò Đồng Tháp”, hay đúng hơn là thơ ca dân gian Đồng Tháp, là một nguồn vô giá chúng ta may mắn có được.

Tác giả LÊ THANH KỲ đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2011-2013
Tác giả LÊ THANH KỲ đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 2011-2013

Cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam kéo dài từ cuối năm 2011 đã kết thúc vào dịp đầu năm 2013. Trong hành trình hai năm của cuộc thi, BBT của Tuần báo Văn nghệ đã nhận được hơn hai nghìn tác phẩm của các tác giả ở khắp mọi miền đất nước gửi đến tham dự. BBT đã biên tập và tuyển chọn, đưa in được 315 tác phẩm trên hai ấn phẩm Văn nghệ và Văn nghệ trẻ. Sau phiên họp cuối cùng của Ban chung khảo được tiến hành vào ngày 15-4-2013 vừa qua, kết quả cuộc thi đã được thống nhất. Tác giả Lê Thanh Kỳ đoạt giải nhất với chùm truyện ngắn “Bạn khách”, “Sợi dây” và “Mồng chín tháng Tám”

Thảm họa giám khảo truyền hình thực tế
Thảm họa giám khảo truyền hình thực tế

Bây giờ, cứ bật VTV3, cuối tuần nào các vị giám khảo cũng làm khán giả ngã ngửa vì những nhận xét mang tính… thảm họa của mình. VTV3 quá dễ dãi hay tại vì các giám khảo có vấn đề... Giám khảo vốn được mặc định là những người có uy tín, có kiến thức sâu rộng để cầm cân nảy mực trong các cuộc thi, nhằm tìm ra những tài năng mới. Chính vì thế mới có chuyện có rất nhiều ngôi sao lừng lẫy trên thị trường vẫn không được mời làm giám khảo. Nhưng chuyện đó đã qua. Bây giờ, cứ bật VTV3, cuối tuần nào các vị giám khảo cũng làm khán giả ngã ngửa vì những nhận xét mang tính… thảm họa của mình. VTV3 quá dễ dãi hay tại vì các giám khảo có vấn đề?

Chân dung cựu Tổng Biên tập báo Công An TPHCM
Chân dung cựu Tổng Biên tập báo Công An TPHCM

Báo Công an TP. HCM có một giai đoạn phát triển rực rỡ nhất, đó là thời kỳ Huỳnh Bá Thành làm Tổng biên tập (TBT), số lượng lên gần 1 triệu bản/tuần. Lúc đó Hà Phi Long làm Phó TBT phụ trách hành chính quản trị. Khi Huỳnh Bá Thành đột ngột mất do tai biến, Hà Phi Long lên làm quyền TBT rồi TBT., Báo CATP HCM vẫn trụ vững trong khi có nhiều dự đoán tờ báo sẽ chết. Và Hà Phi Long trở thành một “hiện tượng tổng biên tập” độc nhất vô nhị trong làng báo lúc bấy giờ do tính cách của anh, đến nỗi đã trở thành một huyền thoại, có hư, có thực và hư thực lẫn lộn, chỉ có người trong cuộc mới biết rõ.

Ai đem hàng trăm tỷ đồng của ngành cao su ném sang Campuchia ?
Ai đem hàng trăm tỷ đồng của ngành cao su ném sang Campuchia ?

Giải thích nguyên nhân cao su chết, báo cáo thanh tra nội bộ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN  và Cty Cao su  Phú Riềng cho biết, do Công ty cổ phần cao su Phú Riềng - Kratie trồng hầu hết trên rừng khộp nghèo dinh dưỡng, “trên đất dưới đá” và tính chất thoát nước cực kỳ kém. Ngoài ra, địa hình rừng khộp vốn lượn sóng nên khi có mưa sẽ tạo ra những dòng chảy mạnh làm gây ngập úng cục bộ khiến cho cây cao su “ngắc ngoải” và chết theo “cụm” hàng loạt. Còn theo đơn tố cáo của cán bộ công nhân PRK, do được nắm trong tay số tiền quá lớn nên ông TGĐ Công ty cổ phần cao su Phú Riềng – Kratie- Phan Hữu Nam mặc sức tự tung tự tác, quản lý lỏng lẻo, hợp đồng mua cây giống, phân bón trôi nổi không đảm bảo chất lượng...

NGÔ PHAN LƯU với lối viết độ không
NGÔ PHAN LƯU với lối viết độ không

Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy nhà văn Ngô Phan Lưu chọn hình thức nào để xác lập lối viết? Tôi không nói văn phong, vì văn phong tức là người sao thì văn vậy, là tâm tính bẩm sinh xuất phát từ hồn vía và thân thể, vấn đề ở đây là lối viết, tức có cả yếu tố tư tưởng, cái nhìn, suy tư và cả văn hóa nền, tức là ý thức xã hội và ý thức cá nhân được hòa trộn, điều này quyết định người viết có được xem là nhà văn hay không. Trường hợp nhà văn Ngô Phan Lưu, một trong những “cây gộc” nhà văn - nông dân của miền Trung vào những năm gần đây là lối viết trở về, ông đã xóa hết những ảnh hưởng Tây học với mong muốn có lối viết trơn, lối viết hồn cốt của minh triết Việt. Nói thêm: Trước khi làm nông dân rồi nhà văn, ông là sinh viên triết nhiều năm. Ngô Phan Lưu sinh năm 1946, hiện đang sống tại Phú Yên. Cho đến giờ này, ông đã xuất bản bốn tập truyện ngắn: Người không giăng câu Kiều, Cơm chiều, Xoa tay và cười, Con lươn chép miệng.

