LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
ĐOÀN NGỌC THU chỉ cần Vé Một Lượt
ĐOÀN NGỌC THU chỉ cần Vé Một Lượt

Thu làm thơ, như để đối thoại với ai đó, ai đó cũng có khi là chính mình. Những câu thơ viết ra thật dễ, nhưng lại khó, với những người không cùng trong cuộc. Một nỗi đau có lúc vỡ òa từ những câu thơ tưởng chừng bâng quơ, mà ngấm ngầm thất vọng. Một tình yêu lớn cũng có lúc là ngọn thác đen trào ngược. Hạnh phúc càng nhiều sự chịu đựng có thể càng to tát. Nhưng trên tất cả, vẫn là sự vun đắp cho đời sống, bằng niềm tin, bằng hoa lá, bằng sự dịu dàng khôn tả của tình mẫu tử, bằng những liên kết thương mến bạn bè.Thu từ lâu đã không còn là một cô bé làm thơ vì cảm xúc bồng bột, Thu là một người đàn bà thấu suốt cảnh ngộ và tự hiểu mọi điều. 

LÒ NGÂN SỦN người con của núi đã về với núi
LÒ NGÂN SỦN người con của núi đã về với núi

Thơ Lò Ngân Sủn ít vần điệu như cách nói dân dã của người miền núi, nhưng giàu hình ảnh và đầy triết lý. Chính vì thế mà thơ Lò Ngân Sủn có gương mặt rất riêng không lẫn với ai được. Tháng 10/1991, khi Hoàng Liên Sơn tách thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, Lò Ngân Sủn vận động tôi cùng anh lên Lào Cai, nhưng tôi không đi được, vì đã xin vợ con về Yên Bái rồi. Như vậy chỉ có một mình anh trong cơ quan thường trực Hội Văn nghệ lên Lào Cai lập Hội. Sau Lò Ngân Sủn trúng Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam , anh được điều về Hà Nội công tác, từ đó tôi thi thoảng mới gặp được anh. Kể từ khi anh bạo bệnh thì chưa lần nào gặp anh cả, mặc dù gặp bạn bè văn nghệ vẫn nhắc tới tên anh. Nay anh đã khuất núi, người “Con của núi” đã trở về với núi rừng...

1 USD và thương hiệu quốc gia
1 USD và thương hiệu quốc gia

Sòng phẳng mà nói, ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi vòng lẩn quẩn được đúc kết thành 8 chữ trớ trêu “sản phẩm nghèo nàn, dịch vụ yếu kém”. Con số khách quốc tế đã đến Việt Nam và quay trở lại, vẫn nằm ở mức rất thấp. Để cạnh tranh với các thị trường du lịch trong khu vực, Việt Nam phải lấy tiêu chí thân thiện làm nền tảng. Một chủ nhà áp dụng sáng kiến móc túi khách viếng thăm một cách vô cớ và phi lý, cũng được gọi là thân thiện chăng? Với cái hóa đơn cộng thêm 1 USD, những đơn vị khách sạn và những công ty lữ hành sẽ phải giải thích thế nào với khách quốc tế? Trả lời, do chúng tôi đang túng thiếu ư, do chúng tôi đang khó khăn ư? Chẳng đặng đừng, khách quốc tế sẽ trả 1 USD cho mỗi đêm lưu lại Việt Nam, nhưng sự niềm nở trên đôi môi họ sẽ biến mất và thay thế bằng sự hoài nghi trên ánh mắt kinh ngạc!

Lạ lùng CHÂU ĐỐC
Lạ lùng CHÂU ĐỐC

Tôi cứ ước, một ngày nào đó sẽ ngồi trên xe lôi lang thang ngắm những con phố nhỏ chạy dọc sông Hậu hiền hòa. Có lần tôi mơ mình lạc vào xóm người Chăm trên bến phà Châu Giang, trong thành phố Châu Đốc. Những cô gái có đôi mắt to đen huyền đi rất chậm, cùng  tà áo lụa bay phơ phất theo chiều gió. Tôi sững sờ vấp chính chân mình, rồi tỉnh dậy. Tiếc ngẩn ngơ. Thế rồi, đúng vào mùa nước nổi năm nay, tôi quyết theo mọi người đi lễ Bà Chúa Sứ. Vậy là Châu Đốc đã ở bên tôi…

Không gian cho đờn ca tài tử
Không gian cho đờn ca tài tử

Ứng xử với đờn ca tài tử ở vị trí Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sẽ ít nhiều mang tính thách thức phía trước cho người Việt Nam . Trong xu hướng hội nhập, diện mạo văn hóa đang bị tác động bởi trào lưu thứ gì cũng vươn tới… hoành tráng! Xin nhớ cho rằng, với đặc trưng thể loại, đờn ca tài tử không thể mang lên sân khấu lớn phô diễn áo đỏ váy xanh như một bản báo cáo thành tích. Muốn gìn giữ đờn ca tài tử, hãy để nó tồn tại theo lối sống mộc mạc và phóng khoáng của nông dân Nam bộ. Vẻ đẹp đờn ca tài tử không hề cao xa và lạ lẫm, cứ hình dung thật giản dị: một buổi chiều chạng vạng trên dòng kênh lặng lẽ, người chồng dùng mái chèo gõ nhịp vào mạn xuồng ba lá và người vợ ca “Dạ cổ hoài lang”.

