LÊ THIẾU NHƠN

LÊ THIẾU NHƠN LÊ THIẾU NHƠN
Thơ dịch và Dịch thơ
Thơ dịch và Dịch thơ

Khoảng mươi mười lăm năm trở lại đây, nhờ xã hội trở nên cởi mở hơn nên sự giao lưu về đời sống tinh thần được gia tăng, sách dịch ngày càng đa dạng, càng nhiều. Nhưng trong cảnh phát triển xô bồ của đời sống hôm nay, không ít loại sách dịch bị giảm chất lượng, đặc biệt là sách văn học và nhất là thơ. Dường như, nhà xuất bản nào cũng để lọt sách dịch không đạt chất lượng, rất nhiều khâu bị lỗi. Ngay cả những nơi từng có uy tín cao nhưng bây giờ nhìn kỹ vào chất lượng sách dịch được in ra vẫn thấy gợn không ít sạn. Hơn nữa, xã hội hiện nay cũng đã trở nên cởi mở và tinh tường hơn đối với các dịch phẩm, khiến ngay cả những dịch giả nổi tiếng nhất khi công bố tác phẩm của mình cũng phải thận trọng vì dễ bị đối mặt với những khen chê rất khác nhau...

NGUYỄN TÙNG LINH phía Biển Mùa Đông
NGUYỄN TÙNG LINH phía Biển Mùa Đông

Thơ Nguyễn Tùng Linh đã không ngừng mở rộng biên độ cảm xúc, vượt qua những “phên giậu” chật hẹp để hòa vào cõi nhân sinh rộng lớn. Vì nỗ lực theo hướng ấy nên thơ Nguyễn Tùng Linh thoát khỏi một định nghĩa hạn hẹp theo đề tài “Thơ công nhân”, “Thơ lao động sản xuất”. Trong   Biển mùa đông   độc giả vui mừng thấy Nguyễn Tùng Linh đã từ sông tiến ra biển cả mênh mông, đã từng đi trên con thuyền gỗ nay chễm chệ trên những con tàu sắt xông pha trên sóng nước đại dương bao la. Đó là một sự cởi mở của đời sống và thi ca của một nhân cách trưởng thành. Đó là sự mở rộng không gian nghệ thuật thơ và mở rộng tâm hồn nhà thơ. Đó là một nguồn cảm xúc lớn rất cần cho thi ca muôn thuở. Vì thế mà độc giả không nhận ra, không nhìn thấy sự “chưa đau đã kêu”, “chưa buồn đã than thở” trong thơ Nguyễn Tùng Linh. Ưu điểm này tạo cho giọng thơ Nguyễn Tùng Linh trẻ, khỏe, hào phóng và trung thực

Tầm vóc người Việt nhìn qua thế hệ Nhà Thơ Nhược Tiểu
Tầm vóc người Việt nhìn qua thế hệ Nhà Thơ Nhược Tiểu

Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức suy tư: Sang thế kỷ 21 rồi, Việt Nam vẫn đứng tốp cuối của thế giới, nghĩa là về văn minh chúng ta đội sổ. Trong khi đó dân số nước ta tiến đến con số trăm triệu, đang leo vào tốp mười của cường quốc thế giới về dân số. Dân số thì cường quốc, văn minh thì còi cọc nhỏ bé, chẳng phải là một nghịch lý đáng thẹn thùng ư? Hay là chúng ta vẫn cứ đem những trang sử ngày xưa hoặc cái đáng yêu ảo giác vơ vào của quê cha đất tổ ra để trang trải cho sự thiếu hụt nhục nhằn này? Cụ thể, dân tộc Việt đang đứng ở vị trí nào? Một dân tộc muốn có tầm vóc vĩ đại, thì trước hết dân tộc đó phải trưởng thành, tức là nó phải thoát khỏi địa vị ấu nhi để lớn lên. Hơn thế tầng lớp trí thức của dân tộc, cũng là đầu não phải lớn lên trước hết. 

Lãnh đạo cảm thấy Chưa Sướng
Lãnh đạo cảm thấy Chưa Sướng

Video clip ghi lại cuộc nói chuyện giữa Bí thư Thành ủy Đà Nẵng – Nguyễn Bá Thanh với hơn 4500 cán bộ các cấp của địa phương, sau khi đưa lên internet đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng khắp nơi. Cuộc nói chuyện diễn ra tại Cung thể thao Tiên Sơn và truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình, khiến người dân nơi đây nức lòng nức dạ. Tuy nhiên, từ lúc đoạn băng xuất hiện trên Youtube thì biên độ và sức ảnh hưởng của nó đã tạo nên một làn sóng dư luận mới. Có thể khẳng định, đây là lần đầu tiên một video clip về một buổi sinh hoạt chính trị lại thu hút hàng trăm ngàn lượt xem, không hề thua kém bất kỳ sản phẩm nào của ca sĩ ngôi sao hay danh hài lừng lẫy. 