Cựu Tổng Giám đốc VTV trở thành tiểu thuyết gia
Cựu Tổng Giám đốc VTV trở thành tiểu thuyết gia

Ngôi nhà của ông nằm trên một con phố nhỏ yên tĩnh, nép đằng sau một con đường trung tâm của nhộn nhịp, ồn ào. Ông đón khách, và việc đầu tiên là giới thiệu với khách “thư phòng” của mình. Nơi đó có chiếc bàn làm việc giản dị, hàng ngày chỉ ông và sách bầu bạn, chuyện trò là chính. Từ lúc về hưu năm 2007 đến nay, căn phòng chỉ toàn sách này đã chứng kiến sự ra đời, ít nhất đến thời điểm hiện tại là 3 cuốn sách của riêng ông, trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết. Và câu chuyện hôm nay ông nói, cũng ít nhắc về cái phần đời làm báo rất đáng tự hào mà ông đã trải qua. Người viết cũng không nhìn thấy ông trong vai một vị lãnh đạo báo chí, nguyên Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt  Nam  đã nghỉ hưu. Mà nhìn thấy ông, trong hình ảnh một nhà văn với nhiều nỗi niềm thời cuộc đau đáu đang chờ được trút lên trang giấy...

Hoa anh đào Nhật ở thủ đô nước Mỹ
Hoa anh đào Nhật ở thủ đô nước Mỹ

Ghi chép của nhà thơ Vũ Quần Phương: “Tôi chắp nối những mầu thư tịch về anh đào Washington, được biết vào năm 1885, người đầu tiên đưa phương án trồng anh đào hoa (không phải anh đào quả) quanh sông Potomac là một phụ nữ, bà Eliza Scidmore. Mười một năm sau, 1906, một trăm cây anh đào được nhập về trồng thử.  Đến năm 1909, mới có đợt trồng đại trà 2000 cây với sự tham gia tích cực của người khởi xướng từ 24 năm trước, bà Scidmore. Và đến năm 1912, nước Nhật tặng nước Mỹ 3020 cây, trồng vào khu công viên trung tâm này. Đặc điểm anh đào trồng ở Phù Tang là hoa phải được soi mặt nước và thấp thoáng bên hoa phải có bóng dáng những ngôi đền chùa lẩn khuất. Kế thừa và cải biên, người Mỹ trồng anh đào quanh vịnh Tydal  và loang theo một đoạn sông Potomac . Thay cho kiến trúc đền chùa cổ kính là đài tưởng niệm Jefferson bề thế. Từ đấy nhìn ra thấy trọn vẹn vòng vịnh phủ kín hoa anh đào, người đi dưới hoa, đi bên hoa, đi trong bóng rợp của hoa”.

VƯƠNG TÂM đột kích vào bản gái đẹp Mường Luông
VƯƠNG TÂM đột kích vào bản gái đẹp Mường Luông

Thật tình cờ tôi hay tin Chiềng Luông nức tiếng nhiều gái đẹp, đúng lúc bị tại nạn xe máy. Khi tôi bị ngã, trên con đường từ Tân Sơn về, có người trêu tôi rằng, chắc vừa mò vào bản gái đẹp, say quá nên mới ngã quay ra chứ gì. Đúng là đường bằng mà vấp lạ chưa. Không vướng hòn đá nào. Không một cánh cây chắn ngang. Không một ồ gà, ở trứng nào. Thế mà lại ngã. Họ trêu tôi rằng, ngã vì ánh mắt của những cô gái Mường Chiềng Luông. Tôi cứ ngơ ngác, nghe mấy người trêu mà không hiểu gì, nhưng lại thấy hay hay, và nhận ra mình biết được một điều bí ẩn ở cái đất Tân Sơn này. Đó là một vùng nức tiếng gái đẹp nhất tỉnh Phú Thọ, có cái tên rất xưa là Chiềng Luông; một bản người Mường cổ, có con sông Bứa chảy quanh dịu dàng như suối tóc con gái.

TRỊNH CÔNG SƠN cõi hát thầm
TRỊNH CÔNG SƠN cõi hát thầm

Đặc điểm chung của 8 ca khúc trên danh nghĩa lần đầu tiên được cấp phép sau năm 1975, đó là khát khao dập tắt đạn bom để hướng đến ngày non sông yên vui. Trong “Cánh đồng hòa bình” rộn rã: “Lòng ta bừng như sông, là dòng dông nhắn tin hai miền. Giờ phục sinh trống chiêng khua vang rền. Rừng núi nghiêng mình, mừng việt Nam thoát ra cơn diệt vong”, còn trong “Đồng dao hòa bình” rạo rực: “Hai mươi năm ngục tù tối đen. Hôm nay nắng lạ lùng rọi ấm. Trên da vàng trên da thơm. Trên da em, trên da những người Việt chờ ngóng”.