Tản mạn về những câu thơ của một nhân cách
Tản mạn về những câu thơ của một nhân cách

Đọc tập thơ “Đôi điều với con” của nhà thơ – nhà báo Dương Đức Quảng vừa xuất bản, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết: “Tôi quen biết ông đã lâu. Ông là một con người giản dị và chân thành. Từ ông luôn luôn mang lại cho chúng ta cảm giác của sự gần gũi và tin tưởng. Điều làm tôi rất kính trọng ông là sự im lặng của ông. Chính sự biết im lặng ấy đã cho ông những câu thơ, những bài thơ mà tôi có lúc đã giật mình. Ông im lặng nhưng lòng ông luôn luôn cuộn chảy bởi ký ức và những suy ngẫm có khi dằn vặt đau đớn. Hầu như mỗi bài thơ của ông là một câu hỏi về chính ông và về chúng ta. Câu hỏi về đạo làm người mà chúng ta phải trả lời một câu trả lời dài đúng bằng cuộc đời mình kể từ sinh cất tiếng khóc chào đời và khi rời bỏ thế gian này. Tôi không phải là một người lính, nhưng tôi đã cảm nhận, đã hình dung về một mảnh đất mà ông và đồng đội ông đã đi qua. Ở đó là gianh giới gữa sự sống và cái chết, ở đó là câu trả lời về nhân cách của những con người”.

Chuyện lạ về những gương mặt quen
Chuyện lạ về những gương mặt quen

Phạm Khải là người rất trọng chi tiết. Công tác tại một tờ báo của Lực lượng  Công an, anh cũng tỏ ra đặc biệt chú trọng tới những tình tiết có tính chất “thâm cung bí sử”. Viết về nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện, người từng làm thư ký cho Hồ Chủ tịch trong chuyến thăm Pháp năm 1946, Phạm Khải không quên “lưu ý” bạn đọc về một tình tiết mà anh khai thác từ cuốn nhật ký do ông Đỗ Đình Thiện ghi lại (bản gốc hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam): Đó là vụ tai nạn xe hơi xảy ra vào trưa ngày 17-7-1946 khi đoàn ta đang trên đường đi thăm Normandie, vụ tai nạn khiến cả 4 người trên xe (trong đó có ông Đỗ Đình Thiện) bị thương. Rất may, ít phút trước đó, do một sự tình cờ, Hồ Chủ tịch đã chuyển từ chiếc xe nói trên để sang xe của ông Sainteny - bấy giờ là đại diện Bộ trưởng Ngoại giao Pháp.

Ghé BẢO LỘC nghe tiếng gà gáy khan bên đồi
Ghé BẢO LỘC nghe tiếng gà gáy khan bên đồi

Lâu nay người ta nghĩ Bảo Lộc chỉ là nơi khách ghé ngang trên đường đi từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Cho dù thành phố Bảo Lộc đã vào tuổi 14, tươi sắc đỏm dáng, nhưng ai cũng chỉ chọn là điểm hẹn, để chờ, đợi rồi lại đi tiếp dọc con đường quốc lộ 20. Nhưng, trong một chuyến đi ngang qua lần này, tôi bỗng gặp một làn sương bay phả nhẹ lên vầng trán, một tà áo trắng rẽ vào phố vắng; một giai điệu “Ngày chủ nhật buồn…”, thế là tôi ở lại với Dam B’ri.

Nếu tình cờ cái đẹp xuống trên tay
Nếu tình cờ cái đẹp xuống trên tay

Patrick Lane là con trai thứ ba trong một gia đình năm anh chị em, tên khai sinh là Neil Patrick Lane , ở Nelson. Lớn lên sống với mẹ và không biết đến cha mình trong sáu năm đầu tiên. Từ năm mười tám tuổi, anh đã làm việc trong nhà máy xay và những công việc lao động phụ khác. Lập gia đình năm hai mươi tuổi, kết bạn thân với các nhà văn cùng thời như Al Purdy, Margaret Atwood, Dennis Lee, Lorna Crozier, John Newlove. Năm 1978 được giải thưởng Governor General về tuyển tập “New And Selected Poems”. Năm 1978 Lane gặp Lorna lần nữa và họ yêu nhau. Họ quyết định chấm dứt hôn nhân của mỗi người và sống cùng nhau, đến năm 2001 thì chính thức thành vợ chồng. Năm 1991 cùng với Crosier rời đến đảo Vancouver Island , bắt đầu dạy học. Patrick Lane được cho uống rượu từ lúc còn rất nhỏ tuổi bởi người mẹ nghiện rượu, suốt đời về sau phải đấu tranh với tật nghiện rượu của mình.