NGUYỄN SỸ ĐẠI đọc thơ BÙI KIM ANH
NGUYỄN SỸ ĐẠI đọc thơ BÙI KIM ANH

“Đi tìm đi giấc mơ” (NXB Hội Nhà văn, 2012) là tập thơ thứ 9 của nhà thơ Bùi Kim Anh, kể từ sau tập đầu tiên “Viết cho mình” năm 1995. Ngỡ thơ chỉ là làm vui lúc “nông nhàn”thế mà cứ đeo đẳng mãi, nó trở thành duyên nghiệp hơn nghề giáo của cô giáo dạy Văn Trường THPT Hoàn Kiếm – Trần Phú Hà Nội. Với một người đàn bà phải chất trên đôi vai mỏng mảnh của mình trăm gánh lo toan, sức viết như vậy, tập nào cũng ghi dấu cái mới, quả đáng khâm phục! Trong tập này, chị tự giới thiệu về mình như thế này: “ Có một người đàn bà ngồi trước trang báo mạng / Tìm ngày xưa như chưa có ngày xưa"

LÊ VĂN NGĂN không bao giờ lớn tiếng
LÊ VĂN NGĂN không bao giờ lớn tiếng

Ở Bình Định, nhà thơ Lê Văn Ngăn hay tiếp các nhà văn từ các nơi trong ngoài nước về. Kỷ niệm xưa ùa về trên từng góc phố Quy Nhơn, nơi những con người này, già trẻ khác nhau, nhưng đều quen thuộc từng gốc cây trứng cá, mùi nước mía, bánh xèo và bao nhiêu sự ồn ào của một vùng đô thị đối mặt với chiến tranh từ trước 30/4/1975. Vượt lên trên những ồn ào, họ đã có những trang viết đầy bản sắc về Quy Nhơn. Một bữa, đã "tê tê" mấy chén, Lê Văn Ngăn bỗng nói với tôi: "Mình nhớ quãng đời gian khổ mà tươi đẹp, ấy chính là... thời tán gái, thời mà bài thơ "Sóng vẫn đập vào eo biển" được phát trên Đài Phát thanh Giải phóng". Và "eo biển" này đích thị là cái Eo Nín Thở (Quy Nhơn) hồi xưa chủ yếu rác, bây giờ được cải tạo lại đẹp rồi. Mỗi lần cùng anh em bè bạn ra nhậu, Lê Văn Ngăn hay gọi là đi "ăn biển"... Bây giờ thì ông đã ngấp nghé tuổi 70. 

HOÀNG VIỆT HẰNG xóa đi và không xóa
HOÀNG VIỆT HẰNG xóa đi và không xóa

Hoàng Việt Hằng chú trọng đưa chất sống vào thơ, hút nhụy sống   từ nhiều   miền quê đất nước và vươn ra bên ngoài biên giới hy vọng đem lại màu mỡ cho thơ. Cứ nhìn vào các địa danh sẽ rõ: Thác Bờ, Sông Mã, Sông Mực, Bến En, Đục Khê, Đảo Dấu, Mẫu Sơn, Mường Lát, Tủa Chùa, Mường Lay, Buôn Đôn, Ngọa Vân… rồi Nậm Khan, Kỉu Mai Lo (Lào), Ăng Ko Thom (Cămpuchia), Pattaya (Thái Lan)… Các bài thơ là những phác thảo gọn và gợi. Tác giả đi nhiều, như là chạy trốn nhưng không thể trốn được cô đơn. “Trong lòng tôi/   người đàn bà bán vải/ mỗi tháng một phiên/ bóng lẻ về”

Hương Thầm thấm sâu vào lồng ngực
Hương Thầm thấm sâu vào lồng ngực

Phan Thị Thanh Nhàn nổi tiếng với bài thơ “Hương thầm” do Vũ Hoàng phổ nhạc, đã hát đắm đuối khắp cả nước gần 20 năm qua. Một “Hương thầm” cũng đủ để một người phụ nữ làm thơ không quá day dứt hoặc tiếc nuối về bao nhiêu ngày tháng nhọc nhằn sáng tạo. Tuy nhiên, trong bài thơ “Hương thầm” có một câu thơ không được đưa vào bài hát (do cảm thụ chủ quan của nhạc sĩ, hoặc do giới hạn khúc thức của giai điệu) nhưng lại gói ghém ít nhiều vẻ đẹp của tác phẩm: “ Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực ”. Câu thơ này không chút gì rộn ràng, lại chuyển tải được mùi hoa bưởi lan tỏa suốt tác phẩm. Nếu không in tuyển tập, thì “Hương thầm” vẫn bay cùng tên tuổi Phan Thị Thanh Nhàn vào lòng công chúng. Thế nhưng, có tuyển tập thì “hương thơm ấy” có thêm cơ hội “thấm sâu vào lồng ngực” những ai quan tâm đến văn chương thực sự!