Chìa khóa nào để hiểu BÙI GIÁNG ?
Chìa khóa nào để hiểu BÙI GIÁNG ?

Nhà văn Ngô Khắc Tài từ An Giang suy tư: “Cho đến nay khó thống kê các bài viết về thi sĩ Bùi Giáng. Qua các bài viết ấy riêng tôi đọc và nhận ra thường là những bài tán nhuyễn, cái gọi là chùm gởi ăn theo. Còn cái thật sự để hiểu để biết của mình là ở đâu? Cái thường gọi thật sự để hiểu biết Bùi Giáng một đặc sản của Việt Nam là ở đâu? Về cái hiểu chính xác là không biết gì hết. Cái hiểu khác với cái biết. Hiểu thường không nói vì nói  không ra lời… còn biết nhiều trước sau cũng trở thành bà tám nhiều chuyện. Xin mạng phép nói bừa (cô ngôn vọng chi – cô ngôn thính chi). Theo chỗ tôi biết bên Tàu có Tế Điên hòa thượng giống như Bùi Giáng bên ta – sống, ăn, nói bạt mạng, tu mà mê gái, ăn thịt chó. Cuối cùng khi chết Tế Điên để lại bài kệ mới biết ngài là ai…”

XUÂN QUỲNH trong ký ức con trai và người chồng đầu tiên
XUÂN QUỲNH trong ký ức con trai và người chồng đầu tiên

Thạc sĩ Lưu Tuấn Anh nói về người mẹ nổi tiếng: “Mỗi khi có gì sai mẹ luôn nhẹ nhàng nhắc nhở và khéo léo để gợi ý cho chúng tôi nên chúng tôi luôn thấy mình sai chỗ nào và tự sửa chữa để không bao giờ lặp lại lỗi lầm ấy nữa. Trẻ con cũng cần được tôn trọng và hỏi ý kiến, mẹ tôi luôn nghĩ như thế và bà thường dạy con những điều quan trọng ngay khi con còn bé tí và chưa chắc đã hiểu được những gì bà nói. Ví dụ, tôi vẫn nhớ, khi tôi mới chỉ là cậu bé 10 tuổi, mẹ tôi đã căn dặn: Cuộc sống của con người muốn có giá trị thì phải có niềm đam mê một thứ gì đó, phải có cảm hứng với cuộc sống, nếu không sẽ như một cái cây khô, vô hồn và buồn tẻ. Với linh cảm của một người mẹ và sự nhạy cảm của một nhà thơ, mẹ cũng có những suy nghĩ rất hợp thời. Khi tôi lớp 7, mẹ khuyên nên chịu khó học tiếng Anh, vì tiếng Anh mới là ngôn ngữ của thế giới. Đấy, ngay cả trong thời kỳ mà tiếng Pháp và tiếng Nga đang thịnh hành thì mẹ đã nghĩ ra việc cho con học tiếng Anh!”

ĐỖ HỒNG NGỌC và những câu hỏi về Thiền
ĐỖ HỒNG NGỌC và những câu hỏi về Thiền

Thời gian gần đây, thiền đang trở thành một trào lưu trong xã hội. Nhiều người tìm đến với phương pháp thiền dù còn khá mơ hồ về… thiền. Để giúp độc giả có cái nhìn cụ thể và khoa học về thiền, Nhà thơ – bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc vừa phát hành cuốn “Thiền và sức khỏe”. Theo bác sĩ Đỗ Ngọc Ngọc: “Ở góc độ người thầy thuốc, tôi quan tâm đến thứ thiền đơn giản mà hiệu quả trong giữ gìn sức khỏe, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đó là thứ thiền trong đời sống hằng ngày. Nó liên quan đến sức khỏe, đến khoa học y học, được nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi hiện nay. Nó đã mang lại những hiệu quả rất bất ngờ, chữa được nhiều căng thẳng (stress), lo âu, nhiều bệnh lý do hành vi lối sống gây ra mà thuốc men không thể chữa dứt. Thiền giới thiệu trong cuốn sách này là thiền “Quán niệm hơi thở”, nghĩa là quan sát, dõi theo và nhớ, nghĩ (niệm) về hơi thở vào, hơi thở ra của chính mình”