Lời cảm ơn của gia đình Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA
Lời cảm ơn của gia đình Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA

Cha của chúng tôi là cụ TRẦN LẪM, sinh năm 1920, đã mất ngày 3, an táng ngày 4-12-2012 tại nghĩa trang quê nhà, là làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, hưởng thọ 93 tuổi. Gia đình chúng tôi cảm ơn sâu sắc tới Đảng uỷ khối Cơ quan Trung ương; Đảng uỷ, Tổng Giấm đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Nguyên Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, các Hệ, các cơ quan chức năng, các đơn vị, các cơ quan thường trú trong nước của Đài; Cảm ơn Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, tỉnh Quảng Ninh, Cảm ơn UBND tỉnh Long An, Bộ Y Tế; Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, chi nhánh Long Biên, Cảm ơn Huyện uỷ, UBND huyện Nam Sách, cảm ơn Sở Nội vụ Hải Dương, Bảo tàng tỉnh Hải Dương, Bệnh viện đa khoa Hải Dương và Nam Sách; Cảm ơn Hội Nhà báo, Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN, Hội Nhà văn và các cơ quan cấp 2 của Hội, Chi hội Nhà văn VN tại Quảng Ninh và Hải Phòng,

INRASARA đặt câu hỏi: Cá nhân có thể làm gì ?
INRASARA đặt câu hỏi: Cá nhân có thể làm gì ?

Trong đời sống thường nhật, sự khôn ngoạn dạy chúng ta né tránh nhiều sự việc có thể giải quyết trong tầm tay. Thế nhưng, qua tính toán lợi hại hoặc bằng lối nghĩ đầy quán tính rằng: cá nhân không thể làm gì được, chúng ta chấp nhận chọn thái độ né tránh, hay - sao cũng được. Liên hệ qua ứng xử của các Ủy viên Hội đồng của Hội Nhà văn Việt Nam (ở đây tôi chỉ đề cập Hội đồng Thơ riêng rẻ). Qua Bảng Danh sách 300 ứng viên thơ đầy sơ lược do Hội Nhà văn cung cấp, thâm tâm chúng ta biết chắc mình đọc chưa tới một góc tư trong số tác giả ấy, chưa biết nhiều về hoạt động văn học của họ. Vậy mà chúng ta cứ lướt qua tên tuổi họ trong danh sách, và bỏ phiếu bình chọn người trong phạm vị hiểu biết đầy hạn chế của mình. Bỏ phiếu, đa phần dựa vào sự quen biết, xuất phát từ cảm tình và nhất là phó mặc cho cảm tính qua kí ức khá mơ hồ về các sáng tác của ứng viên kia, để quyết thuận hay không thuận. Ở đó, rất ít người có bằng chứng trong tay, để đủ thuyết phục các ý kiến phản biện, nếu có.  

HUỲNH DUY SIÊNG và tập thơ Hết Mùa Thu Chưa
HUỲNH DUY SIÊNG và tập thơ Hết Mùa Thu Chưa

Đến Phú Yên, hỏi thăm Huỳnh Duy Siêng, hầu như ai cũng biết “ông già mù làm thơ”. Bởi lẽ, chính vẻ đẹp tỏa ra từ số phận ông đôi khi như niềm an ủi cho những mảnh đời gieo neo và bẽ bàng khác. Dù trót gánh vác bất hạnh, Huỳnh Duy Siêng vẫn không nguôi mơ mộng từng khoảnh khắc ấm áp: “Em đến gần chờ nghe tôi hát/ Dòng sông nào trôi trong ca dao/ Những cánh rừng già đi vào cổ tích/ Như mấy ngọn đồi thần thoại trên cao”. Thơ Huỳnh Duy Siêng luôn phát huy thế mạnh thính giác của một người khiếm thị. Thơ ông thường diễn đạt bằng trạng thái “nghe”, nghe xa thiên hạ, nghe gần riêng tư. Huỳnh Duy Siêng nghe chật chột: “Nằm gác tay lên trán/ Nghe nỗi nhớ dài thêm/ Nghe lá chiều gió lật/ Man mác buồn trong tim” và nghe bộn bề: “Một chiều tha thiết giọng buồn/ Trăng suông ngọn sóng nước nguồn ra sông/ Tiếng chim nghiêng giữa tầng không/ Ta nghe trong gió mùa đông đã về”.